Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị ê răng cửa hàm dưới: Nguyên nhân và biện pháp xử lý hiệu quả

Bị ê răng cửa hàm dưới là bệnh lý về nha khoa phổ biến, thường gặp ở những người từ độ tuổi trưởng thành trở đi. Tình trạng này không chỉ mang lại cảm giác khó chịu khi ăn uống, mà còn gây nhiều vấn đề về răng miệng nếu không chữa trị dứt điểm sớm. Bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra cách xử lý thích hợp.

1. Nguyên nhân bị ê buốt răng cửa hàm dưới

Bị ê răng cửa hàm dưới xảy ra có thể là do các nguyên nhân như:

– Ăn nhiều thực phẩm có axit:

Những loại quả như bưởi, cam, mận, dứa,… có hàm lượng axit cao. Do đó, những người thường xuyên ăn những loại quả này sẽ làm răng bị mài mòn, dễ gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt răng cửa.

– Dùng chất làm trắng răng:

Hiện nay có nhiều người áp dụng các thủ thuật tẩy trắng răng tại nhà hoặc các loại kem đánh răng có chứa Peroxide. Đây là hoạt chất làm trắng răng nhanh chóng nhưng sẽ mài mòn men răng và gây cảm giác ê buốt răng.

– Đánh răng sai cách:

Chải quá mạnh, quá kỹ hoặc dùng bàn chải có đầu lông cứng cũng có thể làm tổn thương nướu và làm răng mài mòn nhiều. Qua đó làm cho răng nhạy cảm hơn với thực phẩm.

– Viêm nướu:

Nhiệm vụ chính của mô nướu là bảo vệ chân răng, giúp răng ổn định trên cung hàm. Nhưng phần nướu hoặc các mô mềm khi bị viêm nhiễm, sưng tấy gây chảy máu chân răng và tổn thương dây chằng hỗ trợ răng cửa.

Điều này khiến bề mặt răng tiếp xúc trực tiếp với những kích thích nóng lạnh, từ đó gây ê buốt răng cửa hàm dưới.

– Mảng bám, cao răng:

Mảng bám dễ hình thành nếu răng miệng không vệ sinh sạch sẽ. Lâu ngày tạo thành lớp vôi răng dày, các vi khuẩn gây bệnh cho răng miệng phát triển và làm suy yếu men răng nhanh chóng.

– Thói quen nghiến răng:

Việc nghiến răng sẽ làm cho 2 hàm răng cọ xát vào nhau liên tục. Những người có tật nghiến răng khi ngủ sẽ làm các đầu răng mài mòn nhanh chóng, gây cảm giác ê buốt đau nhức khó chịu.

– Răng sâu, sứt mẻ:

Nếu răng cửa bị vỡ, sứt mẻ do chấn thương hoặc vi khuẩn gây sâu răng thì tỷ lệ cao lớp men răng đã bị mất. Nhiều trường hợp sâu răng nặng còn khiến tủy răng bị lộ ra ngoài gây ê buốt kéo dài nếu không xử lý kịp thời.

Nguyên nhân bị ê buốt răng cửa hàm dưới

Nguyên nhân bị ê buốt răng cửa hàm dưới

2. Ê răng cửa hàm dưới gây ảnh hưởng gì

Thực tế, tình trạng ê răng cửa hàm dưới không gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh. Nhưng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và để tình trạng kéo dài sẽ gây ra khó chịu và một số tác động như sau:

– Ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống, nhiều người trở nên tự ti trong giao tiếp, cơn đau nhức còn gây mất tập trung trong công việc

– Ê buốt răng gây cảm giác ăn uống không còn ngon miệng. Thậm chí còn lười ăn, ngại nhai đồ ăn vì khi ăn nhai tình trạng ê buốt sẽ nặng hơn. Người bệnh ăn uống không đủ dinh dưỡng còn gây bệnh lý về tiêu hóa và dạ dày

– Cơn đau buốt thường xuất hiện vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mệt mỏi và ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng

– Tổn thương đến tủy răng và tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề răng miệng khác

– Khiến người bệnh có chế độ ăn kiêng khem, tránh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như: nước ép có vị chua, trái cây tươi

3. Biện pháp điều trị ê buốt răng cửa hàm dưới

Điều trị ê buốt răng cửa hàm dưới tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương của răng. Theo đó, bác sĩ sẽ ưu tiên biện pháp bảo tồn và không xâm lấn. Trong trường hợp cần thiết, sẽ xem xét các phương pháp xâm lấn.

Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng bị ê răng cửa hàm dưới bao gồm:

3.1. Biện pháp điều trị tại nhà

Tình trạng ê buốt răng cửa hàm dưới mới khởi phát, bạn chưa thể đến gặp bác sĩ ngay thì có thể áp dụng một số cách giảm ê buốt tạm thời như sau:

Súc miệng bằng nước muối:

Muối có tính sát khuẩn, chống viêm tốt nên thường được sử dụng súc miệng để ngăn ngừa răng ê buốt, loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm an toàn.

Cách thực hiện:

Hòa tan nửa thìa cà phê muối cùng nước ấm. Dùng nước muối loãng để súc miệng trong 5 – 10 phút rồi nhổ ra. Lặp lại cách này nhiều lần trong ngày sau khi đánh răng.

– Tinh dầu đinh hương:

Trong tinh dầu đinh hương chứa hoạt chất eugenol có khả năng giảm đau nhức và kháng khuẩn tự nhiên. Eugenol có trong tinh dầu đinh hương cao gấp 20 lần so với các thảo dược khác. Do đó, mẹo dân gian dùng đinh hương để trị ê buốt răng được áp dụng phổ biến hiện nay.

Cách thực hiện:

Trộn 2 – 3 giọt tinh dầu đinh hương với nửa thìa dầu ô liu. Thoa trực tiếp hỗn hợp lên răng cửa ê buốt 3 – 4 lần/tuần đến khi triệu chứng ê buốt thuyên giảm. Ngoài ra, có thể thấm tinh dầu đinh hương và dầu oliu vào miếng bông sạch rồi ngậm miếng bông vào vị trí bị ê buốt răng.

– Lá ổi non:

Hợp chất astringents trong lá ổi còn có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng viêm nhiễm, đau nhức của các bệnh lý răng miệng rất hiệu quả. Đây được xem là phương pháp chữa ê buốt răng cửa hàm dưới an toàn, có thể sử dụng cho cả mẹ bầu và trẻ nhỏ.

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá ổi non, cho vào xay hoặc giã nát với muối biển. Tiếp đó, cho nước lọc vào khuấy đều và lọc bỏ bã thu lấy nước để súc miệng hàng ngày. Thực hiện kiên trì sau 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả đánh bay cơn ê buốt răng bất ngờ. Bạn có thể bảo quản nước lá ổi trong ngăn mát tủ lạnh để dùng hàng ngày.

– Bổ sung canxi

Các vấn đề về răng miệng như tình trạng ê buốt răng cửa lại bắt nguồn từ việc thiếu canxi. Do đó, bạn có thể dùng các loại thực phẩm nhiều canxi như sữa, bơ hoặc là các loại rau xanh như bông cải xanh, quả hạnh nhân và các quả đậu khô.

Lá ổi non trị ê răng cửa

Lá ổi non trị ê răng cửa

3.2. Sử dụng thuốc

Trên thực tế chưa có loại thuốc đặc trị ê buốt răng cửa hàm dưới, chỉ có gel chống ê buốt tạm thời. Tuy nhiên khi dùng gel bôi có thể gây ra các kích ứng nhất định. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gel.

– Gel trị ê răng Vecni Fluor: vệ sinh tay sạch sẽ rồi dùng cọ quét chuyên dụng để bôi vào bề mặt răng ê buốt. Chờ dung dịch khô rồi súc miệng lại bằng nước ấm

– Gel bôi SensiKin: lấy một ít gel ra đầu ngón tay và bôi lên bề mặt răng bị ê buốt. Nên dùng từ 3 – 4 lần/ngày và mỗi lần bôi cách nhau 4 tiếng. Sau khi bôi gel 30 phút thì mới được ăn uống bình thường

Ngoài ra, với trường hợp bị ê buốt nặng gây đau nhức khó chịu có thể sử dụng một số nhóm thuốc theo chỉ định của bác sĩ:

– Thuốc giảm đau paracetamol, thuốc aspirin và những loại kháng sinh như doxycycline, amoxicillin, spiramycin,…

– Thuốc kháng sinh metronidazol và beta lactam có tác dụng giảm đau nhức tạm thời, kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa viêm lợi và diệt khuẩn

– Bổ sung vitamin C, vitamin A, nhóm vitamin B1, D3 và canxi giúp men răng được chắc khỏe và giảm ê buốt răng

Gel bôi SensiKin

Gel bôi SensiKin

3.3. Điều trị tại nha khoa

Tình trạng ê buốt răng cửa hàm dưới có thể được khắc phục với những biện pháp tại nha khoa sau đây:

– Cạo vôi răng:

Cạo vôi răng là kỹ thuật nha khoa được chỉ định ở hầu hết các trường hợp điều trị ê buốt răng. Lúc này, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cao răng bám ở trên bề mặt răng, làm sạch cả trên và dưới nướu. Riêng với trường hợp viêm nướu đã tiến triển thành viêm nha chu, bác sĩ phải kết hợp thêm các kỹ thuật nạo mủ, rạch áp xe răng, đánh bóng bề mặt răng và xử lý mặt gốc răng,… để điều trị dứt điểm ê buốt răng.

– Trám răng:

Trám răng là kỹ thuật lấp đầy vị trí bị sứt, mẻ hoặc lỗ sâu ở mức độ nhẹ bằng vật liệu chuyên dụng. Nhờ miếng trám mà răng có thể phục hồi lại hình dáng cũ và được bảo vệ khỏi những tác động từ bên ngoài. Quy trình thực hiện hoàn toàn không gây đau đớn và độ bền kéo dài khá lâu nếu được chăm sóc đúng cách.

– Bọc răng sứ:

Đây là phương pháp phổ biến hiện nay để phục hình và cải thiện tính thẩm mỹ cho răng. Mão răng sứ bao bọc ngoài răng có vai trò như lớp bảo vệ cho toàn bộ thân răng và phần tủy phía trong. Do hạn chế được kích thích từ bên ngoài nên đây là cách khắc phục ê răng cửa hàm dưới rất hiệu quả.

– Điều trị nội nha:

Điều trị nội nha được chỉ định cho răng bị sâu đã ảnh hưởng tới tủy. Để loại bỏ dứt điểm ê buốt răng hàm dưới, bác sĩ sẽ phải tiến hành loại bỏ hết phần tủy răng bằng các dụng cụ chuyên khoa. Cuối cùng, để bảo tồn răng thật, bạn sẽ được tư vấn bọc sứ cho răng vừa điều trị.

– Nhổ răng:

Nhổ răng là kỹ thuật được chỉ định cuối cùng khi răng ê buốt không thể điều trị được nữa. Đây chính là phương án để bạn không còn bị làm phiền bởi cơn đau nhức kéo dài nữa. Tuy nhiên, sau khi nhổ cần phải trồng lại răng mới để tránh bị tiêu xương hàm, gây nhiều hệ lụy về sau.

Bọc răng sứ trị ê buốt răng

Bọc răng sứ trị ê buốt răng

4. Cách phòng ngừa bị ê buốt răng cửa hàm dưới

Tình trạng ê buốt răng cửa có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Ngoài ra, đây cũng là triệu chứng của một số bệnh nha khoa.

Vì thế, bác sĩ khuyến khích mọi người nên chủ động chăm sóc răng miệng, phòng ngừa bệnh lý nha khoa. Dưới đây là một số lưu ý:

– Lựa chọn kem đánh răng và nước súc miệng an toàn. Tránh dùng sản phẩm không rõ xuất xứ, có chất tẩy mạnh làm ảnh hưởng đến men răng

– Kết hợp súc miệng bằng nước muối hàng ngày để làm sạch khoang miệng. Lưu ý không dùng nước muối đậm đặc để tránh bào mòn men răng gây ê buốt răng cửa khi ăn uống

– Chải răng với lực vừa phải, dùng chỉ nha khoa và tăm nước để loại bỏ mảng bám, tránh làm tổn thương nướu, viêm nhiễm gây ảnh hưởng tới đời sống

– Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin, khoáng chất và loại bỏ nhóm thực phẩm có chất kích thích

– Thăm khám nha khoa định kỳ, cạo vôi răng, điều trị bệnh lý ở giai đoạn mới khởi phát, loại bỏ nguy cơ biến chứng, giúp bạn có được hàm răng chắc khỏe hơn

Bị ê răng cửa hàm dưới gây nhiều phiền toái trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng tiến triển dai dẳng thường nặng dần theo thời gian. Lúc đó, bạn cần đến nha khoa để được thăm khám và điều trị sớm. Hơn nữa, chủ động thay đổi các thói quen xấu, chăm sóc răng miệng hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bị ê răng cửa hàm dưới
Các phương pháp trồng răng cửa hiệu quả cho hàm dưới

Các phương pháp trồng răng cửa hiệu quả cho hàm dưới

Phương pháp trồng răng cửa hàm dưới bao gồm 3 phương pháp là hàm giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant. Trong số này,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy