Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị sưng lợi hàm dưới: Nguyên nhân và cách điều trị

Bị sưng lợi hàm dưới là một trong những bệnh lý thường gặp ở răng hàm. Khi mô nướu sưng đau sẽ gây khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh. Vậy nguyên nhân gây sưng nướu răng hàm dưới là gì? Cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới sự sẽ giúp bạn có thêm thông tin chính xác.

1. Nguyên nhân gây sưng lợi ở hàm dưới

So với những vị trí khác ở cung hàm thì răng ở hàm dưới rất khó vệ sinh sạch sẽ nên dễ tích tụ thức ăn, mảng bám và cao răng. Tình trạng sưng nướu răng hàm dưới có thể do những nguyên nhân như: sâu răng hàm, răng khôn mọc lệch, viêm nướu – viêm nha chu, thiếu dinh dưỡng, mang thai.

1.1. Sâu răng hàm

Răng hàm có vị trí ở phía trong của hàm răng, bề mặt răng rộng và các rãnh nhỏ giúp nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Răng hàm cũng là khu vực có nguy cơ bị sâu răng cao bởi rất khó làm sạch và vệ sinh.

Vì thế, răng hàm bị sâu là nguyên nhân gây sưng nướu hàm dưới. Các vi khuẩn ở vùng răng sâu sẽ tấn công vào các mô nướu xung quanh dẫn đến tình trạng sưng nướu.

Sâu răng hàm gây sưng lợi hàm dưới

Sâu răng hàm gây sưng lợi hàm dưới

1.2. Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch cũng có thể khiến nướu răng bị sưng, trong đó phổ biến nhất là tình sưng nướu quanh răng khôn hàm dưới. Khi đó, phần nướu sẽ bị viêm đỏ và nhiều trường hợp còn có cảm giác đau nhức, khó ăn uống và mất ngủ.

Răng số 8 thường mọc ở giai đoạn trưởng thành, khi mà khung xương đã cố định với số răng gần như đầy đủ. Sự xuất hiện của răng khôn sẽ làm tổn thương nướu và kèm theo các cơn đau nhức.

Hơn nữa, nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm dễ chèn ép các răng bên cạnh gây viêm nhiễm. Thậm chí, một số trường hợp còn làm cho răng số 7 bên cạnh bị xô đẩy gây biến dạng hàm, dẫn tới mất răng.

1.3. Viêm nướu, viêm nha chu

Ngoài do mọc răng khôn thì sưng nướu răng còn xảy ra khi bị viêm nướu và viêm nha chu.

Vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám tích tụ thành vôi răng bám chắc. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, tiết độc tố làm nướu bị sưng, viêm, có thể kèm theo tình trạng mưng mủ.

Viêm nướu nếu không điều trị sớm sẽ chuyển thành viêm nha chu, phá hủy toàn bộ cấu trúc nâng đỡ răng (dây chằng, nướu, xương ổ răng) làm răng lung lay, gây mất răng.

1.4. Thiếu dinh dưỡng

Bạn có thể bị sưng lợi nếu thiếu vitamin, nhất là vitamin B và C. Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe của nướu răng. Nếu thiếu vitamin C có thể bị bệnh Scorbut. Ngoài bị sưng và chảy máu nướu, bệnh Scorbut còn có các dấu hiệu như:

– Dễ bị bầm tím khi tác động nhẹ

– Dễ buồn rầu và cáu kỉnh

– Đau chân nặng hoặc đau khớp

– Luôn cảm thấy mệt mỏi và rất yếu

– Có các đốm xanh, đỏ trên da, đặc biệt là ở cẳng chân

1.5. Mang thai

Trong giai đoạn thai kỳ, lượng hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi lớn, làm tăng lưu lượng máu tới niêm mạc miệng, nhất là vùng nướu. Quá trình này khiến nướu nhạy cảm, dễ bị kích thích và sưng to.

Ngoài ra, sự thay đổi của hormone và nuôi dưỡng thêm em bé trong bụng cũng khiến sức khỏe của mẹ bầu không ổn định. Qua đó làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể. Nếu không chăm sóc răng miệng tốt thì nguy cơ nướu bị sưng viêm là rất cao.

Khi mang thai dễ bị sưng lợi

Khi mang thai dễ bị sưng lợi

2. Dấu hiệu của sưng nướu hàm dưới

Nướu răng khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt và ôm khít quanh răng. Trong khi đó, nướu bị viêm sẽ có những dấu hiệu sau:

– Vùng nướu hàm dưới sưng húp, sờ vào có cảm giác mềm

– Dễ bị chảy máu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa

– Miệng có mùi hôi khó chịu kể cả khi đã đánh răng

– Nướu răng chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ sẫm, thậm chí là đỏ tím

– Quanh chân răng xuất hiện dịch mủ làm đau nhức, ê buốt

– Nhiều trường hợp còn đau rát họng, sốt cao khi sưng lợi

3. Sưng lợi hàm dưới có nguy hiểm không

Đối với tình trạng bị sưng lợi hàm dưới do thiếu hụt dinh dưỡng hay thói quen vệ sinh răng miệng thì sẽ không quá nguy hiểm. Bạn chỉ cần điều chỉnh thói quen lại cho phù hợp để tình trạng nhanh chóng thuyên giảm.

Tuy nhiên, nếu sưng lợi do mắc các vấn đề bệnh lý răng miệng khiến nướu răng sưng tấy thì tuyệt đối không được xem nhẹ. Không điều trị sớm sẽ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng và quá trình điều trị rất phức tạp, tốn kém.

Các bệnh răng miệng gây sưng lợi sẽ khiến chức năng ăn nhai suy giảm nghiêm trọng. Bạn sẽ không thể cắn xé, nhai thức ăn như trước. Về lâu dài dễ phát sinh các bệnh về tiêu hóa.

Hơn nữa, lợi sưng đau sẽ gây cản trở trong việc vệ sinh hàng ngày, dễ làm vi khuẩn tích tụ và gây mùi hôi khó chịu. Trường hợp bị sưng nướu do mọc răng khôn sẽ càng nguy hiểm. Bởi răng khôn dễ mọc lệch, mọc ngầm và gây ra nhiều biến chứng như: viêm lợi trùm, sâu răng, viêm tủy, xô lệch hàm, hỏng răng số 7 bên cạnh,…

Bị sưng lợi hàm dưới

Bị sưng lợi hàm dưới

4. Cách điều trị sưng nướu răng hàm dưới tại nhà

Nếu chưa có thời gian đến nha khoa, bạn có thể áp dụng những cách giảm sưng nướu hàm dưới tại nhà. Các biện pháp này giúp giảm tình trạng răng đau nhức, giảm sưng và cầm máu ở mô nướu tổn thương.

Các biện pháp giảm sưng nướu tại nhà như: súc miệng bằng nước muối, uống nước gừng ấm, dùng chanh và muối, chườm đá.

– Dùng nước muối:

Súc miệng bằng nước muối là cách giảm sưng nướu hiệu quả và tiết kiệm nhất. Ngoài ra còn đẩy nhanh quá trình phục hồi và phòng ngừa sâu răng.

Bạn hòa tan 1 thìa cà phê muối cùng 200ml nước ấm sau đó lấy súc miệng trong 30 giây. Cần thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần đến khi tình trạng sưng viêm giảm hẳn.

– Uống nước gừng ấm:

Gừng có tính sát khuẩn, chống viêm cao, giúp điều trị sưng lợi hàm dưới hiệu quả. Hoạt chất Gingerol và Zingerone trong gừng có thể ức chế prostaglandin – chất gây kích thích phản ứng viêm ở mô nướu.

Bạn chuẩn bị một củ gừng tươi cạo sạch vỏ rồi rửa kỹ với nước. Sau đó thái gừng thành từng lát mỏng, cho vào ấm đun sôi với nước. Mỗi ngày bạn dùng nước gừng 2 – 3 lần để giảm tình trạng đau nhức và sưng lợi.

– Sử dụng chanh và muối

Chanh chứa nhiều acid và vitamin C giúp kháng khuẩn, tiêu viêm nướu, giảm sưng lợi hàm dưới. Còn muối mang tính sát trùng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Sự kết hợp của hai nguyên liệu này sẽ giúp chữa sưng lợi hiệu quả. Bạn cần lấy nước cốt chanh pha thêm một ít muối. Sau đó dùng tăm bông để chấm hỗn hợp này vào vùng lợi bị sưng.

– Chườm đá

Chườm đá ở ngoài má sẽ hiệu quả với viêm lợi và mọc răng khôn. Bọc 1 túi đá vào chiếc khăn sạch, chườm lên má ngoài vùng lợi sưng trong khoảng 5 phút. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày đến khi nướu bớt sưng đau.

Uống nước gừng ấm giảm sưng lợi

Uống nước gừng ấm giảm sưng lợi

5. Điều trị sưng lợi hàm dưới tại nha khoa

Nếu bị sưng lợi hàm dưới không cải thiện theo thời gian, bạn nên đến phòng khám nha khoa. Sau khi chẩn đoán và xác định rõ nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như: cạo vôi răng, nhổ răng khôn, điều trị sâu răng.

5.1. Cạo vôi răng

Bị sưng lợi hàm dưới có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên theo thống kê cho thấy trường hợp do mảng bám cao răng chiếm tới 80% ca bệnh. Vì thế cách tốt nhất là bạn cần tới nha khoa để kiểm tra và thực hiện lấy cao răng.

Chỉ với khoảng 15 phút thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ được hoàn toàn cao răng bám trên nướu, chân răng hay bề mặt răng. Khi cao răng được làm sạch thì sưng lợi hàm dưới cũng giảm đi. Bạn chỉ cần uống 1 vài loại thuốc đặc trị thì các triệu chứng sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

5.2. Nhổ răng khôn

Nếu răng khôn đang mọc, đặc biệt là trường hợp răng khôn mọc lệch thì nhổ răng khôn là biện pháp điều trị triệt để nhất.

Sau khi chụp X-quang vị trí răng khôn để xác định khoảng cách an toàn đến dây thần kinh và răng số 7 bên cạnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ nhổ răng phù hợp. Quá trình nhổ răng khôn chỉ mất 15 – 20 phút.

Hiện nay với sự hỗ trợ của máy nhổ răng bằng sóng siêu âm thì cảm giác đau nhức cũng được giảm thiểu tối đa. Bởi máy chỉ tác động đến dây chằng để lấy răng ra khỏi mô nướu mà không xâm lấn, dùng lực nhiều.

Nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn

5.3. Điều trị sâu răng

Với trường hợp sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định hàn răng hoặc bọc sứ để phục hình thẩm mỹ và chức năng của răng.

Nếu sâu răng lan vào tủy, làm tủy bị viêm thì cần tiến hành mở tủy, làm sạch và tạo hình lại ống tủy. Sau đó bơm rửa sạch vùng nhiễm trùng, băng thuốc và cuối cùng là trám bít ống tủy.

Còn trường hợp răng bị sâu nặng, hư hại nghiêm trọng và không còn khả năng phục hồi thì bắt buộc phải nhổ răng để khắc phục tình trạng sưng lợi hàm dưới.

6. Thuốc trị sưng lợi hàm dưới

Để điều trị khi bị sưng lợi hàm dưới, tùy vào mức độ viêm sẽ có những loại thuốc phù hợp như thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc bôi.

– Thuốc kháng sinh Amoxicillin, Metronidazole:

Điều trị kháng sinh có công dụng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch chống viêm nhiễm, nhiễm trùng trong khoang miệng.

– Thuốc kháng viêm Ibuprofen, Axit meloxicam, Acid mefenamic, Diclophenac:  Thuốc kháng viêm giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm nướu răng.

– Thuốc bôi Metrogyl: Thuốc bôi trực tiếp vào vùng nướu bị viêm để giảm sưng tấy, đau nhức.

bị sưng lợi hàm dưới

Metrogyl giảm sưng tấy, đau nhức nướu

7. Hướng dẫn cách chăm sóc vùng nướu bị sưng

Chăm sóc vùng nướu bị sưng đúng cách sẽ giúp giảm nhanh cảm giác khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bạn cần chú ý chăm sóc theo hướng dẫn sau đây:

– Không dùng bàn chải có đầu lông cứng, không đánh răng quá mạnh

– Thay mới bàn chải sau 2 – 3 tháng hoặc khi thấy đầu lông bị xù nhiều

– Chọn các loại kem đánh răng cho răng nhạy cảm, chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc xoay tròn để tránh gây tổn thương cho vùng nướu

– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng thay vì tăm xỉa

– Không rượu bia, cà phê, hút thuốc lá. Không ăn các món quá nóng, lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm dai, cứng,… bởi chúng dễ gây ra các kích thích khiến tình trạng sưng viêm nặng nề hơn

– Nên ăn nhai các món mềm như súp, cháo, canh hầm,… để tránh cơ hàm hoạt động quá nhiều

– Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là các món giàu canxi, vitamin C, E,… để nuôi dưỡng nướu răng luôn khỏe mạnh

Bị sưng lợi hàm dưới có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng kéo dài sau 2 – 3 ngày thì bạn cần thăm khám và điều trị kịp thời tại cơ sở uy tín như Nha khoa Paris. Đừng quá chủ quan sẽ làm tình trạng nặng thêm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Nguyên nhân và cách điều trị sưng nướu răng trong cùng”

Hello Bacsi: “Sưng nướu răng: Biết rõ nguyên nhân, điều trị nhanh nhất”

Bác sĩ ơi: “Bị sưng lợi khi mọc răng khôn phải làm sao?”

Cleveland Clinic: “Swollen Gums: Symptoms, Causes & Treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bị sưng lợi hàm dưới
Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch có nguy hiểm không?

Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch có nguy hiểm không?

Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch là dấu hiệu viêm nhiễm của nướu khi bị vi khuẩn có hại tấn công. Người mắc phải sẽ thấy rất khó chịu

Ngày 01/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Sưng lợi do đâu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng lợi do đâu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng lợi không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy sưng lợi do đâu? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi

Ngày 14/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Sưng lợi răng cửa: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Sưng lợi răng cửa: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Tình trạng sưng lợi răng cửa gây đau nhức khó chịu, khiến việc ăn uống và công việc hàng ngày khó khăn hơn. Khi bạn gặp những biểu hiện

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
TOP 5 Cách trị sưng lợi răng hàm đơn giản & Hiệu quả nhất

TOP 5 Cách trị sưng lợi răng hàm đơn giản & Hiệu quả nhất

Sưng lợi răng hàm thường rất hay gặp gần khu vực răng khôn số 8 hàm dưới. Cao răng được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sưng mộng răng: nguyên nhân và cách điều trị

Sưng mộng răng: nguyên nhân và cách điều trị

Sưng mộng răng thực sự là nỗi “ám ảnh kinh hoàng” trong tất cả những vấn đề về răng miệng. Lúc này, bạn sẽ cảm giác vô cùng khó chịu và

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sưng lợi sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sưng lợi sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sưng lợi sau khi nhổ răng khôn là do quá trình thực hiện đã tác động vào vùng nước và xương ô răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công