Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tìm hiểu về nguyên nhân và tác hại khi bị rụng răng

Những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng rụng răng là tuổi tác, bệnh lý răng miệng, va đập mạnh và thói quen hút thuốc lá. Khi răng mất đi thì tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm dạ dày, viêm đại tràng…

1. Những nguyên nhân gây rụng răng phổ biến

Theo nhận định của bác sĩ Trần Kim Thành – bác sĩ tại Nha Khoa Paris chi nhánh Nguyễn Thái Học, hiện tượng rụng răng thường xảy ra do 4 nguyên nhân sau: tuổi tác, bệnh lý răng miệng, va đập mạnh và thói quen hút thuốc lá.

1.1. Rụng răng do tuổi tác

Khi về già, sức đề kháng kém hơn rất nhiều nên vi khuẩn dễ dàng tấn công vào cấu trúc răng. Ngoài ra, các cơ quan trong cơ thể cũng bắt đầu có dấu hiệu bị lão hóa, trong đó có răng.

Tuổi càng cao thì phần lợi, men, tủy, chân răng càng yếu dần đi và trở nên kém cứng chắc. Đồng thời, trong sinh hoạt ăn uống hằng ngày, việc nhai, nghiền thức ăn… tạo một lực cơ học lên hàm răng. Sau một khoảng thời gian, răng sẽ bị gãy, rụng hoặc bắt buộc phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, thời điểm răng bắt đầu rụng và số răng rụng khi về già của mỗi người là hoàn toàn khác nhau.

Những nguyên nhân gây rụng răng phổ biến là do tuổi già

Những nguyên nhân gây rụng răng phổ biến là do tuổi già

??? VIDEO Tại sao khi già đi răng lại rụng

1.2. Rụng răng do bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý như viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rụng răng. Những bệnh răng miệng không được điều trị kịp thời sẽ dần phá hủy các mô hỗ trợ như dây chằng, xương ổ răng… khiến cho răng mất đi sự neo giữ trong xương hàm. Tình trạng trên có thể làm cho răng lung lay và cuối cùng là mất răng.

Bệnh lý răng miệng là nguyên nhân gây rụng răng

Bệnh lý răng miệng là nguyên nhân gây rụng răng

??? VIDEO Viêm nha chu: Bệnh lý gây rụng răng hàng loạt ở người trẻ

1.3. Va đập mạnh

Tất cả những va đập mạnh trong quá trình chơi thể thao, tai nạn, xô xát, ăn nhai thực phẩm cứng… đều có thể làm cho bạn bị gãy răng, thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Bởi khi đó, xương ổ răng, dây chằng nha chu quanh răng đã bị tổn thương, khiến cho răng trở nên yếu hơn và không còn bám chắc vào trong xương hàm.

Mất răng do va đập mạnh

Mất răng do va đập mạnh

1.4. Thói quen hút thuốc lá

Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Quốc Huy – bác sĩ tại Nha Khoa Paris chi nhánh Thái Thịnh, những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ bị rụng răng vĩnh viễn cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Theo nghiên cứu của Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ, khói thuốc lá chứa tới 7.000 hóa chất, trong đó có các độc chất hại như nicotin, monoxyde carbon… Những chất trên ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng và là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng viêm quanh răng. Sau một thời gian dài, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng răng lung lay và mất răng vĩnh viễn.

Thói quen hút thuốc lá gây ra rụng răng

Thói quen hút thuốc lá gây ra rụng răng

2. Bị rụng răng có sao không

Khi răng bị gãy, rụng, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ như: mất tính thẩm mỹ, mất tự tin, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.

2.1. Mất thẩm mỹ, mất tự tin

Bất kỳ một chiếc răng nào trên cung hàm bị mất đi cũng đều ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của hàm răng. Đặc biệt là nhóm răng cửa bởi chúng bị lộ ra ngoài nhiều nhất khi nói chuyện hoặc cười.

Bên cạnh đó, nếu như không trồng răng bằng phương pháp cấy ghép Implant, xương hàm tại vị trí mất răng sẽ dần bị tiêu biến. Trong vòng 1 năm đầu tiên, xương hàm đã tiêu biến tới 25%. Tiêu xương khiến cho các răng trên cung hàm dẫn bị xô lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Chưa hết, cấu trúc gương mặt cũng trở nên mất cân đối, da nhăn nheo và hóp má nhẹ.

Mất răng là nguyên nhân khiến nhiều người trở nên rụt rè khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và làm tăng nguy cơ bị stress, trầm cảm…

Rụng răng gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin

Rụng răng gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin

2.2. Ảnh hưởng khả năng ăn nhai

Tất cả các răng trên cung hàm đều tham gia vào quá trình ăn nhai hàng ngày. Nếu răng cửa bị mất đi, khớp cắn của hai hàm sẽ xuất hiện lỗ hổng, không khít nhau và khiến cho bạn gặp trở ngại trong việc cắn, xé thức ăn.

Trong trường hợp gãy răng hàm, đặc biệt là răng cấm thì lực nhai sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Bởi đây là nhóm răng đóng vai trò chính trong việc ăn nhai. Bên cạnh đó, khi bị mất răng hàm, bạn sẽ có xu hướng nhai lệch sang một bên. Về lâu dài, khớp thái dương cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây đau nhức dai dẳng.

Rụng răng ảnh hưởng khả năng ăn nhai

Rụng răng ảnh hưởng khả năng ăn nhai

2.3. Tiềm ẩn bệnh lý cơ thể

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, khi một chiếc răng bị mất đi, chức năng ăn nhai bị suy giảm đi đáng kể. Thức ăn không được nghiền nát kỹ khiến cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên những bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…

Bên cạnh đó, những người bị mất răng thường ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ nhai trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng…

Rụng răng tiềm ẩn bệnh lý cơ thể

Rụng răng tiềm ẩn bệnh lý cơ thể

??? VIDEO Mất răng không trồng lại thì bị làm sao?

3. Răng rụng rồi có mọc lại không

Theo chia sẻ của các bác sĩ đầu ngành ở lĩnh vực nha khoa, trong trường hợp răng bị rụng là răng sữa thì sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Tuy nhiên, nếu như răng vĩnh viễn bị rụng thì không thể mọc lại nữa.

Để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai sau khi mất răng vĩnh viễn, bạn cần tới các cơ sở nha khoa để phục hình răng giả. Các bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám tình trạng răng miệng và tư vấn cho bạn giải pháp phù hợp nhất.

Răng rụng rồi có mọc lại không

Răng rụng rồi có mọc lại không

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY TỪ CHUYÊN GIA NHA KHOA

Đăng ký tư vấn
9.492 lượt đăng ký.

4. Cách khắc phục răng rụng hiệu quả nhất

Nếu như gãy răng nhưng vẫn còn lại chân, bạn có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với trường hợp răng rụng không còn chân, các bác sĩ sẽ khuyến cáo áp dụng kỹ thuật trồng răng Implant để đạt được hiệu quả tốt nhất.

4.1. Trường hợp gãy răng nhưng còn chân

Bọc răng sứ thẩm mỹ được xem là giải pháp hoàn hảo nhất với trường hợp gãy răng nhưng vẫn còn chân. Các bác sĩ sẽ mài bớt phần thân răng với tỉ lệ phù hợp. Sau đó, bác sĩ chụp mão sứ bên ngoài để cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.

Răng sứ được chế tác với hình dáng, màu sắc tương tự như răng thật nên có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, các dòng răng toàn sứ cao cấp có viền, đường vân răng giống với răng thật tới 99% và khả năng chịu lực tốt. Sau khi bọc răng sứ, bạn hoàn toàn có thể tự tin với một hàm răng đầy đủ và đẹp như mong muốn.

4.2. Trường hợp răng rụng không còn chân

Nếu như bị rụng răng không còn chân thì cấy ghép răng Implant chính là giải pháp tối ưu. Các bác sĩ sẽ cắm trực tiếp trụ răng vào trong xương hàm để thay thế cho vị trí mất răng.

Hầu hết các loại trụ răng trên thị trường đều được làm từ titanium lành tính và có khả năng tương thích cao với xương hàm. Sau khi các mô trong xương đã liên kết chặt sẽ với trụ, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.

Sau khi trồng răng giả Implant, chức năng ăn nhai được khôi phục tới 99%. Đặc biệt, trụ răng đóng vai trò thay thế cho chân răng thật nên giúp ngăn chặn tình trạng tiêu biết xương hàm sau khi mất răng.

Răng Implant có tuổi thọ lên tới 25 năm. Thậm chí, nếu như bạn chăm sóc răng miệng đúng cách thì răng có thể tồn tại vĩnh viễn mà không gây tổn thương tới bất kỳ bộ phận nào trong khoang miệng.

Với cách này chỗ răng rụng sẽ được phục hình với độ thẩm mỹ cao nhất, độ bền tốt nhất, khả năng ăn nhai tuyệt vời nhất. Đặc biệt hơn là sẽ tránh được hiện tượng tiêu xương răng do bị mất răng.

??? VIDEO Trồng răng Implant khắc phục răng gãy rụng

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

5. Nằm mơ bị rụng răng có điềm gì trong tướng số, phong thủy

Theo các bậc thầy tướng số, phong thủy, mỗi giấc mơ mà bạn gặp phải đều ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, giấc mơ rụng răng báo điềm lành hay dữ còn phụ thuộc vào từng chi tiết cụ thể như:

Nằm mơ rụng nhiều răng nhưng không chảy máu: Đây là một điềm báo liên quan đến tài chính và sự nghiệp. Rất có thể bạn sẽ nhận được một khoản tiền thưởng trong tương lai. Ngoài ra, giấc mơ trên cũng có thể báo hiệu người thân trong gia đình bạn đang gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Nằm mơ rụng hết răng: Đây là điềm báo cho thấy công việc của bạn sẽ có chuyển biến xấu trong thời gian sắp tới. Có thể bạn đã làm rất tốt nhưng không thu về kết quả như mong muốn.

Nằm mơ rụng một răng: Giấc mơ cho thấy bạn đang chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Những áp lực đó có thể đến từ các mối quan hệ hoặc công việc.

Rụng răng có điềm gì trong tướng số, phong thủy

Rụng răng có điềm gì trong tướng số, phong thủy

Như vậy, rụng răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động tới nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Để ngăn ngừa tình trạng trên, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học và thăm khám răng miệng định kỳ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề rụng răng
Giấc mơ rụng răng – Hiểu rõ ý nghĩa và những bí ẩn đằng sau

Giấc mơ rụng răng – Hiểu rõ ý nghĩa và những bí ẩn đằng sau

Giấc mơ rụng răng luôn được coi là một điềm xấu, bởi vậy nếu chẳng may gặp phải sẽ khiến nhiều người lo lắng, bất an. Vậy ý nghĩa của

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Giải mã giấc mơ: Rụng răng ngày tết là điềm báo gì

Giải mã giấc mơ: Rụng răng ngày tết là điềm báo gì

Trong quan niệm dân gian, mơ rụng răng ngày tết là điềm báo gì sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố cụ thể ở trong giấc mơ. Nếu rụng răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map