Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bọc răng sứ có hại không – Những rủi ro khi bọc răng sứ giá rẻ

Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa an toàn, giúp bảo vệ mô răng thật, cải thiện tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của hàm răng. Như vậy, với vấn đề bọc răng sứ có hại không thì câu trả lời sẽ là không. Tuy nhiên, trong trường hợp thực hiện tại cơ sở kém uy tín, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro sau:  hôi miệng, viêm tủy răng, hỏng răng gốc, hở cổ chân răng…

1. Bọc răng sứ có hại không

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng tại Nha Khoa Paris chi nhánh Hải Phòng chia sẻ, phương pháp bọc răng sứ hoàn toàn không gây bất kỳ nguy hại nào tới sức khỏe nếu như thực hiện tại các địa chỉ uy tín.

Về bản chất, phương pháp trên chỉ tác động vào phần men răng bên ngoài chứ không hề gây ảnh hưởng tới các mô mềm hay phần tủy răng ở bên trong. Sau đó, bác sĩ sẽ bọc một lớp mão sứ bên ngoài để khôi phục các chức năng cơ bản của hàm răng.

Hầu hết các dòng răng sứ đều được làm từ vật liệu nha khoa an toàn với răng, nướu cũng như các bộ phận khác trong khang miệng. Ngoài ra, tỉ lệ mài men răng cũng được các bác sĩ tính toán cẩn thận để tránh làm tổn hại nhiều tới cấu trúc răng.

Không chỉ vậy, bọc răng sứ được thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật còn đem đến những lợi ích như:

  • Cải thiện tính thẩm mỹ: Mão sứ có độ trong và màu sắc trắng sáng giống với răng thật gần như tuyệt đối. Nhờ vậy, những khiếm khuyết của răng như ố vàng, nứt, vỡ… đều được khắc phục, giúp bạn sở hữu hàm răng trắng đẹp đúng như mong muốn.
  • Bảo vệ răng thật: Răng sứ được ví như một lớp áo giáp bên ngoài, giúp bảo vệ răng khỏi lực tác động mạnh cũng sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
  • Phục hồi khả năng ăn nhai: Sau khi bọc răng sứ, bạn sẽ có được một hàm răng đẹp với khớp cắn chuẩn. Ngoài ra, hầu hết các loại răng sứ trên thị trường đều có khả năng chịu lực khá tốt. Do đó, bạn có thể ăn nhai hoàn toàn thoải mái mà không phải lo lắng răng sứ bị nứt, vỡ…

Tuy nhiên, trong trường hợp bọc răng sứ tại những cơ sở nha khoa kém uy tín, bác sĩ chuyên môn không tốt, răng sứ chất lượng không đảm bảo… bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như răng bị nứt, vỡ, kích ứng nướu hoặc hôi miệng.

Nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi một trường Đại học về Y khoa tại Đức đã khảo sát 150 trường hợp bọc răng sứ thẩm mỹ. Gần 90% trong số đó không gặp phải bất kỳ vấn đề nào liên quan đến răng miệng khi sử dụng răng sứ. Hơn 10% còn lại có dấu hiệu hôi miệng, ê buốt dai dẳng do sử dụng răng sứ kém chất lượng, bác sĩ bọc răng sứ sai kỹ thuật.

Bọc răng sứ có hại không

Bọc răng sứ có hại không

2. Những trường hợp nên và không nên tiến hành bọc răng sứ

Bọc răng sứ được xem là biện pháp hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng sở hữu một hàm răng đẹp và đều đặn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể áp dụng phương pháp trên.

– Trường hợp nên bọc răng sứ:

  • Răng bị ố vàng, nhiễm màu ở mức độ nặng, không thể cải thiện bằng phương pháp tẩy trắng răng.
  • Răng mẻ, vỡ do va đập mạnh.
  • Răng bị hư hoặc đã chết tủy.
  • Răng khấp khểnh, hô, móm, thưa… ở mức độ nhẹ.

– Trường hợp không nên bọc sứ:

  • Hàm răng bị sai lệch khớp cắn ở mức độ nghiêm trọng.
  • Răng bị hô, móm do sự phát triển của xương hàm
  • Răng bị vỡ lớn, chỉ còn ít chân răng.
  • Răng nhạy cảm.
  • Xương hàm và răng vĩnh viễn chưa phát triển toàn diện.
  • Răng thật bị lung lay, không còn bám chắc ở xương hàm.

3. Tác dụng phụ của bọc răng sứ

Mặc dù được đánh giá là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ an toàn, đem đến nhiều lợi ích nổi bật nhưng bọc răng sứ vẫn còn tồn tại một vài điểm hạn chế nhất định. Dưới đây là những mặt trái của bọc răng sứ mà bạn cần biết trước khi lựa chọn phương pháp trên để khắc phục những khiếm khuyết của hàm răng:

  • Cấu trúc răng thật bị xâm lấn: Khi bọc răng sứ, các bác sĩ cần tiến hành mài bớt một phần men răng thật để điều chỉnh hình thể của răng và tạo kết nối vững chắc giữa mão sứ với cùi răng thật. Mặc dù tỉ lệ mài răng được các bác sĩ nha khoa tính toán kỹ lưỡng nhưng cũng ít nhiều gây ảnh hưởng tới cấu trúc của răng. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng ê buốt và khó chịu trong khoảng vài ngày đầu sau khi bọc sứ.
  • Tuổi thọ: Trên thực tế, răng sứ sẽ không thể có tuổi thọ cao như răng thật. Ngay cả khi bạn lựa chọn những dòng răng toàn sứ cao cấp, bạn cũng chỉ có thể sử dụng răng trong khoảng 20 năm. Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, răng sẽ không còn được vẻ đẹp và tính thẩm mỹ như lúc ban đầu. Khi đó, bạn buộc phải làm lại răng sứ.
  • Chi phí khá cao: Hiện trên thị trường, mức giá răng sứ dao động trong khoảng 1.200.000 – 18.000.000 đồng/răng. Số răng cần bọc sứ càng nhiều thì chi phí sẽ càng cao. Đây chính là điều khiến nhiều người băn khoăn khi làm răng sứ, đặc biệt là những người có kinh tế không ổn định.

4. Hậu quả bọc răng sứ giá rẻ tại địa chỉ kém uy tín

Mặc dù được đánh giá là một phương pháp an toàn nhưng trên thực tế vẫn có không ít người bị hôi miệng, viêm tủy răng, hỏng răng gốc, hở cổ chân răng… sau khi làm răng sứ. Hầu hết các hiện tượng trên đều xảy ra do thực hiện tại các cơ sở nha khoa kém uy tín.

4.1. Bọc răng sứ có hại không – Hôi miệng

Thực chất, việc bọc răng sứ hoàn toàn không khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Tình trạng hôi miệng sau bọc răng sứ chỉ xảy ra nếu chất lượng của mão sứ không đảm bảo. Khi đó, các mô nướu rất dễ bị kích ứng và tạo ra những mùi hôi khó chịu.

Bên cạnh đó, việc bác sĩ lắp răng sứ không khít cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cặn thức ăn giắt lại trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Nếu như bạn không vệ sinh răng miệng cẩn thận, đây chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn gây hôi miệng phát triển.

Hôi miệng do răng giả kém chất lượng

Hôi miệng do răng sứ kém chất lượng

4.2. Bọc răng sứ có hại không – Viêm tủy răng

Trong trường hợp bác sĩ không điều trị triệt để bệnh lý sâu răng trước khi bọc răng sứ, vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sôi. Dần dần, chúng sẽ xâm nhập sâu vào trong tủy và gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Nếu gặp phải tình trạng viêm tủy răng sau khi bọc răng sứ, các bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ để điều trị tận gốc bệnh lý. Trong trường hợp bệnh viêm tủy không được chữa dứt điểm, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như: mất răng vĩnh viễn, viêm xương, viêm hạch…

4.3. Răng sứ dễ bị nứt, vỡ

Đa số các trường hợp răng bị nứt, vỡ sau khi bọc sứ đều xảy ra do răng sứ có chất lượng kém, bị pha thêm nhiều tạp chất. Chúng cũng không đảm bảo chức năng ăn nhai và có thể gây kích ứng tới các bộ phận trong khoang miệng như răng, nướu, lưỡi, má… Khi đó, bạn buộc phải tháo mão sứ cũ ra và bọc răng khác thay thế để tránh làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

4.4. Hỏng răng gốc

Các loại răng sứ kém chất lượng có thể gây viêm nhiễm và làm hư hại răng thật. Thậm chí, răng gốc còn bị lung lay và rụng mất. Biện pháp duy nhất để khắc phục tình trạng trên là trồng răng giả thay thế.

Bên cạnh đó, hỏng răng gốc có thể xảy ra do bác sĩ bọc sứ không có tay nghề cao. Trước khi bọc răng sứ, nếu như bác sĩ không kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng miệng và điều trị triệt để bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… thì các ổ viêm, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển, gây tổn hại tới toàn bộ cấu trúc răng. Thậm chí, chúng còn dần dần làm đứt gãy mối liên kết giữa răng và nướu, khiến cho răng không còn cố định vững chắc trong xương hàm.

4.5. Hở cổ chân răng

Hở cổ chân răng cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm sau khi bọc răng sứ. Hiện tượng trên thường xảy ra do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, răng sứ chế tác không đúng kích thước, keo dán sứ kém chất lượng…

Bọc răng sứ bị hở sẽ gây nên tình trạng đau nhức, cộm cấn trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Không chỉ vậy, tính thẩm mỹ của hàm răng chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hở cổ chân răng sau khi bọc sứ

Hở cổ chân răng sau khi bọc sứ

4.6. Viêm nướu, viêm nha chu

Viêm nướu sau khi làm răng sứ là hiện tượng phần mô nướu xung quanh răng mới phục hình bị tấy đỏ, đau nhức, dễ bị chảy máu khi đánh răng. Ngoài ra, hơi thở của bạn còn có mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Bệnh lý viêm nướu không được điều trị sớm sẽ dần chuyển sang viêm nha chu. 

Nguyên nhân chính gây nên những bệnh lý trên là do bác sĩ không điều trị dứt điểm viêm nướu trước khi bọc sứ, răng sứ kém chất lượng, xâm lấn tới nướu trong quá trình mài răng… Theo thời gian, bệnh viêm nướu và viêm nha chu sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp tối ưu.

4.7. Ê buốt kéo dài

Sau khi bọc răng sứ, răng thường chỉ bị ê buốt trong khoảng 1 – 2 ngày đầu tiên. Nếu như sang đến ngày thứ 3, tình trạng trên vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, rất có thể các bác sĩ đã xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng thật hoặc chưa điều trị hết tủy viêm.

Hiện tượng ê buốt răng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Vậy nên, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và khắc phục.

4.8. Sai lệch khớp cắn

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn sẽ làm mất đi sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Tình trạng trên thường bắt nguồn từ việc bác sĩ lấy dấu hàm không chính xác dẫn tới mão sứ không được chế tác vừa khít với cùi răng thật. Ngoài ra, bác sĩ mài răng không đều nhau hoặc không kiểm tra lại khớp cắn sau khi gắn mão sứ cũng có thể làm sai lệch khớp cắn.

Khớp cắn hai hàm không cân đối chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của khuôn mặt và chức năng ăn nhai. Không chỉ vậy, áp lực lên khớp hàm sẽ bị gia tăng và gây rối loạn khớp thái dương hàm.

5. Bọc răng sứ có bền không

Răng sứ không thể bền vĩnh viễn nhưng những lời quảng cáo của nhiều nha khoa trên thị trường. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể tồn tại lên tới 20 năm nếu như thực hiện tại cơ sở uy tín và chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Hiện trên thị trường, răng sứ được chia ra làm hai loại chính là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Trong đó, răng toàn sứ có tuổi thọ lâu hơn do được làm từ sứ nguyên chất. Thông thường, bạn có thể sử dụng loại răng sứ trên trong khoảng 15 – 20 năm mà vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

Mão sứ kim loại chỉ có độ bền khoảng 5 – 10 năm. Do phần khung sườn làm từ hợp kim và bị oxy hóa trong môi trường axit ở khoang miệng.

Răng sứ có thể tồn tại đến 20 năm

Răng sứ có thể tồn tại đến 20 năm

6. Những lưu ý khi bọc răng sứ để đảm bảo an toàn

Để quá trình bọc răng sứ diễn ra suôn sẻ và đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chăm sóc răng miệng cẩn thận.

6.1. Chọn cơ sở nha khoa uy tín

Một đơn vị bọc răng sứ uy tín, chất lượng sẽ đáp ứng được tất cả các tiêu chí sau đây:

  • Có giấy cấp phép bởi những cơ quan có thẩm quyền.
  • Bác sĩ giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bọc răng sứ.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, sạch sẽ, đảm bảo điều kiện vô trùng.
  • Răng sứ có nguồn gốc rõ ràng và đạt chuẩn chất lượng.
  • Mức giá làm răng sứ phù hợp.
  • Chăm sóc khách hàng tận tâm và chu đáo.
  • Nhận được những phản hồi, đánh giá tích cực từ những khách hàng đã sử dụng dịch vụ trước đó.

6.2. Chăm sóc đúng cách

Sau khi bọc răng sứ, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây khi chăm sóc răng miệng hàng ngày:

  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm quá cứng như mía, sườn sụn… Mặc dù răng sứ có độ chịu lực khá tốt nhưng chúng vẫn có thể khiến cho răng bị nứt, mẻ.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh bởi sẽ làm tăng độ nhạy cảm của răng.
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm sẫm màu như trà, cà phê, socola… để tránh tình trạng làm răng sứ bị nhiễm màu.
  • Tuyệt đối không được dùng thuốc lá. Bởi các chất độc hại trong đó sẽ khiến cho răng sứ nhanh bị đổi màu và gây hại tới sức khỏe.
  • Chải răng 2 – 3 lần/ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Bạn không nên đánh răng theo chiều ngang bởi có thể gây hại cho răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước hàng ngày để làm sạch các mảng bám, cặn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch chuyên dụng 2 – 3 lần/ngày giúp loại bỏ toàn bộ cặn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.
  • Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ lấy cao răng và kiểm tra răng sứ.
Bạn không nên hút thuốc lá sau khi làm răng sứ

Bạn không nên hút thuốc lá sau khi bọc sứ

Vấn đề “bọc răng sứ có hại không” đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết ở trong bài viết trên. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích để nhanh chóng có được hàm răng trắng, đẹp như ý.

Có 0 bình luận bài Bọc răng sứ có hại không – Những rủi ro khi bọc răng sứ giá rẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map