Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Bọc răng sứ có uống cà phê được không

Bọc răng sứ có uống cà phê được không ắt hẳn là vấn đề luôn khiến nhiều bạn băn khoăn. Sau khi làm răng sứ, bạn vẫn có thể uống cà phê nhưng nên hạn chế sử dụng càng nhiều càng tốt. Bởi việc lạm dụng cà phê có thể khiến cho răng nhanh bị xỉn màu, hỏng men và hơi thở có mùi.  Để giảm tác hại của cà phê, bạn nên dùng ống hút, súc miệng sau khi uống và vệ sinh miệng cẩn thận.

1. Bọc răng sứ có uống cà phê được không

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Minh Phương, cà phê là một loại đồ uống mà bạn nên hạn chế sử dụng càng nhiều càng tốt sau khi làm răng sứ thẩm mỹ.

Đó là bởi trong cà phê có chứa Tanin. Đây là một loại polyphenol có khả năng khiến cho các chất tạo màu dễ bám lại trên bề mặt mão sứ. Sau một thời gian, lớp mão sứ sẽ dần bị ố vàng, xỉn màu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng.

Bên cạnh đó, hầu hết các loại cà phê trên thị trường đều có tính axit khá cao. Việc lạm dụng cà phê có thể khiến cho men răng bị hư tổn. Khi đó, chúng sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ gặp phải hiện tượng ê buốt khi ăn những thực phẩm nóng, lạnh.

Nghiên cứu đã công bố trên Tạp chí Răng Hàm Mặt (Journal of Prosthodontics) vào năm 2019 đã cho thấy rằng cà phê có thể gây ảnh hưởng đến bề mặt men sứ và làm giảm độ bóng của mão sứ. Các nhà khoa học đã tiến hành ngâm 30 mẫu mão giả trong cà phê khoảng 20 phút mỗi ngày. Kết quả cho thấy hơn 80% mẫu bị giảm độ bóng và không còn giữ lại vẻ trắng sáng như lúc ban đầu.

Chưa hết, việc thường xuyên uống cà phê cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng hôi miệng. Do khi rang hạt cà phê, những hợp chất tạo mùi thơm có chứa lưu huỳnh bắt đầu hình thành. Những chất trên khi kết hợp với các thành phần axit trong cà phê sẽ khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Người bọc răng sứ nên hạn chế uống cà phê - bọc răng sứ có uống cà phê được không

Người bọc sứ nên hạn chế uống cà phê

2. Một số mẹo giảm tác hại của cà phê sau khi bọc sứ

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở phần trên, sau khi bọc sứ, bạn vẫn có thể uống cà phê nhưng cần hạn chế càng nhiều càng tốt. Để hạn chế những tác hại của cà phê, bạn cần sử dụng ống hút, súc miệng sau khi uống và vệ sinh miệng cẩn thận.

2.1. Sử dụng ống hút khi uống cà phê

Trong trường hợp uống trực tiếp cà phê từ miệng cốc sẽ làm cho cà phê tiếp xúc nhiều hơn với mão sứ và làm chúng nhanh chóng xỉn màu. Sử dụng ống hút chính là một cách làm hiệu quả và cực kỳ đơn giản để giảm thiểu tối đa lượng cà phê dính trên bề mặt của răng. 

Tuy nhiên, bạn nên đặt ống hút tiếp xúc trực tiếp với lưỡi. Điều đó sẽ giúp hạn chế đầu ống hút chạm vào răng. Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể áp dụng cách trên khi uống những loại thực phẩm sẫm màu khác như trà, siro… để tránh tình trạng mão sứ nhanh xuống màu.

Dùng ống hút giúp giảm tác hại của cà phê tới răng sứ

Dùng ống hút giúp giảm tác hại của cà phê

2.2. Súc miệng sau khi uống cà phê

Sau khi uống cà phê, chất Tanin vẫn chưa thể bám dính chặt vào bề mặt của răng sứ. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng loại bỏ chúng bằng cách súc miệng với nước sạch hoặc những loại nước súc miệng chuyên dụng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần súc miệng trong vòng 1 tiếng đầu tiên sau khi sử dụng cà phê.

Bên cạnh đó, khi sử dụng cà phê, bạn không nên nhấm nháp hoặc ngậm trong miệng trong khoảng thời gian dài. Điều đó sẽ khiến cho cà phê tiếp xúc quá lâu với răng và khó có thể loại bỏ hoàn toàn bằng cách súc miệng thông thường.

2.3. Vệ sinh miệng cẩn thận

Vệ sinh sạch sẽ không chỉ giảm tác hại của cà phê tới răng miệng mà còn giúp nâng cao tuổi thọ của mão sứ. Sau khi làm răng xong, bạn cần duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải cùng với kem đánh răng chuyên dụng. Trong quá trình vệ sinh, bạn nên chải theo chiều dọc hoặc đường tròn để không làm tổn hại tới răng và nướu.

Khi có thức ăn giắt lại trong kẽ, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch. Bên cạnh đó, việc súc miệng 2 – 3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng cũng giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua bước cạo lưỡi trong quá trình vệ sinh miệng hàng ngày. Bởi đây là bộ phận mà cà phê rất dễ bám lại và gây nên tình trạng hôi miệng. Không chỉ vậy, các mảng bám, cặn bẩn trên lưỡi còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

Cạo lưỡi giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả

Cạo lưỡi giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả

3. Chế độ ăn uống sau khi làm răng sứ nên áp dụng

Trong khoảng thời gian đầu sau khi bọc sứ, bạn chỉ nên sử dụng những loại thực phẩm ở dạng mềm, lỏng như cháo, súp, sữa… bởi răng và lợi vẫn còn khá yếu. Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, canxi… để răng nướu thêm khỏe mạnh.

Ngoài ra, muốn kết quả phục hình bền đẹp lâu dài, bạn cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm sẫm màu: Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo hạn chế sử dụng những đồ có màu sẫm như cà phê, trà, socola, cà ri… sau khi bọc sứ. Bởi chúng có thể làm xỉn màu cả mão sứ và răng thật chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Thực phẩm nóng/lạnh: Đây là những thực phẩm có thể làm tổn thương tới chân răng, tăng độ nhạy cảm của răng và gây hiện tượng ê buốt. Thậm chí, nếu như bạn sử dụng thường xuyên, mối liên kết giữa trụ chân răng và mão sứ bị đứt gãy.

Thực phẩm quá cứng: Mặc dù hầu hết các loại mão răng đều được đánh giá có khả năng chịu lực khá tốt nhưng bạn vẫn không nên thường xuyên ăn những thực phẩm quá cứng. Vì mão sứ và cùi răng thật chỉ liên kết với nhau qua một lớp keo dán nha khoa. Do đó, lực tác động mạnh hoàn toàn có thể khiến cho răng sứ trở nên lỏng lẻo, thậm chí là rơi ra ngoài.

Thực phẩm chứa nhiều đường: Các loại thực phẩm chứa nhiều đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám và cao hình thành. Khi đó, răng sẽ nhanh chóng bị đổi màu. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn trong khoang miệng còn dễ dàng phát triển và gây tổn hại tới sức khỏe miệng. 

Bạn nên hạn chế ăn kem sau khi bọc sứ

Bạn nên hạn chế ăn kem sau khi bọc sứ

4. Những lưu ý khác sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ

Bên cạnh những thông tin mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, bạn vẫn cần chú ý một số vấn đề dưới đây để bọc răng sứ đạt hiệu quả tốt nhất:

Không nên sử dụng thuốc lá sau khi bọc sứ. Bởi trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại, điển hình là nicotine và hắc ín. Chúng không chỉ khiến cho răng nhanh xỉn màu mà còn gây hại tới sức khỏe.

Trải đều lực nhai trong quá trình ăn uống để răng sứ không phải chịu lực tác động quá lớn và tránh tình trạng răng bị sứt, mẻ.

Nên tới nha khoa thăm khám định kỳ khoảng 2 lần/năm để bác sĩ lấy cao và thăm khám răng miệng. Đặc biệt, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng mão bọc bên ngoài và xử lý kịp thời nếu như có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng khô miệng, giúp rửa trôi mảng bám, làm sạch răng miệng và tăng cường độ cứng của men.

Tuyệt đối không dùng răng để cắn những vật cứng hoặc mở nắp chai. Chúng không chỉ khiến cho mão sứ bị nứt, mẻ mà còn có thể bung ra khỏi cùng răng thật.

Thay bàn chải đánh răng khoảng 3 tháng/lần hoặc bất cứ khi nào bàn chải có dấu hiệu bị tõe ra ngoài và đổi màu.

Nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên đeo máng chống nghiến. Bởi trong quá trình nghiến răng, mặt nhai ở hai hàm sẽ ma sát với nhau và làm ảnh hưởng xấu tới mão sứ.

Hút thuốc lá gây hại tới răng miệng

Hút thuốc lá gây hại tới răng miệng

Chắc hẳn với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “bọc răng sứ có uống cà phê được không”. Nhìn chung, bọc răng sứ là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện tính thẩm mỹ của răng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có chế độ ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng đúng cách để răng sứ bền đẹp theo thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bọc răng sứ có uống cà phê được không
Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại? Bác sĩ nha khoa trả lời

Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại? Bác sĩ nha khoa trả lời

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều lựa chọn để khắc phục tình trạng răng sâu, nứt, mẻ… Vậy bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại? Làm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Bọc răng sứ thẩm mỹ – Sự lựa chọn hoàn hảo cho nụ cười đẹp

Bọc răng sứ thẩm mỹ – Sự lựa chọn hoàn hảo cho nụ cười đẹp

Bọc răng sứ thẩm mỹ là một phương pháp nha khoa nhằm khắc phục nhiều khiếm khuyết của hàm răng như răng thưa, nứt, vỡ… Sau khi bọc sứ,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Có bầu nên bọc răng sứ không? Khi nào nên bọc?

Có bầu nên bọc răng sứ không? Khi nào nên bọc?

Có bầu nên bọc răng sứ không? Bác sĩ cho biết, có bầu sẽ bọc được răng sứ khi các mẹ gặp tình trạng răng miệng bắt buộc phải phục hình

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Giải đáp: bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không

Giải đáp: bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không

Bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không ắt hẳn là vấn đề luôn được nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Đối với vấn đề này theo lời

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bọc răng sứ bị viêm lợi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bọc răng sứ bị viêm lợi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bọc răng sứ bị viêm lợi là hiện tượng phần mô mềm ở nơi tiếp xúc với răng sứ mới phục hình bị tấy đỏ, làm cho răng thật bị yếu đi và

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Những trường hợp không nên bọc răng sứ – lời khuyên từ bác sĩ

Những trường hợp không nên bọc răng sứ – lời khuyên từ bác sĩ

Việc bọc răng sứ sẽ được chỉ định trong từng trường hợp cụ thể như khi răng bị nhiễm màu nặng, chưa bị sâu nghiêm trọng, khấp khểnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh