18/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Cùng tìm hiểu ngay về những cách chữa cam miệng ở trẻ em và cách phòng ngừa bệnh lý răng miệng này. Khi mà nó có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Những điều cần biết về bệnh cam miệng là gì để phụ huynh giữ vệ sinh răng miệng cho bé.
Khi thấy con có các biểu hiện cam thì thường bố mẹ rất lo lắng và không biết có cách chữa cam miệng ở trẻ em nào hiệu quả không? Với tình trạng khi bệnh cam rất nhiều bố mẹ tìm đến các thầy lang Đông y để tìm mua thuốc cam bôi miệng cho trẻ.
Nếu gần nhà bạn không có thầy lang bán thuốc cam thì bạn có thể mua các chuyên liệu như sa sâm, bạch biến đậu và hoài sơn về nghiền nát để bôi miệng cho trẻ. Hoặc bạn có thể sắc chúng lên rồi cho bé uống, như vậy cũng là cách chữa bệnh cam miệng ở trẻ em hiệu quả.
Cách chữa cam miệng ở trẻ em bằng đông y
Bạn tuyệt đối không nên cho bé tự ý cho bé uống những thuốc cam không có nguồn gốc của những thầy lang “rởm” được truyền tai nhau. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ bạn nên đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để điều trị.
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp với độ tuổi, sức khỏe của bé. Các bố mẹ nên đặc biệt chú ý nếu bé dưới 1 tuổi bị bệnh cam thì cần có đơn kê của bác sĩ mới nên cho bé sử dụng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra bố mẹ cũng nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé, cho bé sử dụng nước muối để súc miệng, lấy khăn sạch để lau hết cặn sữa sau mỗi lần ăn. Cần tăng cường kháng chất, chất dinh dưỡng cho bé vào các bữa phụ. Nên nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ để giúp bé có sức đề kháng tốt hơn.
Nên cho trẻ đến nha khoa để điều trị bệnh cam
Các bậc phụ huynh khi cần tìm cách chữa cam miệng ở trẻ em thì cần chú ý nếu không tìm được cách điều trị phù hợp sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé đó là hoại tử, tiêu xương hàm, tụt lợi khiến bé nói ngọng hoặc không thể nói được. Khi các vi trùng ngày càng phát triển thì có thể gây hoại tử môi, lợi, mũi dẫn đến tình trạng hở hàm ếch và thần kinh của trẻ.
Vì vậy bố mẹ cần sáng suốt khi lựa chọn cách điều trị bệnh cam miệng ở trẻ em thật đúng đắn để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Khi đã biết và lựa chọn được cách chữa cam miệng ở trẻ em thì bố mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ để giúp bé điều trị nhanh chóng hơn. Dưới đây sẽ là một số thực phẩm bé không nên ăn khi bị cam:
Những gia vị có đồ cay nóng bố mẹ không nên cho bé ăn đó là tỏi, ớt, tiêu, gừng, nước mắn… đều là những thực phẩm sẽ làm cho những vết loét trong miệng của bé có thể bị rộng hơn. Vì vậy bố mẹ cần lưu ý những thực phẩm có chứa những gia vị này nhé.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào cũng không nên cho bé ăn nhiều. Vì chúng sẽ làm cho cơ thể nóng hơn và viêm loét lớn hơn.
Không nên cho trẻ ăn những gia vị cay nóng
Các thực phẩm có chứa axit như cam, chanh thường được mọi người nghĩ đến là có tác dụng giải nhiệt nên nhiều bố mẹ thường cho con uống rất nhiều khi bị cam. Nhưng thực phẩm nào cũng cần bổ sung với một lượng chất vừa đủ, nếu bạn sử dụng nhiều quá nó sẽ gây phản tác dụng.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Tránh ăn những đồ ăn chứa nhiều đường, uống đồ ngọt
Những thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm cho bé dễ nuốt hơn nhưng nếu bé được cho hấp thụ quá nhiều cũng khiến cơ thể của bé bị nóng. Những vết loét trên nướu và má trong sẽ lâu khỏi hơn bình thường.
Không nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả chứa axit
Ngoài những thực phẩm nên kiêng trên thì bố mẹ cũng không nên ép trẻ ăn trong khoảng thời gian này. Và cần đặc biệt bổ sung những khoáng chất, vitamin từ trái cây, rau củ cho bé để bé có thể khỏi bệnh cam nhanh hơn.
Để không cần phải bận tâm đến vấn đề cách chữa cam miệng ở trẻ em thì bạn cần chú ý đến những sinh hoạt hàng ngày của trẻ để phòng tránh bệnh cam miệng một cách tốt nhất.
Cách phòng tránh bệnh cam cho trẻ sơ sinh
Với các trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự vệ sinh răng miệng thì bố mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách thường xuyên lau miệng, nướu cho trẻ. Cho trẻ súc miệng bằng nước lọc sau mỗi bữa ăn.
Nếu bình sữa của trẻ có cặn thì mẹ nên rửa sạch và tráng lại bằng nước ấm để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Và nên hạn chế cho bé bú bình, ngậm ti giả với núm vú quá cứng vì chúng có thể làm cho bé bị tổn thương niêm mạc.
Khi cho bé ăn sữa, bố mẹ không nên cho bé ăn sữa quá nóng. Vì nó có thể làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ. Hãy thử nhỏ 1 – 2 giọt sữa ra cổ tay để thử độ nóng trước khi cho bé ăn.
Lau miệng bằng khăn ấm thường xuyên cho trẻ
Phòng tránh bệnh khi bé đang trong độ tuổi từ 2 tuổi trở lên
Khi các bé trong độ tuổi này bố mẹ nên dạy bé vệ sinh răng miệng hàng ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Việc này sẽ giúp cho bé không bị bệnh cam và bố mẹ không cần bận tâm đến việc cách chữa cam miệng ở trẻ em là gì mà giúp đẩy lùi tình trạng sún răng ở trẻ.
Không nên cho trẻ ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nó vừa làm răng bị tổn thương, vừa làm cho tình trạng bệnh cam phát triển.
Tiêm chủng cho con đầy đủ để tăng sức đề kháng. Và nên bổ sung cho con những thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin, mage, kém…
Khi bé đang mắc các bệnh về siêu vi trùng, sởi thì bố mẹ nên lau miệng và người cho bé bằng nước ấm để loại bỏ các vi khuẩn có thể phát sinh khi bị bệnh. Nơi ở của bé phải sạch sẽ, thoáng khí để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.
Dạy bé đánh răng để ngăn ngừa bệnh cam
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Nếu bé có các dấu hiệu bị bệnh cam thì bố mẹ nên tìm cách chữa cam miệng ở trẻ em càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm sẽ giúp bé nhanh khỏi và không có những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bố mẹ có cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Hãy quan tâm nhiều hơn đến răng miệng và sức khỏe của trẻ ngay hôm nay.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×