
Răng sữa của bé bị mủn sẽ xảy ra bởi 4 nguyên nhân chính là do thói quen uống sữa đêm, thiếu canxi – fluor, vệ sinh răng miệng sai cách và chế độ ăn uống không khoa học. Cách khắc phục an toàn đối với tình trạng trên là vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé, thay đổi chế độ ăn uống phù hợp và điều trị tại nha khoa.
Răng sữa của trẻ bị mủn hay mọi người còn gọi với cái tên quen thuộc khác là răng bị sún, đây là tình trạng lớp men răng bên ngoài đã bị phá hủy rất nghiêm trọng.
Khi phần men răng bị tổn thương nhiều sẽ làm mất đi “lá chắn” bảo vệ các mô răng bên trong và dẫn đến rất nhiều vấn đề khác nhau.
Bác sĩ Võ Tá Dũng (Nha Khoa Paris Bình Dương) cho biết, tình trạng trên xảy ra chủ yếu do 4 nguyên nhân là thói quen uống sữa đêm, chế độ ăn uống, thiếu canxi – fluor và vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Uống sữa đêm là thói quen của rất nhiều bé ngay cả trong giai đoạn mọc răng sữa. Nhưng đây thực chất lại là một thói quen xấu và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng của bé bị mủn dần.
Vì chỉ cần mất một khoảng thời gian ngắn sữa đọng lại trên bề mặt răng sẽ biến đổi thành axit gây hại đến men răng.
Việc đó cứ lặp lại nhiều lần và kéo dài trong suốt quá trình phát triển của trẻ nên răng dễ bị vi khuẩn tấn công.
Ban đầu răng của bé sẽ dần chuyển sang màu vàng, những nốt sâu đen bắt đầu xuất hiện trên răng và từ từ bị mủn.
Do thói quen uống sữa đêm
Chế độ ăn uống sẽ quyết định đến sự phát triển toàn diện cũng như sức khỏe răng miệng của trẻ rất nhiều.
Việc ăn quá nhiều đồ ngọt, nước uống có ga… cũng sẽ khiến răng của trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công, phá hủy mô răng, từ đó dễ dẫn đến tình trạng răng bị mủn. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả còn khiến răng bị rụng đi.
Canxi và fluor là hai chất vô cùng quan trọng trong việc hình thành men răng, giúp răng phát triển chắc khỏe.
Nếu trẻ bị thiếu hai chất trên có thể gây ra tình trạng răng mọc chậm, dễ lung lay, thiếu men răng và dễ bị rụng.
Do thiếu canxi và fluor
Trong giai đoạn mọc răng sữa, men răng còn yếu, độ canxi thấp nên không thể chống lại những vi khuẩn gây hại. Vì vậy, việc vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng
Nếu trong giai đoạn trên, bố mẹ không giúp bé bảo vệ răng miệng hoặc dạy bé tự bảo vệ răng của mình đúng cách thì vi khuẩn sẽ phát triển, phá hủy hết mô răng dẫn đến tình trạng răng sữa của trẻ bị mủn, mòn dần và cuối cùng là phải nhổ trước cả khi đến thời điểm thay răng vĩnh viễn.
Tình trạng răng sữa bị mủn không khó để nhận ra khi quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, thường thì ở giai đoạn đầu các dấu hiệu chưa thực sự rõ ràng nên phụ huynh sẽ bỏ qua thời điểm “vàng” để điều trị, khắc phục triệt để.
Vì vậy, sau đây là một vài dấu hiệu nổi bật và thường bắt gặp nhiều nhất giúp cha mẹ phát hiện và chữa răng bị mủn sớm cho con.
Dấu hiệu nhận biết răng sữa của bé bị mủn
Với tâm lý răng sữa chỉ là “răng tạm” nên có không ít phụ huynh vẫn chủ quan và “xem nhẹ” đối với tình trạng răng sữa của con bị sún.
Tuy nhiên, khi răng sữa bị mủn lại có thể dẫn đến không ít nguy hiểm cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, phát âm – giao tiếp, bệnh lý răng hàm miệng và răng vĩnh viễn.
Đây là một trong những ảnh hưởng từ việc răng sữa bị mủn mà chúng ta sẽ nhận thấy rõ nhất, đặc biệt là khi tình trạng trên đang phát triển nặng.
Bởi răng sữa mủn sẽ khiến bé bị đau nhức, ê buốt không thể ăn uống bình thường, đặc biệt là các thức ăn giàu canxi và cứng.
Từ đó làm cho bé không hấp thụ được đầy đủ các chất, dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng, kém phát triển hơn các bạn.
Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ
Răng bị mủn không chỉ ảnh hưởng đến chính chiếc răng đó mà nó ảnh hưởng rất nhiều đến những chiếc răng bên cạnh và nướu. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng hàm miệng như sâu răng, viêm nha chu, tụt lợi, viêm xương hàm…
Bởi một khi lớp men răng bảo vệ bên ngoài đã bị tổn thương nghiêm trọng thì vi khuẩn gây hại sẽ nhanh chóng tấn công, xâm nhập vào các bộ phận bên trong cũng như xung quanh thân răng.
Răng bị sún không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn khiến trẻ phát âm không chính xác, đây là một hạn chế lớn trong vấn đề giao tiếp hàng ngày.
Đặc biệt là khi vị trí bị tổn thương lại nằm ở nhóm răng cửa. Phát âm của bé sẽ không được chuẩn như những trẻ có hàm răng khỏe mạnh khác. Tình trạng trên sẽ càng ảnh hưởng hơn khi con lớn, vì lâu dần sẽ tạo thành thói quen khó thay đổi.
Do đó, bố mẹ nên đưa con đến nha sĩ sớm để điều trị răng sữa bị mủn. Đồng thời tập cách phát âm chuẩn để khắc phục được tình trạng trên.
Ảnh hưởng đến phát âm, giao tiếp
Có thể bạn chưa biết, một trong những vai trò quan trọng của răng sữa là định hướng cho sự phát triển của răng vĩnh viễn trong tương lai.
Vì thế, nếu răng sữa bị mủn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Nhất là trong các trường hợp răng sữa sún nặng rồi bị rụng sớm khiến lợi đóng kín, nhẵn, chặt hơn khiến răng vĩnh viễn mọc lên khó khăn và có thể bị mọc lệch làm mất thẩm mỹ.
Đứng trước những ảnh hưởng, nguy hiểm tiềm ẩn bởi tình trạng răng mủn ở trẻ nhỏ, chắc chắn các bậc phụ huynh không thể tiếp tục “xem nhẹ” và cần tìm kiếm cách điều trị sao cho hiệu quả nhất.
Đối với vấn đề điều trị răng sữa của trẻ bị mủn, cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những cách đơn giản tại nhà hoặc các phương pháp hiện đại tại phòng khám nha khoa.
Điều trị răng sữa bị mủn tại nhà sẽ tập trung chủ yếu vào hai vấn đề là chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng.
+ Đối với vấn đề chế độ ăn uống khi trẻ bị mủn răng sữa: Cải thiện chế độ ăn uống sẽ mang đến rất nhiều lợi ích trong việc phục hồi men răng và khắc phục tình trạng răng sữa của bé bị sún. Theo đó, trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bé, mẹ cần bổ sung thêm nhiều canxi và fluor với các loại thực phẩm như trứng, sữa, cá biển… Đồng thời ăn thêm nhiều thực phẩm chứa chất xơ và khoáng chất để ngăn ngừa sâu răng.
+ Đối với vấn đề vệ sinh răng miệng:
Điều trị răng sữa của bé bị mủn tại nhà
Khi trẻ đã bị mủn răng thì bạn nên đưa bé đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ lấy cao răng và làm sạch răng miệng một cách kỹ lưỡng giúp hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn gây hại.
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng mủn răng sữa bạn nên cho trẻ đến nha khoa khám định kỳ 6 tháng/lần, đây chính là cách xử lý tốt nhất khi răng sữa của bé bị mủn.
Điều trị răng bị mủn cho bé tại nha khoa
1 tuổi là giai đoạn trẻ thường dễ bị mủn răng sữa nhiều nhất, bởi lúc bấy giờ các bé mới mọc một vài chiếc răng sữa nên dường như vấn đề vệ sinh răng miệng chưa thực sự được chú trọng.
Thêm vào đó, phần lớn các mẹ vẫn còn cho bé bú sữa đêm như một thói quen. Nên đây cũng là lý do vì sao răng sữa tuy mới phát triển mà đã gặp phải tình trạng bị sún.
Với những trẻ 1 tuổi bị mủn răng việc điều trị chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Tuy rằng răng sữa của bé chưa có nhiều nhưng các mẹ vẫn nên dùng khăn xô mềm hoặc dụng cụ rơ lưỡi để vệ sinh răng nướu cho bé mỗi khi bú sữa xong.
Hơn thế, bác sĩ khoa nhi cũng đưa ra lời khuyên nên cai sữa đêm cho bé từ lúc 8 – 10 tháng tuổi. Uống sữa đêm không chỉ làm tăng nguy cơ bị sún răng mà còn làm giãn đoạn giấc ngủ của bé.
Thêm vào đó, từ 6 tháng tuổi bé đã bắt đầu mọc răng sữa nên cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi cũng như cần nhiều dưỡng chất hơn. Vì thế, cha mẹ cần chú ý hơn trong việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ sao cho phù hợp.
Trẻ 1 tuổi bị mủn răng
Tuy rằng đã lớn hơn so với giai đoạn trên, nhưng trẻ 15 tháng tuổi bị mủn răng vẫn là vấn đề rất đáng quan ngại.
Vì 15 tháng tuổi các bé vẫn chưa mọc đầy đủ các răng sữa, nhưng lại là thời điểm bé bắt đầu bắt chước lời nói, cố gắng nói ra các từ đơn lẻ. Nên việc răng sữa bị mủn và nhất lại là răng cửa sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học phát âm của bé.
Răng càng bị mủn thì phát âm của bé càng dễ bị sai lệch và thậm chí còn mắc tật nói ngọng.
Nên khi có dấu hiệu răng sữa mủn hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt, để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả nhất.
Hơn thế, khi đến thăm khám các bác sĩ còn đưa ra những lời khuyên đầy hữu ích cho việc chăm sóc răng miệng của bé tại nhà.
Tình trạng răng sữa của bé bị mủn thường rất phổ biến và phần lớn các bé đều gặp phải. Thế nhưng không bởi vì vậy mà các bậc phụ huynh lại chủ quan trong việc điều vị, với tâm lý đây chỉ là “răng tạm”. Bệnh lý trên sẽ trực tiếp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của trẻ trong tương lai nếu không được điều trị kịp thời. Cùng với đó, các vấn đề về phát âm, phát triển răng vĩnh viễn cũng sẽ bị tác động không nhỏ.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×