Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

10 Cách chữa viêm lợi cho trẻ dưới 2 tuổi cha mẹ nên biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng.

Viêm lợi là một bệnh lý răng miệng mà nhiều bé mắc phải. Bệnh lý thường gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi và bỏ ăn. Để các triệu chứng trên nhanh chóng giảm bớt, nhiều cha mẹ đã áp dụng các cách chữa viêm lợi cho trẻ dưới 2 tuổi tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên như muối, nha đam, mật ong, lá ổi…

1. Nguyên nhân khiến trẻ dưới 2 tuổi bị viêm lợi

Theo bác sĩ nha khoa Phạm Thị Hạnh, trẻ em dưới 2 tuổi mắc bệnh viêm lợi thường do các nguyên nhân sau:

– Mảng bám trên răng không được làm sạch khiến cho vi khuẩn phát triển, sản sinh ra độc tố gây kích ứng nướu.

Trẻ mọc răng sữa khiến cho nướu trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường và dễ bị vi khuẩn tấn công.

– Ăn đồ nóng làm cho các mô lợi quanh răng bị kích ứng và dễ viêm nhiễm.

– Cơ thể của bé không có đủ vitamin C làm suy giảm sức đề kháng và không có khả năng chống lại tác nhân gây hại.

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống động kinh, thuốc kháng histamin…

Trẻ thiếu vitamin C dễ bị viêm lợi

Trẻ thiếu vitamin C dễ bị viêm lợi

2. Cách chữa viêm lợi cho trẻ dưới 2 tuổi đơn giản tại nhà

2.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Theo bác sĩ Hạnh, với trường hợp trẻ bị viêm lợi ở mức độ nhẹ, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu như răng miệng được chăm sóc đúng cách. Cụ thể, cha mẹ nên:

– Trẻ dưới 1 tuổi:

Cha mẹ hãy lấy miếng gạc rơ lưỡi quấn xung quanh ngón trỏ, nhúng vào nước ấm và chà nhẹ nhàng răng, nướu của trẻ.

– Trẻ từ 1 tuổi:

Trẻ từ 1 tuổi bắt đầu có thể đánh răng. Tuy nhiên, cha mẹ nên chọn bàn chải mềm và chủ động đánh răng cho trẻ để tránh làm tổn thương tới răng, nướu. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng miếng gạc mềm để vệ sinh răng miệng cho trẻ nhẹ nhàng hơn.

Rơ lưỡi cho trẻ

Rơ lưỡi cho trẻ

2.2. Cách chữa viêm lợi cho trẻ dưới 2 tuổi bằng nước muối

Chữa viêm nướu bằng nước muối cũng là phương pháp được nhiều bác sĩ nha khoa khuyến cáo nên áp dụng bởi an toàn với trẻ. Với đặc tính sát khuẩn cao, muối sẽ tiêu diệt nhiều vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Chưa hết, trong bảng thành phần của muối tinh khiết còn có chứa nhiều khoáng chất vi lượng nhằm kích thích các mô nướu bị tổn thương tái tạo tế bào mới.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một miếng gạc mềm và nước muối sinh lý.

– Sát khuẩn tay sạch sẽ.

– Quấn gạc quanh ngón tay và nhúng vào nước muối.

– Chà nhẹ nhàng ở răng, nướu của trẻ.

2.3. Chữa viêm lợi cho bé bằng lá trầu không

Theo Đông y, lá trầu không là một dược liệu quý có tác dụng tiêu viêm và làm se các niêm mạc bị tổn thương hiệu quả. Còn trong y học hiện đại, đây là một nguyên liệu có chứa một lượng lớn beta-phenol, chavicol… Chúng có công dụng kháng khuẩn tốt nên có thể được sử dụng để điều trị viêm nướu.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị vài lá trầu không đem đi rửa sạch và giã nát.

– Đổ thêm một bát nước sạch và đun trên bếp trong khoảng 10 – 15 phút.

– Sử dụng nước trầu không để rơ miệng cho trẻ trong khoảng 60 giây.

2.4. Chữa viêm lợi cho trẻ dưới 2 tuổi bằng lá lốt

Trong lá lốt có chứa thành phần benzylacetat, alkaloid và beta caryophyllene với khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại và giảm đau nhức do viêm nướu gây ra. Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng lá lốt là lành tính và có mùi hương dễ chịu nên hoàn toàn có thể sử dụng đối với trẻ nhỏ đang bị viêm nướu.

Cách thực hiện:

– Hái một nắm lá lốt tươi và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 – 10 phút.

– Cho lá lốt và một ít nước vào xoong.

– Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa trong khoảng 5 – 10 phút.

– Dùng tăm bông nhúng vào nước lá lốt và chấm lên phần lợi bị viêm của trẻ.

Cách chữa viêm lợi cho trẻ dưới 2 tuổi bằng lá lốt

Chữa viêm lợi cho trẻ dưới 2 tuổi bằng lá lốt

2.5. Chữa viêm lợi cho trẻ dưới 2 tuổi với lá ổi

Dùng lá ổi cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng để đẩy lùi các triệu chứng viêm lợi cho trẻ tại nhà. Bởi nguyên liệu trên chứa rất nhiều thành phần có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn như tanin, phosphoric, phenol, axit malic, vitamin C, chất chống oxy hóa…

Cách thực hiện:

– Dùng 5 – 10 lá ổi sạch đun với nước sạch trong khoảng 10 – 15 phút.

– Thêm một ít muối tinh khiết vào nước lá ổi vừa đun.

– Lấy tăm bông nhúng vào nước ổi và thoa nhẹ nhàng lên phần nướu đang bị viêm nhiễm.

– Làm sạch răng miệng của trẻ với nước.

2.6. Dùng tinh dầu sả chữa viêm lợi cho trẻ

Hàm lượng citral trong tinh dầu sả khá cao nên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng của trẻ. Nếu như các mẹ áp dụng đúng cách, các triệu chứng của bệnh lý viêm nướu như sưng tấy, đau nhức… sẽ dần được giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu sả vào trong 1 cốc nước ấm.

– Dùng nước vừa pha để rơ miệng cho bé trong khoảng 30 giây.

– Dùng nước sạch để vệ sinh khoang miệng cho trẻ.

2.7. Chữa viêm lợi cho bé dưới 2 tuổi với tinh dầu tràm

Trong bảng thành phần của tinh dầu tràm có chứa Terpinen-4-ol. Đây là một chất có khả năng sát trùng, kháng khuẩn tốt. Dần dần, tình trạng chảy máu cùng những triệu chứng khác của bệnh lý viêm nướu sẽ được cải thiện đáng kể.

Cách thực hiện:

– Pha loãng 3 giọt tinh dầu tràm với một nửa cốc nước ấm.

– Dùng nước tinh dầu tràm để rơ miệng cho bé trong khoảng 30 giây.

– Làm sạch miệng của trẻ.

2.8. Chữa viêm lợi bằng nha đam

Ngoài làm đẹp, nha đam còn được nhiều người biết đến với công dụng điều trị viêm nướu tại nhà an toàn và hiệu quả. Đó là nhờ các hoạt chất sát khuẩn, chống viêm như acid salicylic, anthraquinone, sterol… Ngoài ra, các vitamin và dưỡng chất trong nha đam còn có khả năng phục hồi các mô nướu bị tổn thương rất tốt.

Cách thực hiện:

– Cắt một vài lá nha đam và đem đi rửa sạch.

– Bóc vỏ và lấy phần gel bên trong nha đam.

– Bôi gel lên vị trí lợi bị viêm.

– Làm sạch miệng cho trẻ.

Nha đam có chứa hoạt chất chống viêm

Nha đam có chứa hoạt chất chống viêm

2.9. Chữa viêm lợi cho trẻ bằng mật ong nguyên chất

Đây là một nguyên liệu tự nhiên có khả năng chữa viêm nướu và giúp làm lành các niêm mạc miệng bị tổn thương. Bởi trong mật ong chứa một hoạt chất kháng sinh có tên là hydrogen peroxide có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút gây hại và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa còn giúp thay đổi nồng độ pH trong khoang miệng, giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm.

Cách thực hiện:

– Làm sạch khoang miệng của trẻ bằng gạc mềm.

– Lấy tăm bông nhúng vào mật ong và thoa lên vùng nướu bị viêm.

– Vệ sinh lại miệng của trẻ sau khoảng 5 – 10 phút.

3. Những lưu ý khi chữa viêm nướu cho bé dưới 2 tuổi tại nhà

Khi áp dụng các phương pháp chữa viêm nướu cho bé mà chúng tôi đã chia sẻ trong phần trên, cha mẹ cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài mới có thể thấy được hiệu quả.

– Các biện pháp tại nhà thường chỉ có tác dụng đối với trường hợp viêm nướu ở mức độ nhẹ.

– Áp dụng đúng cách để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.

– Ngưng áp dụng trong trường hợp bé có dấu hiệu bị kích ứng sau khi sử dụng.

4. Các loại thuốc điều trị viêm lợi ở trẻ em phổ biến

Trẻ em bị viêm nướu thường được bác sĩ chỉ định những loại thuốc sau:

4.1. Gel bôi Kamistad – N tuýt 10g

Đây là loại thuốc có nguồn gốc từ Đức với thành phần chính là Lidocain. Sản phẩm được điều chế ở dạng gel, bôi trực tiếp lên nướu và có hiệu quả nhanh.

+ Thành phần: Lidocain HCl 1 H2O, tinh dầu quế, Trometamol, dịch chiết hoa cúc…

+ Hướng dẫn sử dụng: Mỗi lần, cha mẹ chỉ nên bôi cho trẻ 1 – 2mm thuốc, ngày bôi 3 lần.

+ Lưu ý khi sử dụng:

– Không sử dụng thuốc nếu trẻ mẫn cảm với hoa cúc, Lidocain hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Không cho trẻ dùng liều cao trong thời gian dài nếu như không được chỉ định của bác sĩ.

– Chỉ cho trẻ sử dụng thuốc trong vòng 12 tháng sau khi mở nắp.

– Có thể tương tác với thuốc chống loạn nhịp, beta-adrenergic…

+ Giá tham khảo: 37.000 đồng/tuýt 10g.

4.2. Gel Kin Baby Teething tuýp 30g

Kin Baby được chiết xuất từ hoa Chamomile và Salvia Officinalis. Sản phẩm có thể sử dụng cho bé đang trong giai đoạn mọc răng sữa nhằm hỗ trợ điều trị bệnh viêm nướu.

+ Thành phần: Provitamin B5, chiết xuất hoa Chamomile và Salvia Officinails.

+ Hướng dẫn sử dụng: Cha mẹ chỉ cần lấy một lượng thuốc nhỏ bôi lên vùng bị tổn thương và giữ trong khoảng 10 phút. Sau khoảng 10 – 15 phút bôi thuốc, bé có thể ăn uống bình thường.

+ Lưu ý khi sử dụng:

– Thuốc chỉ đem lại tác dụng khi bôi tại chỗ.

– Thuốc có thể sử dụng trong vòng 12 tháng sau khi mở.

– Bảo quản thuốc ở 30 độ C.

+ Giá tham khảo: 150.000 đồng/tuýt 30g.

Thuốc Kin Baby

Thuốc Kin Baby

4.3. Siro Ceelin 100mg/5ml

Nếu trẻ bị viêm nướu do thiếu hụt vitamin C, bác sĩ có thể kê thuốc Siro Ceelin để tăng cường miễn dịch, giúp bệnh lý nhanh chóng giảm bớt.

+ Thành phần: Vitamin C, Methyl Paraben, Orange Juice Flavor, Sodium Chloride, Glycerin…

+ Hướng dẫn sử dụng: Liều dùng thông thường của siro là 5ml/lần, ngày uống 1 – 3 lần. Cha mẹ nên cho bé uống theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng dư thừa vitamin C trong cơ thể.

+ Lưu ý khi sử dụng:

– Thận trọng đối với những trẻ bị oxalat niệu.

– Sử dụng liều cao có thể làm giảm pH trong nước tiểu.

– Có thể gây tăng hấp thu và chuyển hóa sắt.

+ Giá tham khảo: 60.000 đồng/chai 100mg/5ml.

5. Khi nào cần đưa trẻ bị viêm lợi đến gặp bác sĩ

Khi trẻ bị viêm nướu, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu như có các dấu hiệu sau:

– Các mô nướu bị sưng tấy kéo dài tới hơn 1 tuần.

– Trẻ bị đau nhức nướu dẫn tới tình trạng bỏ ăn, mệt mỏi và quấy khóc.

– Hôi miệng kéo dài dù vẫn vệ sinh khoang miệng cho bé thường xuyên.

– Răng sữa của bé có dấu hiệu bị lung lay, không còn bám chắc trên cung hàm.

– Chảy máu nướu thường xuyên diễn ra và không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Nướu bị sưng tấy kèm theo ổ mủ.

6. Cách phòng tránh bệnh lý viêm lợi ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh lý viêm nướu ở trẻ, cha mẹ nên chú ý một số vấn đề dưới đây:

– Vệ sinh khoang miệng cho trẻ hàng ngày bằng gạc rơ lưỡi.

– Đối với trẻ từ 1 tuổi, cha mẹ có thể đánh răng cho trẻ bằng bàn chải lông mềm.

– Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt, cay, nóng.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể của trẻ, đặc biệt là vitamin C.

– Thay bàn chải đánh răng cho trẻ khoảng 2 – 3 tháng/lần.

– Cho trẻ uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê.

Với các cách chữa viêm lợi cho trẻ dưới 2 tuổi đã được chia sẻ trong bài viết trên, mong rằng cha mẹ đã tìm ra được giải pháp phù hợp nhất để các triệu chứng của bệnh lý nhanh chóng thuyên giảm. Nhìn chung, đây không phải là bệnh gây nguy hiểm. Nếu như được phát hiện và điều trị sớm thì hoàn toàn có thể khỏi hẳn.

Hiển thị nguồn

Dược Liệu Ngọc Châu: “Trẻ bị viêm lợi – Những điều cha mẹ nên biết”
Raising Children Network: “Gingivitis & gum disease”
Colgate: “Curing Gingivitis In Your Children”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *