23/08/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Trồng răng cửa là phương pháp phục hình nha khoa được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Nguyên nhân là bởi trồng răng mang đến hiệu quả cao, phục hồi chức năng ăn nhai ở mức tối đa, đồng thời có độ bền lâu dài. Vậy phương pháp trồng răng cửa có nguy hiểm không? Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu ngay.
Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Giám đốc hệ thống chuỗi Nha khoa Paris cho biết: trồng răng cửa không nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân, được nhiều khách hàng lựa chọn để phục hình răng đã mất (1).
Trụ răng được chế tác từ vật liệu Titanium đã được chứng minh an toàn và lành tính với cơ thể. Bác sĩ thực hiện trồng răng có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ kiểm soát được mọi rủi ro, thực hiện đúng quy trình. Kết hợp với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại sẽ giảm thiểu xâm lấn và hạn chế đau nhức.
Trước khi trồng răng, bác sĩ cũng sẽ gây tê cho người bệnh nên hoàn toàn không cảm thấy đau nhức gì. Sau phẫu thuật vài tiếng, khi hết thuốc tê sẽ có cảm giác ê nhức nhẹ nhưng sẽ chấm dứt nhanh chóng sau đó. Việc cần làm lúc này là thực hiện biện pháp giảm đau, uống thuốc, chăm sóc răng miệng đúng theo chỉ định từ bác sĩ.
Trồng răng cửa còn giúp phục hồi chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và giúp bạn cảm thấy thoải mái trong ăn uống, tự tin khi giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, trong quá trình thăm khám, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể để đảm bảo quá trình trồng răng diễn ra thuận lợi.
Trồng răng cửa rất an toàn cho sức khỏe
Trồng răng cửa có tỷ lệ thành công cao, nhưng nếu không đảm bảo quy trình thực hiện và chế độ chăm sóc không tốt có thể gặp phải những biến chứng như: nhiễm trùng, chảy máu kéo dài, trụ răng bị đào thải và tổn thương các mô lân cận.
Đây là biến chứng thường gặp phải và dễ xảy ra khi trồng răng cửa. Nếu không vệ sinh kỹ sau khi cấy ghép hoặc lượng thức ăn thừa dính vào trụ răng, vi khuẩn sẽ có môi trường để phát triển. Từ đó gây nhiễm trùng tại vị trí trụ răng (2).
Khi bị nhiễm trùng, quanh khu vực trồng răng sẽ có có sưng viêm và đau nhức. Nếu không phát hiện sớm sẽ khiến vùng nhiễm trùng nặng hơn làm tiêu xương quanh trụ răng và khiến trụ răng bị đào thải.
Sau khi trồng răng cửa, vết thương có tình trạng chảy máu nhẹ và ngừng hẳn sau 30 – 45 phút. Tuy nhiên, với trường hợp gặp biến chứng do trồng răng sai kỹ thuật khiến vết thương chảy máu không ngừng. Bạn cần tới ngay nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đa số trường hợp trụ Implant bị đào thải là do kỹ thuật cấy ghép sai, dùng trụ Implant kém chất lượng, người bệnh không chăm sóc vệ sinh đúng cách (3). Hệ lụy là viêm niêm mạc quanh trụ Implant, thay đổi màu sắc nướu hoặc thấy đau khi ăn nhai, đồng thời khó phát âm.
Trụ Implant bị đào thải
Nếu không chụp X-quang cẩn thận trước khi trồng răng cửa hoặc tay nghề của bác sĩ kém thì có thể xảy ra tình trạng:
– Tổn thương dây thần kinh dưới xương ổ răng: khi khoan lỗ để cắm trụ răng, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật làm người bệnh cảm thấy đau, ngứa ở lưỡi, lợi, môi,… Nếu các biểu hiện ngày càng nặng thì răng Implant có thể phải loại bỏ, ca phẫu thuật sẽ thất bại
– Tổn thương xương hàm: trường hợp người bệnh không đủ xương hàm, mật độ xương không đủ dày nhưng bác sĩ không ghép xương mà vẫn cấy ghép Implant thì rất dễ gây ra gãy xương hàm. Qua đó ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công và chi phí điều trị của ca phẫu thuật sẽ cao hơn
Sau khi trồng răng cửa, bạn cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ ăn uống phù hợp (4).
Để trồng răng đạt kết quả tốt, bạn tuyệt đối phải tuân theo những yêu cầu của bác sĩ:
– Vùng răng vừa trồng có thể chảy máu thì cần cắn chặt gạc trong 30 – 45 phút đến khi máu ngừng
– Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu khi hết thuốc mà vẫn thấy đau nhức thì nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mua ngoài
– Bạn có thể dùng túi chườm đá để giảm đau sau 2 – 3 ngày trồng răng
– Không khạc nhổ, súc miệng mạnh hoặc dùng ống hút. Không dùng tay, lưỡi hoặc bất kỳ vật nào tác động đến vết thương
– Sau mỗi bữa ăn vệ sinh răng bình thường, có thể dùng khăn gạc ướt để làm sạch nướu
– Tránh vận động quá sức như tập thể dục, chạy bộ vì có thể làm tổn thương tới vùng phẫu thuật
– Từ bỏ thói quen cắn móng tay, cắn bút hay các đồ vật cứng,…
Bỏ thói quen cắn móng tay
Việc vệ sinh miệng và vùng trồng răng rất quan trọng để đảm bảo răng có tuổi thọ sử dụng lâu bền:
– Chải răng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày để đảm bảo không có thức ăn thừa, mảng bám tích tụ để vi khuẩn phát triển
– Cần chú ý chải răng một cách nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, tránh vùng đang tổn thương
– Khi đánh răng, bạn nên sử dụng bàn chải mềm để tránh gây tổn thương cho nướu
– Để nâng cao hiệu quả làm sạch, nhất là ở các kẽ răng thì bạn cần sử dụng thêm cả chỉ nha khoa và nước súc miệng
– Tránh thực phẩm cứng và khó nhai như hạt, thịt khô, gân bò, mía,… có thể gây đau đớn cho vùng răng mới trồng, cản trở quá trình phục hồi và ảnh hưởng đến chất lượng của răng cửa
– Chọn những loại thực phẩm mềm như cháo, súp, trái cây giàu nước, thịt hầm mềm vừa dễ ăn nhai, vừa không ảnh hưởng đến vùng răng mới trồng
– Các loại nước có ga và thực phẩm ngọt có thể gây kích thích và ảnh hưởng đến vùng răng mới trồng nên bạn cần hạn chế sử dụng, không sử dụng thuốc lá và rượu bia
– Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể bạn giữ được độ ẩm và thúc đẩy quá trình phục hồi
Dưới đây là những câu hỏi phổ biến và giải đáp chi tiết nhất về trồng răng cửa giúp bạn có lựa chọn sáng suốt nhất.
Trồng răng cửa có thể bị nhiễm trùng nếu kỹ thuật thực hiện sai hoặc do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Trong quá trình phẫu thuật, dụng cụ không đảm bảo sát trùng kỹ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Ngoài ra, nếu người bệnh vệ sinh răng miệng không đúng và kỹ càng khiến vụn thức ăn và mảng bám còn sót lại, khiến vết thương nhiễm khuẩn.
Do đó, để tránh trường hợp trồng răng bị nhiễm trùng, bạn cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín. Điều này không chỉ an toàn cho bản thân mà còn mang lại kết quả toàn diện.
Răng cửa có thể bị hỏng sau một thời gian do nhiều yếu tố. Không chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách là tác nhân chính gây viêm nhiễm và hỏng răng cửa mới trồng. Người bệnh có thói quen hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm giảm khả năng lành vết thương và tăng nguy cơ mất răng. Ngoài ra nếu thực hiện trồng răng tại nha khoa kém chất lượng cũng có thể làm hỏng răng do sử dụng vật liệu không chính hãng hoặc phẫu thuật sai quy trình.
Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề trồng răng cửa có nguy hiểm không. Trồng răng Implant sẽ diễn ra an toàn nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề, nha khoa có đủ trang thiết bị hỗ trợ, trụ Implant chất lượng,… Liên hệ ngay tới Nha khoa Paris khi có nhu cầu thăm khám răng miệng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×