
Trẻ em có lớp men răng mềm và mỏng khiến chúng dễ mắc phải nguy cơ sâu răng hơn người lớn. Tuy nhiên sâu răng ở trẻ phần lớn có thể khắc phục được. Cùng đi tìm hiểu nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em cũng như cách chữa trị và ngăn ngừa sâu răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé.
Sâu răng ở trẻ em
Khi trẻ nhỏ ăn, một số cặn thức ăn bị mắc kẹt trong răng tạo ra một lớp dính gọi là mảng bám. Những vi khuẩn trong mảng bám này tiêu thụ đường trong thực phẩm trẻ ăn, khi đó sẽ tạo ra axit. Các axit này tấn công răng gây tổn thương cho men răng dẫn đến sâu răng. Một số nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em là:
Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em do vệ sinh răng miệng kém cùng chế độ ăn uống không hợp lí
Một số dấu hiệu nhận biết sâu răng ở trẻ đó là:
Bệnh sâu răng ở trẻ em tưởng chừng không nguy hiểm nhưng có thể để lại nhiều ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sinh hoạt và sự phát triển của trẻ như:
Khi trẻ bị sâu răng, cấu trúc răng bị tổn thương sẽ khiến ngà răng bị lộ, khiến trẻ trở nên nhạy cảm trước những tác động bên ngoài như thức ăn nóng, lạnh, chua, cay,… và cảm thấy đau buốt, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé.
Sâu răng ở trẻ em có thể ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của trẻ
Khi răng bị sâu, việc bé bị đau đớn, khó chịu sẽ phần nào ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai của bé. Nếu tình trạng răng sâu càng nặng, lỗ sâu răng ngày càng lớn, răng sẽ rất dễ bị lung lay và không đảm bảo khả năng nghiền nát thức ăn được nữa.
Nếu tình trạng sâu răng ở trẻ em không được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ ngày càng tấn công sâu hơn đến cấu trúc răng, thậm chí là mầm răng vĩnh viễn. Điều này là mối nguy hại lớn đến sức khỏe răng miệng vì rất có thể bé sẽ bị mất mầm răng vĩnh viễn, nguy cơ thiếu răng, sức khỏe suy giảm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bé sâu răng có thể là nguyên nhân gây mất mầm răng vĩnh viễn
Hiện tượng sâu răng ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị từ sớm, đảm bảo khả năng ăn nhai tối đa cũng như sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.
Bởi vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu sâu răng kể trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín để các bác sĩ có thể thăm khám, đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng tình trạng của bé.
Khi bé chỉ mới chớm sâu răng nhẹ, men răng chỉ mới chớm tổn thương và xuất hiện những vệt màu trắng đục trên thân răng, cha mẹ cần phát hiện sớm để đưa bé đến bác sĩ nha khoa thăm khám. Lúc này, việc điều trị răng sâu sẽ vô cùng dễ dàng.
Các bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp TÁI KHOÁNG để hồi phục lại mô răng bị tổn thương, giúp men răng chắc khỏe trở lại và ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng tấn công, khiến tình trạng sâu răng trở nên nặng nề hơn.
Khi bé bị sâu răng mà không được cha mẹ phát hiện kịp thời, tình trạng sẽ ngày một xấu đi. Các lỗ sâu răng sẽ xuất hiện, ngày một to dần và vi khuẩn có điều kiện tiến sâu hơn vào cấu trúc răng.
Lúc này, trám răng là biện pháp tốt và an toàn nhất để khắc phục tình trạng sâu răng ở trẻ em. Các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám chuyên dụng, an toàn, lành tính để trám bít lại lỗ sâu, ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng phát triển, gây tổn hại cấu trúc răng nhiều hơn.
Trám răng sâu là cách chữa đau răng sâu ở trẻ em triệt để nhất vì:
➤ Nhổ răng sữa bị sâu ở trẻ
Nhổ răng sữa là biện pháp tối ưu khi sâu răng đã quá nặng, cấu trúc răng bị hư tổn nặng nề khiến răng lung lay, không đủ khả năng bám vững chắc vào xương hàm nữa. Để loại bỏ tận gốc vi khuẩn sâu răng, tránh gây tổn hại đến mầm răng vĩnh viễn, các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sữa.
Sau khi nhổ răng sữa, trẻ cần đeo khí cụ hàm giữ khoảng, tránh hiện tượng các răng còn lại mọc xô lệch về phía khoảng trống mất răng. Khi răng vĩnh viễn của bé mọc lên, răng có thể mọc hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, sâu răng ở trẻ em vẫn nên được phát hiện và điều trị sớm nhất có thể, tránh phải nhổ răng sữa bởi ít nhiều, việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bé khi răng vĩnh viễn chưa mọc lên.
Khi đã biết nguyên nhân sâu răng ở trẻ em, cha mẹ cần có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa sâu răng quay trở lại. Có thể thực hiện theo những cách sau:
+ Hình thành thói quen đánh răng 2 ngày/lần cho bé kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn còn mắc trong kẽ răng
+ Bổ sung flour cho răng bằng cách chọn kem đánh răng có chứa flour
+ Cho trẻ uống nhiều nước giúp làm sạch khoang miệng, trẻ tiết nhiều nước bọt hơn từ đó ngăn ngừa sâu răng
+ Kiểm soát và hạn chế những đồ ăn thức uống chứa nhiều đường cho con bạn
+ Không để trẻ mút ngón tay hay ngậm những đồ vật lạ
+ Đưa trẻ kiểm tra răng miệng định kì 6 tháng 1 lần để giúp phát hiện và ngăn ngừa bệnh lý răng miệng 1 cách tốt nhất
Răng sữa giúp trẻ ăn và nói, và giúp răng trưởng thành vĩnh viễn mọc đúng vị trí, vì vậy điều quan trọng là phải chăm sóc chúng ngay từ đầu. Với những nguyên nhân sâu răng ở trẻ em và cách ngăn ngừa trên, hãy quan tâm và tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng và có chế độ ăn uống hợp lí để có sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×