Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách giảm ê buốt sau khi mài răng, những lưu ý cần biết

Để có kết quả bọc răng sứ như mong muốn thì không thể thiếu thao tác mài chỉnh cùi răng thật. Tuy nhiên, mài răng xong có thể gây ê buốt, đau nhức, thậm chí ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Dưới đây là các cách giảm ê buốt sau khi mài răng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Cách khắc phục ê buốt sau khi mài răng

Những cơn ê buốt sau khi mài răng có thể được làm dịu bằng một số phương pháp đơn giản tại nhà sau đây:

Súc miệng bằng nước muối

Theo Bác sĩ Hoàng Thị Thu Hiền, muối có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Do đó, sử dụng nước muối súc miệng giúp làm giảm các cơn đau nhức, ê buốt sau khi mài răng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị muối, nước sạch, thìa, ly.

– Lấy khoảng 9gr muối rồi hòa tan với 1 lít nước.

– Dùng súc miệng hàng ngày, mỗi lần khoảng 2 – 3 phút.

Lưu ý: Bạn chỉ nên pha một lượng vừa đủ trong ngày, không nên để qua đêm.

Dùng lá trà xanh

Trà xanh có chứa Florua, Axit Tannic, Catechin có tác dụng thúc đẩy hình thành lớp men cứng để bảo vệ răng. Hơn nữa, Axit Tannic trong trà xanh còn giúp làm giảm các vấn đề răng ê buốt sau khi mài răng.

Cách thực hiện:

– Lấy 5 – 6 lá chè xanh, rửa sạch rồi nhai kỹ và ngậm trong miệng khoảng 5 phút.

– Súc miệng lại 1 lần bằng nước sạch.

– Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần/ ngày bất cứ khi nào có cảm giác ê buốt.

Dùng lá trà xanh

Dùng lá trà xanh

Dùng gel nha khoa

Gel giảm ê buốt răng hỗ trợ điều trị giảm ê buốt tại chỗ, ê buốt sau tẩy răng và cạo cao răng. Ưu điểm của gel bôi ê buốt răng là khả năng bám dính trên răng tốt, tan nhanh. Vì thế làm giảm ê buốt răng cấp tính. Trong thành phần các gel bôi chống ê buốt răng thường có Sodium Fluoride có tác dụng tái khoáng men răng, ngăn ngừa sâu răng và loại bỏ mảng bám trên răng.

Bạn cần lựa chọn gel bôi chống ê buốt răng an toàn để răng chắc khỏe, giảm ê buốt, ăn uống thoải mái hơn và tự tin trong giao tiếp.

Chế độ ăn uống

Người mới mài răng không nên ăn các thực phẩm quá cứng hoặc quá dai, cũng như chưa chế biến kỹ. Vì để nhai các loại thức ăn này, hàm sẽ phải tác dụng lực nhiều hơn dễ gây chảy máu, ê buốt và đau nhức.

Hơn nữa, bạn cũng cần lưu ý đến nhiệt độ của thức ăn. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng lên vị trí răng mới mài, có thể gây kích ứng, khiến tình trạng ê buốt trầm trọng hơn.

Sau khi mài răng 2 – 3 ngày, bạn có thể ăn các loại thức ăn dạng lỏng, mềm dễ nuốt khác như súp, cháo, thạch, sữa hoặc các thức ăn đã được ninh mềm.

Dùng hàm bảo vệ răng

Quá trình chờ đợi răng sứ hoàn thiện sau khi mài răng sẽ mất đến mấy ngày, nếu không có hàm bảo vệ thì cùi răng sẽ vô cùng nguy hiểm, Thức ăn và vi khuẩn trong miệng sẽ tác động đến cùi răng và men răng. Qua đó gây tổn thương cho cùi răng, nhưng nếu bạn dùng hàm bảo vệ răng thì có thể yên tâm về điều này.

Ngoài ra, nếu bạn thường nghiến răng khi ngủ có thể khiến răng bị ê đau. Do đó, nên mang hàm bảo vệ răng để giảm thiểu sự va chạm giữa các răng với nhau.

Dùng hàm bảo vệ răng

Dùng hàm bảo vệ răng

Dùng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau sẽ giúp giảm các triệu chứng đau nhức, ê buốt như:

Thuốc giảm đau răng lợi: Aspirin, Paracetamol,…

Thuốc kháng sinh: Doxycyclin, Tetracyclin, Spiramycin, Amoxicillin có thể kết hợp với Metronidazol.

Các loại thuốc trên cần sử dụng theo chỉ dẫn của nha sĩ để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Dùng thuốc giảm đau

Dùng thuốc giảm đau

2. Cách chăm sóc răng sau khi mài hiệu quả

Ngoài các cách khắc phục răng ê buốt trên, bạn cần có chế độ chăm sóc răng sau khi mài hàng ngày như sau:

– Đánh răng mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, không nên đánh răng quá mạnh hay quá lâu vì lớp men răng sẽ bị tổn thương và khiến răng bị yếu dần.

– Nên đợi khoảng 30 phút sau khi ăn để men răng ổn định rồi với vệ sinh răng miệng.

– Đánh răng với bàn chải lông mềm và dùng máy tăm nước để hạn chế những tổn thương sau khi mài răng.

– Dùng chỉ nha kha và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn mảng bám trên răng.

– Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều đường, không hút thuốc lá.

– Bạn cần phải từ bỏ những thói quen có hại cho răng như: cắn móng tay, nghiến răng, mút môi,…

– Hạn chế tham gia vào những hoạt động có nguy cơ tổn thương đến răng và nướu khi răng còn yếu.

Bên cạnh đó, bạn cần thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng của răng sau mài. Đồng thời các bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hơn bằng cách lấy cao răng và mảng bám bằng các thiết bị chuyên dụng.

Cách chăm sóc răng sau khi mài hiệu quả

Cách chăm sóc răng sau khi mài hiệu quả

3. Lưu ý giúp mài răng khi bọc răng sứ được an toàn

Để không gặp biến chứng răng ê buốt sau khi mài răng, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

– Chỉ mài răng khi thực sự cần thiết, tham khảo và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên môn. Tránh gặp trường hợp răng quá nhạy cảm khi mài răng, sẽ khiến răng yếu và gặp nhiều biến chứng về sau.

– Trường hợp mài răng chỉ tiến hành ở độ tuổi phù hợp, độ tuổi an toàn là trên 18 tuổi.

– Hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi trong thực phẩm hàng ngày để giúp răng chắc khỏe hơn.

– Nên tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để mài răng. Hầu hết những cơ sở uy tín đều trang bị máy móc, thiết bị hiện đại. Đồng thời có bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp mài răng. Nên sẽ ngăn ngừa được tình trạng răng bị ê buốt tối đa.

Hy vọng với những cách giảm ê buốt sau khi mài răng đã được chia sẻ sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng khó chịu về răng miệng. Đồng thời, để có một hàm răng khỏe mạnh, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín và luôn chăm sóc răng miệng thật kỹ càng.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Răng bị ê buốt sau khi mài là vì sao? Cần lưu ý những gì?”

Sức khỏe đời sống: “Ðau sau bọc răng sứ, khắc phục thế nào?”

Wiki nha khoa: “Răng Bị Ê Buốt Sau Khi Bọc Sứ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục”

Pro Teeth Guard: “How To Relieve Tooth Pain From Grinding?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách giảm ê buốt sau khi mài răng
Buốt răng khi trời lạnh: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Buốt răng khi trời lạnh: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Nhiệt độ lạnh khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt hơn. Răng ê buốt nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ngày càng nặng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Mách bạn các cách giảm ê buốt răng tức thì hiệu quả tại nhà

Mách bạn các cách giảm ê buốt răng tức thì hiệu quả tại nhà

Tình trạng ê buốt răng sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là khi ăn nhai. Nếu không điều trị kịp thời, vấn đề này sẽ

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Ê buốt răng sau sinh do đâu? Cách điều trị an toàn

Ê buốt răng sau sinh do đâu? Cách điều trị an toàn

Ê buốt răng sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Điều này khiến cho không ít sản phụ lo lắng cho sức khỏe của mình. Để biết vì sao bị ê

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
TOP 11 loại nước súc miệng chống ê buốt răng an toàn, hiệu quả

TOP 11 loại nước súc miệng chống ê buốt răng an toàn, hiệu quả

Những nước súc miệng chống ê buốt răng được nhiều người tin tưởng và lựa chọn là SensiKin, Foramen Sensitive, Pierrot, Biotopcare

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Tổng hợp 11 loại kem đánh răng chống ê buốt cực hiệu quả

Tổng hợp 11 loại kem đánh răng chống ê buốt cực hiệu quả

Sensodyne, PS Sensitive Expert, Crest Pro-Health Sensitive, Emoform-F… là những “ứng cử viên sáng giá” trong danh sách các loại kem

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Đối phó với Đau răng ê buốt cả hàm: Cách chữa và cách phòng

Đối phó với Đau răng ê buốt cả hàm: Cách chữa và cách phòng

Đau răng ê buốt cả hàm là một hiện tượng gây ra cảm giác rất khó chịu xung quanh bề mặt răng hoặc từ bên trong. Tình trạng trên xảy ra

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm