18/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Ê buốt răng thường diễn ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Bạn có thể cảm thấy đau nhức do dây thần kinh trong răng tiếp xúc với các tác nhân gây ê buốt. Vậy cách khắc phục răng ê buốt phù hợp nhất là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Theo Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu, ê buốt răng là tình trạng nhiều người gặp phải khi ăn một số thực phẩm quá nóng hay quá lạnh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến răng ê buốt:
– Nghiến răng khi ngủ: Đây là thói quen có hại cho răng. Khi nghiến răng, hai hàm răng sẽ bị ghì và siết chặt, tăng áp lực lên răng và phát ra những tiếng ken két. Điều này khiến cho răng của bạn bị mòn dần và gây tình trạng ê buốt.
– Đánh răng sai cách: Thói quen đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải đánh răng lông cứng, đánh răng quá nhiều lần trong ngày,… là những nguyên nhân làm mòn men răng và khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
– Thực phẩm chứa acid: Thực phẩm chứa nhiều acid như đồ chua, nước có gas,… cũng là nguyên nhân làm răng ê buốt và nhức. Vì acid sẽ mài mòn lớp men răng, làm lộ ngà răng và khiến răng nhạy cảm hơn.
– Bệnh lý về răng miệng: Khi mắc một số bệnh về răng miệng như tụt nướu, viêm nướu,… chân răng cũng sẽ bị ảnh hưởng và xảy ra tình trạng ê buốt.
– Thực hiện các thủ thuật nha khoa: Răng sẽ trở nên nhạy cảm sau khi tẩy trắng răng, bọc răng sứ, bọc mão răng giả hay các hình thức phục hình răng khác. Tình trạng ê buốt răng sẽ biến mất sau 4 – 6 tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để chăm sóc răng miệng đúng cách.
Tỏi là một trong những bài thuốc dân gian có thể làm giảm được cơn đau ê buốt của hàm răng. Thành phần của tỏi chứa Fluor và Allicin giúp bảo vệ và phục hồi ngà răng.
Cách thực hiện:
– Tỏi tươi bóc vỏ, giã nhỏ với một ít muối.
– Đắp hỗn hợp lên răng khoảng 5 – 10 phút.
– Thực hiện 2 – 3 lần trong ngày cho đến khi răng giảm ê buốt hẳn.
Trong nước muối có chứa các ion có tính sát khuẩn cao, nên súc miệng bằng nước muối giúp giảm viêm và tiêu sưng. Qua đó làm giảm tình trạng răng ê buốt hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Cho muối vào 1 cốc nước ấm rồi khuấy đều đến khi hòa tan hoàn toàn.
– Dùng dung dịch nước muối ngậm trong khoảng 3 – 5 phút.
– Thực hiện liên tục trong ngày đến khi triệu chứng giảm hẳn.
Trà xanh chứa hàm lượng lớn fluor và allicin rất tốt cho răng miệng, làm giảm ê buốt rất tốt. Không chỉ vậy, hoạt chất lactic trong trà xanh còn giúp ngăn ngừa các chất hòa tan canxi trên răng. Qua đó ngăn ngừa tình trạng mài mòn men răng.
Do đó, súc miệng bằng trà xanh là cách làm giảm tê buốt răng được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện:
– Lấy một nắm lá trà xanh, bỏ lá sâu rồi rửa sạch.
– Cho lá trà xanh vào nồi nước rồi đun sôi.
– Đợi nước nguội bớt thì lấy để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 phút.
Tinh dầu đinh hương chứa hoạt chất eugenol là một chất gây tê tự nhiên. Nhờ vậy mà eugenol có thể gây tê và giảm đau buốt răng. Ngoài ra, đinh hương còn có tính kháng khuẩn, giúp giảm viêm và sưng tấy ở khu vực viêm nhiễm.
Các bước thực hiện:
– Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu đinh hương vào tăm bông.
– Thoa nhẹ nhàng vào vùng bị đau, giữ nguyên trong vòng 5 – 10 phút.
– Thoa lại sau 2 – 3 giờ để đảm bảo hiệu quả giảm đau.
Trong lá bàng chứa nhiều hoạt chất như saponin, phytosterol, flavonoid, tanin, có tác dụng chống oxy hóa, ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Lá bàng tác dụng với enzyme trong nước bọt sẽ hình thành một lớp màng giúp bảo vệ răng miệng, giảm ê buốt răng đáng kể.
Cách thực hiện như sau:
– Lấy 1 nắm lá bàng rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
– Cho lá bàng vào máy xay nhuyễn với 1/2 muỗng muối.
– Lấy hỗn hợp ra cốc chứa 250ml nước ấm rồi khuấy đều.
– Lọc nước qua rây, dùng nước lá bàng ngậm trong miệng khoảng 3 – 5 phút.
– Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày để giảm ê buốt răng.
Trong lá trầu không chứa nhiều hợp chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe răng miệng như Chavicol, Eugenol, Cineol,… Do đó, bạn có thể dùng nước lá trầu không để súc miệng.
Cách thực hiện như sau:
– Lấy 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch, cho vào nồi cùng với 2 – 3 bát nước sạch.
– Đun sôi cho đến khi còn 1 bát thì tắt bếp.
– Lấy nước trầu không súc miệng nhiều lần trong ngày.
– Thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Tình trạng răng thiếu canxi kéo dài sẽ tiềm ẩn một vài rủi ro đến sức khỏe, thậm chí là thẩm mỹ. Vì thế bổ sung canxi hàng ngày cần phải được chú trọng. Để bổ sung canxi cho cơ thể bạn có thể sử dụng các thực phẩm nhiều canxi như sữa, bơ hoặc là các loại rau xanh như bông cải xanh, quả hạnh nhân và các loại đậu.
Tình trạng ê buốt răng sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi ăn những món yêu thích. Những mẹo ăn uống giúp hạn chế ê buốt răng:
– Những người có răng nhạy cảm cần hạn chế thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh như cháo nóng, nước lẩu nóng, nước đá, kem,…
– Bổ sung thực phẩm giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt, làm ẩm miệng như thực phẩm giàu chất xơ, sữa chua, sữa tươi,…
– Thức ăn quá ngọt cũng sẽ kích thích các dây thần kinh ở ngà răng và làm đau răng. Những thực phẩm nhiều đường mà bạn nên tránh: soda, bánh kẹo, bánh ngọt, bánh mì sandwich, trái cây sấy khô,…
– Thực phẩm có tính acid cao sẽ làm mòn men răng, gây viêm nướu, khiến răng dễ bị ê buốt. Nước ngọt có gas, trái cây họ cam quýt, nước ép trái cây đều có hàm lượng acid cao cần tránh.
Bổ sung florua để tăng cường sức khỏe men răng không chỉ giúp giảm cảm giác ê buốt răng mà còn ngăn ngừa sâu răng. Các bác sĩ nha khoa có thể kê đơn nước súc miệng và gel có florua phù hợp với từng tình trạng sức khỏe.
Nhiều người thường nghĩ đánh răng mạnh sẽ loại bỏ mảng bám trên răng tốt hơn. Tuy nhiên, đánh răng quá mạnh sẽ làm bào mòn men răng và răng ê buốt. Do đó, bạn cần từ bỏ thói quen này, sử dụng bàn chải lông mềm và đánh răng thật nhẹ nhàng.
Để phòng ngừa tình trạng răng ê buốt thì vấn đề vệ sinh răng miệng là vô cùng quan trọng, cụ thể:
– Đánh răng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn sâu trong kẽ răng.
– Dùng bàn chải đánh răng mềm để ngăn ngừa kích ứng và mài mòn răng. Cần lưu ý làm sạch bàn chải đánh răng sau khi dùng để tránh vi khuẩn và bệnh.
– Sử dụng dụng cụ bảo vệ ban đêm nếu bạn thường xuyên nghiến răng khi ngủ.
– Khám nha khoa định kỳ ít nhất 4 – 6 tháng/lần.
Bài viết đã gợi ý những cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Tình trạng ê buốt răng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Vì thế, sau khi áp dụng nhiều biện pháp mà vẫn cảm thấy đau nhức, bạn nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×