Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Thường xuyên chảy máu nướu răng là bệnh gì? 11 cách xử lý an toàn

Thường xuyên chảy máu nướu răng là bệnh gì là nỗi băn khoăn của nhiều người khi mỗi lần chải răng hay thậm chí không va chạm nướu cũng chảy máu. Trong bài viết dưới đây, Nha Khoa Paris sẽ chia sẻ một số cách xử lý chảy máu nướu răng tạm thời và lâu dài hiệu quả và an toàn nhất cho quý khách tham khảo.

1. Thường xuyên chảy máu nướu răng là bệnh gì?

Theo Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, chảy máu nướu răng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng hoặc do những bệnh toàn thân khác như ung thư máu, giảm tiểu cầu…

1.1. Viêm nướu

Chảy máu chân răng là triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh viêm nướu. Ngoài ra, nướu còn có biểu hiện sưng tấy, đỏ, dễ bị tổn thương khi đánh răng hoặc chỉ nha khoa.

Chảy máu chân răng là triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm nướu

Chảy máu chân răng là triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm nướu

1.2. Viêm nha chu

Viêm nha chu là một bệnh tiến triển nặng hơn của viêm nướu gây ra chảy máu chân răng do mô mềm nướu bị tổn thương, cấu trúc xương hàm bị phá huỷ gây tụt nướu, răng lung lay, mất răng (1).

1.3. Áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng có mủ ở chân răng do sâu răng, viêm nướu, … khiến vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong răng. Bệnh thường có các triệu chứng như đau nhức, chảy máu nướu, sốt cao, sưng vùng mặt (2).

1.4. Ung thư khoang miệng

Biểu hiện ban đầu của ung thư khoang miệng khá giống các bệnh nướu thông thường như chảy máu chân răng, loét miệng, hôi miệng, ăn uống khó khăn, nổi hạch trong khoang miệng. Khi các khối u phát triển, chúng chèn ép vào khu vực lân cận, xâm lấn mô nướu gây chảy máu chân răng kéo dài.

Bệnh ung thư khoang miệng gây chảy máu chân răng

Bệnh ung thư khoang miệng gây chảy máu chân răng

1.5. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường làm tăng lượng đường trong máu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Tình trạng này khiến hệ miễn dịch suy yếu, làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng, tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng gây ra triệu chứng chảy máu chân răng.

1.6. Ung thư máu

Chảy máu nướu răng có thể là triệu chứng sớm của bệnh ung thư máu. Nguyên nhân là do bệnh làm giảm tiểu cầu trong máu, ảnh hưởng đến quá trình đông máu gây ra chảy máu chân răng. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác đi kèm như nướu và lưỡi đỏ thẫm, xuất hiện vết loét trong khoang miệng.

1.7. Xuất huyết giảm tiểu cầu

Đây là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu giảm, dẫn đến khó đông máu và dễ bị chảy máu, trong đó có chảy máu nướu.

1.8. Bệnh Hemophilia hoặc von Willebrand

Hemophilia hoặc von Willebrand là các bệnh di truyền làm rối loạn quá trình đông máu. Những người mắc các bệnh này thường có xu hướng chảy máu kéo dài hơn bình thường. Trong đó, chảy máu chân răng là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân này.

1.9. Sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết, virus dengue tấn công và làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu, khiến máu khó đông lại và gây chảy máu, trong đó có chảy máu nướu. Bên cạnh đó, virus cũng làm tổn thương các mạch máu nhỏ, khiến chúng trở nên dễ tổn thương hơn.

Sốt xuất huyết gây suy giảm tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu chân răng

Sốt xuất huyết gây suy giảm tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu chân răng

2. Một số nguyên nhân gây chảy máu nướu răng

Những nguyên nhân gây chảy máu nướu răng phổ biến bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng kém gây tích tụ mảng bám dẫn đến hình thành vôi răng, mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở kẽ răng gây viêm nướu và chảy máu.
  • Chải răng theo chiều ngang, chà xát mạnh, dùng bàn chải lông cứng có thể làm tổn thương nướu gây chảy máu.
  • Dùng chỉ nha khoa sai cách, dùng lực quá mạnh làm tổn thương nướu gây chảy máu
  • Va đập mạnh, ăn nhai đồ cứng có thể làm nướu bị xước gây chảy máu
  • Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến nướu, giảm khả năng chống nhiễm trùng gây ra viêm nướu và chảy máu
  • Thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt có thể làm tăng độ nhạy cảm của nướu.
  • Phẫu thuật nha khoa sai kỹ thuật sẽ làm nướu bị tổn thương và chảy máu nhẹ.
  • Thiếu vitamin C làm suy giảm khả năng miễn dịch của nướu, khiến vết thương lâu lành, tăng nguy cơ chảy máu.
  • Thiếu vitamin K làm tăng nguy cơ chảy máu hơn.
Những nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Những nguyên nhân gây chảy máu chân răng

3. Chảy máu chân răng thường xuyên có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng thường xuyên là tình trạng nguy hiểm cần có biện pháp điều trị dứt điểm. Nếu không, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Ảnh hưởng đến tim mạch do tình trạng gây nhiễm trùng ngược dòng lên các mạch máu.
  • Vi khuẩn gây viêm nướu có thể xâm nhập vào máu và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, như viêm nội tâm mạc, viêm khớp.
  • Vi khuẩn từ viêm nướu có tác động tiêu cực đến mẹ bầu và thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân.
  • Mất răng, răng lung lay do viêm nhiễm kéo dài làm phá huỷ cấu trúc xương hàm.
Chảy máu chân răng thường xuyên là tình trạng nguy hiểm cần điều trị kịp thời

Chảy máu chân răng thường xuyên là tình trạng nguy hiểm cần điều trị kịp thời

4. Cách xử lý chảy máu chân răng thường xuyên

Theo lời khuyên của bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, người bệnh khi có triệu chứng chảy máu chân răng, dù đến từ nguyên nhân nào cũng có thể áp dụng các biện pháp xử lý dưới đây:

4.1. Dùng gạc cầm máu

Lấy miếng gạc y tế áp vào vùng nướu đang chảy máu, ấn nhẹ đến khi nào máu ngừng chảy thì bỏ gạc ra.

4.2. Chườm lạnh

Lấy một miếng gạc nhỏ, thấm vào nước đá rồi chườm lên vùng nướu bị chảy máu. Biện pháp này cũng giúp giảm đau và sưng do viêm nướu. Lưu ý chỉ chườm lạnh trong 10 phút mỗi lần và nghỉ 10 phút.

4.3. Đắp bột nghệ lên nướu

Curcumin trong bột nghệ giúp chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả trong trường hợp bị chảy máu nướu răng. Hãy lấy một ít tinh bột nghệ rồi trộn với nước tạo thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên vùng nướu đang tổn thương để cầm máu.

Cách dùng tinh bột nghệ trị chảy máu chân răng

Cách dùng tinh bột nghệ trị chảy máu chân răng

4.4. Dùng túi trà đen

Axit tannic có trong trà đen có tác dụng cầm máu, hỗ trợ hình thành cục máu đông. Bạn hãy dùng túi trà đen còn ấm áp vào vùng nướu đang bị chảy máu, ấn nhẹ và giữ cho tới khi máu ngừng chảy.

4.5. Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc chứa các chất chống viêm giúp làm dịu vùng nướu sưng đỏ và điều trị chảy máu chân răng hiệu quả. Bạn có thể pha 1 tách trà hoa cúc, chờ khi trà còn ấm thì ngậm hoặc súc miệng 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy tình trạng chảy máu chân răng thuyên giảm

4.6. Dùng mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu vết thương. Bên cạnh đó, mật ong còn tạo một lớp màng bảo vệ trên bề mặt vết thương, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Bạn chỉ cần thoa mật ong trực tiếp lên vùng nướu đang tổn thương, thực hiện 3 – 4 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị chảy máu nướu răng hiệu quả, an toàn

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị chảy máu nướu răng hiệu quả, an toàn

4.7. Sử dụng thuốc

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và được tư vấn hướng điều trị thông qua một số loại thuốc như:

  • Thuốc chống viêm: Tác dụng giảm viêm, tiêu sưng, ví dụ như alpha chymotrypsin
  • Thuốc kháng sinh: Có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây sưng viêm hiệu quả, nhanh chóng. Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến như Azithromycin, Tetracycline, Amoxicillin, Metronidazol (3).

4.8. Trị dứt điểm chảy máu chân răng tại cơ sở nha khoa

Khi đến các cơ sở nha khoa, bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân nào gây ra tình trạng chảy máu chân răng để lập kế hoạch điều trị phù hợp.

Sau đó, nha sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật nha khoa để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh như lấy cao răng, điều trị viêm nướu, phẫu thuật nha chu. Cuối cùng, tư vấn người bệnh cách chăm sóc tại nhà để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hiện tại, Nha khoa Paris đang áp dụng nhiều công nghệ mới giúp điều trị chảy máu nướu chân răng hiệu quả. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và cơ sở vật chất hiện đại. Tại đây, chúng tôi cam kết sẽ điều trị dứt điểm bệnh viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng… Từ đó, loại bỏ triệt để tình trạng chảy máu chân răng.

Khách hàng sẽ được điều trị chảy máu nướu răng bởi đội ngũ nha sĩ giỏi tại Nha Khoa Paris

Khách hàng sẽ được điều trị chảy máu nướu răng bởi đội ngũ nha sĩ giỏi tại Nha Khoa Paris

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa Paris sẽ thăm khám trực tiếp và tư vấn khách hàng phương pháp điều trị phù hợp nhất. Liên hệ ngay hotline 1900 6900 hoặc điền form đăng ký để đặt lịch ngay hôm nay.

4.9. Vệ sinh đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách góp phần giảm tình trạng chảy máu chân răng tối đa. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

  • Chải răng theo chiều xoay tròn, tránh chải theo chiều ngang, dùng lực chải nhẹ với bàn chải lông mềm để tránh tổn thương nướu.
  • Chải răng tối đa 2 phút/lần, nên thực hiện sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng bằng cách quấn một phần chỉ vào 2 ngón giữa của mỗi tay, luồn nhẹ nhàng qua các kẽ răng để tránh tổn thương nướu.
  • Súc miệng bằng các sản phẩm chuyên dụng có chứa chlorhexidine, cetylpyridinium chloride (CPC), fluoride để loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ men răng.
  • Súc miệng bằng nước muối giúp sát trùng, giảm viêm và sưng nướu.

4.10. Ăn nhiều các thực phẩm chứa vitamin C, K

Các nhóm thực phẩm giàu vitamin C và K bao gồm:

  • Vitamin C: Bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, đu đủ, ớt chuông…
  • Vitamin K: Bắp cải, cải xoăn, măng tây, rau bina, húng quế, kinh giới, bơ thực vật (4).
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, K để trị chảy máu chân răng

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, K để trị chảy máu chân răng

4.11. Ngừng hút thuốc

Khi bị chảy máu nướu răng, bạn không nên sử dụng thuốc lá. Bởi những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nhiều mảng bám và cao răng hơn so với người không hút, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Không chỉ vậy, các hóa chất có trong thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về nướu và gây chảy máu chân răng.

5. Cách ngăn ngừa chảy máu nướu răng tái phát

Để tránh bệnh chảy máu nướu răng tái phát, cần tuân thủ một số vấn đề dưới đây:

  • Đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày.
  • Thay bàn chải đánh răng 3 – 4 tháng/lần.
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ cao răng và phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt, tăng cường rau xanh, trái cây.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress.
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm nha khoa chuyên dụng như kem đánh răng có chứa fluoride, nước súc miệng kháng khuẩn…
  • Điều trị các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, rối loạn đông máu… giúp giảm nguy cơ chảy máu chân răng.
Biện pháp phòng ngừa chảy máu nướu răng hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa chảy máu nướu răng hiệu quả

6. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường cho thấy bạn cần đi khám nha sĩ ngay:

  • Chảy máu chân răng nhiều, không cầm máu.
  • Nướu sưng đỏ, có ổ mủ.
  • Hôi miệng
  • Răng lung lay
  • Sốt cao
  • Sưng mặt, nổi hạch ở cổ hoặc trong khoang miệng

Trên đây là những giải thích chi tiết cho thắc mắc thường xuyên chảy máu nướu răng là bệnh gì và gợi ý một số biện pháp xử lý hiệu quả và an toàn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía dưới, Nha khoa Paris sẽ giải đáp sớm nhất.

Hiển thị nguồn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ