Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Flour là gì? Vai trò và các phương pháp bổ sung flour hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Nghệ An.

Flour là gì? Flour có tác dụng gì? Bổ sung flour như thế nào? ắt hẳn là những câu hỏi đang được rất nhiều bạn quan tâm. Bởi dạo gần đây các sản phẩm vệ sinh răng miệng có thành phần flour đang được quảng cáo rất rầm rộ, được nhiều người lựa chọn. Hơn nữa, đây cũng là các sản phẩm được chính bác sĩ nha khoa khuyên dùng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề ngày ngay trong bài viết.

1. Flour là gì

Flour là một khoáng chất tồn tại sẵn trong tự nhiên và cơ thể con người, với ký hiệu trong bảng tuần hoàn hóa học là F. Điều đặc biệt, lượng flour trong cơ thể sẽ được hoạt động dựa trên cơ chế khử khoáng và tái khoáng mỗi ngày.

Flour trong cơ thể sẽ tập trung đến 95% ở răng và xương, 5% còn lại sẽ phân bố đều ở các bộ phận khác. Tổng lượng khoáng chất flour có ở trong cơ thể sẽ là khoảng 2 gram.

Còn trong tự nhiên, chúng sẽ xuất hiện chủ yếu ở vỏ trái đất và đất đá. Bạn vẫn có thể tìm thấy flour ở trong các nguồn nước (sông, hồ, suối) hoặc thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Flour là gì

Flour là gì – Flour là một khoáng chất tự nhiên

2. Flour có tác dụng gì sức khỏe con người

2.1. Vai trò phát triển răng

Theo bác sĩ nha khoa Lê Thị Hải, flour là một trong những hợp chất quan trọng tham gia vào quá trình phát triển răng của con người. Chúng không chỉ giúp hình thành men răng mà còn giúp tăng cường sự chắc chắn của hàm răng.

Vào giai đoạn hình thành men răng, flour sẽ cùng các hợp chất khác như canxi, photpho để thúc đẩy quá trình phát triển của men răng. Đây cũng chính là bộ phận cứng nhất của của răng, được ví như “lá chắn bảo vệ” cho ngà và tủy răng bên trong.

Còn khi răng đã hình thành đầy đủ, flour sẽ có vai trò tái khoáng men răng theo cơ chế tự nhiên. Nhờ vậy “lá chắn bảo vệ” của răng sẽ được tái tạo liên tục giúp chắc chắn hơn, ngăn ngừa tình trạng bị sâu, nứt hay các vấn đề khác.

Flour là gì - Vai trò phát triển răng

Vai trò phát triển răng của flour

2.2. Vai trò phát triển xương

Không chỉ giúp phát triển răng, flour còn giúp phát triển xương cũng như khôi phục lại các tổn thương ở xương thông qua quá trình tổng hợp – chuyển đổi collagen.

– Phát triển xương: Flour kết hợp với natri ở trong cơ thể, từ đó kích thích quá trình sản sinh các mô xương chắc chắn.

– Khôi phục lại các tổn thương ở xương: Khi xương bị tổn thương (gãy, rạn), flour sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp và chuyển đổi collagen giúp tái tạo lại mô xương mới.

Ngoài ra, flour nếu được bổ sung đúng cách còn giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người cao tuổi.

Flour là gì - Vai trò phát triển xương

Vai trò phát triển xương của flour

2.3. Vai trò trong quá trình chuyển hóa canxi, photpho

Để chuyển hóa canxi và photpho trong cơ thể thành công thì không thể “vắng mặt” flour. Chúng giống như một chất trung gian giúp canxi và photpho có thể chuyển đổi một cách dễ dàng, không gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nếu như flour bị thiếu, canxi và photpho được dung nạp vào cơ thể sẽ không được chuyển hóa hết khiến cho men răng bị yếu, từ đó tăng nguy cơ bị sâu răng.

Ngược lại, nếu như bị thừa flour sẽ gây ra hiện tượng rối loạn chuyển hóa canxi và photpho. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xương bị xốp, yếu, dễ bị gãy.

3. Vì sao flour có thể ngăn ngừa sâu răng

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, flour có thể giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh lý sâu răng là nhờ vào hai cơ chế tái khoáng men răng và ức chế vi khuẩn gây hại.

– Cơ chế tái khoáng men răng: Fluor có thể ngấm vào men răng và tương tác trực tiếp với thành phần apatit trên răng. Quá trình tương tác này sẽ sản sinh ra fluoroatit – giúp răng trở nên chắc chắn hơn, từ đó hạn chế tình trạng axit làm mài mòn men và giảm nguy cơ bị sâu răng.

– Ức chế vi khuẩn gây hại: Flour có khả năng ức chế vi khuẩn gây hại thông qua việc tác động đến quá trình chuyển hóa đường trên bề mặt. Trong khi đó, quá trình chuyển hóa đường sẽ sản sinh ra axit gây hại cho men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng tăng sinh nhanh chóng.

Đây cũng là lý do vì sao, các sản phẩm kem đánh răng chứa thành phần flour ngày càng được sản xuất và sử dụng rộng rãi hơn.

Flour là gì - Vì sao flour có thể ngăn ngừa sâu răng

Flour có thể ngăn ngừa sâu răng là nhờ khả năng tái khoáng men răng và ức chế vi khuẩn

4. Khi nào cần bổ sung flour

Không phải ai trong chúng ta cũng cần bổ sung flour. Để tránh tình trạng thừa flour, bạn chỉ nên bổ sung chúng trong các trường hợp như sau:

– Trẻ từ 7 – 15 tuổi: Đây là thời điểm trẻ thay răng sữa, phát triển răng vĩnh viễn  và phát triển nhiều về thể chất. Nên phụ huynh lưu ý cần cung cấp các dưỡng chất flour, canxi và vitamin D nhiều hơn bình thường. Đảm bảo bổ sung flour đầy đủ để trẻ có một hàm răng chắc khỏe và một thể chất tốt nhất.

– Bề mặt răng có nhiều vết đốm, vằn ngang: Đây là các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu flour hoặc thiếu sản men răng. Từ đó sẽ làm cho quá trình tái khoáng không thể bù lại được lượng flour mất hàng ngày theo cơ chế tự nhiên.

– Răng bị đổi màu không phải do thực phẩm hay kháng sinh: Nếu răng của bạn đột nhiên bị vàng, tối màu hơn mà không phải do thực phẩm hay sử dụng thuốc kháng sinh thì nên bổ sung thêm flour. Bởi rất có thể cơ thể của bạn đang bị thiếu flour.

– Thân răng có vết lõm: Thường là do men răng bị mài mòn, cần phải bổ sung flour gấp để tái tạo lại men răng. Bởi men răng bị mài mòn nếu không được xử lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám tích tụ, vi khuẩn gây hại tăng sinh nhanh chóng.

– Người bị giang mai bẩm sinh: Do ảnh hưởng từ bệnh lý giang mai nên rất dễ bị thiếu sản men răng khiến răng có nguy cơ bị gãy, nứt cũng như gặp các vấn đề khác. Vậy nên, bạn cần bổ sung flour để răng trở nên chắc chắn hơn.

– Người có nguy cơ bị sâu răng cao: Cụ thể là người mắc chứng khô miệng, chế độ ăn nhiều đường, vệ sinh răng miệng kém… sẽ có nguy cơ bị sâu răng rất cao. Nên bổ sung flour thường xuyên, đúng liều lượng để giúp bảo vệ răng tốt hơn.

5. Bổ sung flour cho răng bằng cách nào

Có hai cách để bổ sung flour cho răng là bổ sung toàn thân và bổ sung tại chỗ.

5.1. Cách bổ sung toàn thân

Đây chính là cách bổ sung flour thông qua việc ăn uống hàng ngày, không chỉ tốt cho sức khỏe răng miệng mà còn giúp xương thêm chắc khỏe, nâng cao sức khỏe tổng thể.

+ Sử dụng các thực phẩm giàu khoáng chất flour: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm dưới đây trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

– Nho tươi, nho khô.

– Hải sản.

– Khoai tây.

– Cà chua.

– Súp lơ.

– Bắp cải.

– Cà rốt.

+ Sử dụng các loại đồ uống có chứa nhiều flour:

– Vang trắng.

– Trà xanh.

– Trà đen,

– Nước soda.

Tuy nhiên, đây là các loại thức uống dễ gây ảnh hưởng đến màu sắc của răng nên bạn nên cân nhắc về tần suất sử dụng.

+ Sử dụng các viên uống chức năng bổ sung flour – Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cách bổ sung toàn thân

Cách bổ sung toàn thân thông qua chế độ ăn uống hàng ngày

5.2. Cách bổ sung tại chỗ

Thay vì mất một khoảng thời gian đợi flour chuyển hóa rồi tác động đến răng, bạn hoàn toàn có thể bổ sung ngay tại chỗ bằng các cách như:

– Dùng loại kem đánh răng chứa thành phần flour.

– Dùng loại nước súc miệng chứa thành phần flour.

– Tái khoáng men răng chuyên sâu tại nha khoa.

Riêng đối với phương pháp tái khoáng tại nha khoa sẽ được chỉ định trong các trường hợp răng bị sâu nhẹ, thiếu sản men răng.

Cách bổ sung tại chỗ

Cách bổ sung tại chỗ bằng việc sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng chứa flour

6. Hướng dẫn sử dụng flour vệ sinh răng miệng

Nhằm đạt được hiệu quả làm sạch, nâng cao sức khỏe răng miệng như mong muốn, bạn cần phải sử dụng flour vào trong qua trình vệ sinh răng nướu theo các bước dưới đây.

Bước 1 – Đánh răng

Lấy một lượng kem đánh răng chứa flour vừa đủ với người dùng. Ví dụ, với trẻ từ 3 – 5 tuổi, chỉ nên lấy lượng kem đánh răng bằng một hạt đậu nhỏ. Không nên sử dụng quá nhiều kem đánh răng vì có thể dẫn đến hiện tượng thừa flour.

Chải răng một cách kỹ lưỡng và đều ở tất cả các mặt trong khoảng 2 – 3 phút. Lưu ý là chải răng theo chiều dọc hoặc xoay nhẹ phần đầu lông bàn chải sẽ giúp loại bỏ cặn thức ăn và mảng bám hiệu quả hơn.

Bước 2 – Sử dụng chỉ nha khoa (máy tăm nước)

Để làm sạch các kẽ răng hơn, sau khi chải răng bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước. Chúng sẽ giúp loại bỏ các cặn thức ăn và mảng bám trong kẽ răng rất nhanh chóng.

Bước 3 – Dùng nước súc miệng

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm có chứa flour để làm sạch lại toàn bộ khoang miệng sau khi chải răng và sử dụng chỉ nha khoa (máy tăm nước).

Trong quá trình súc miệng, bạn cần ngậm dung dịch trong khoảng 30 – 60 giây, nhằm đảm bảo chúng tác động đến mọi ngóc ngách ở hàm răng. Hơn nữa, đây cũng là khoảng thời gian đủ để nước súc miệng phát huy được hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng flour vệ sinh răng miệng

Hướng dẫn sử dụng flour vệ sinh răng miệng đúng cách

7. Những lưu ý khi sử dụng fluor cho răng

Sử dụng flour cho răng, đặc biệt là trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng trên thực tế có rất nhiều điều bạn cần phải lưu ý trong quá trình này.

– Dùng kem đánh răng có chứa thành phần flour đúng liều lượng.

– Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm làm sạch răng có flour cho trẻ dưới 3 tuổi.

– Dùng nước súc miệng có chứa thành phần flour với tần suất 1 lần mỗi tuần

– Không pha loãng nước súc miệng có chứa flour để vệ sinh miệng.

– Ưu tiên các sản phẩm làm sạch răng miệng có flour có nguồn gốc rõ ràng, của thương hiệu uy tín.

Với những chia sẻ trong khuôn khổ nội dung bài viết, mong rằng đã giúp bạn có được đáp án như mong muốn đối với câu hỏi “Flour là gì?”. Để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe răng miệng, thẩm mỹ nha khoa đừng quên theo dõi Nha Khoa Paris thường xuyên.

Hiển thị nguồn

Báo Tuổi Trẻ: “​Flour và sức khỏe răng miệng”
Nhà Thuốc Long Châu: “Tìm hiểu về nước súc miệng chứa Flour”
Klinik Nişantaşı: “Flour Application”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Flour