
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.
Bọc răng sứ bị viêm lợi là hiện tượng phần mô mềm ở nơi tiếp xúc với răng sứ mới phục hình bị tấy đỏ, làm cho răng thật bị yếu đi và xuất hiện những cơn đau âm ỉ. Để cải thiện các triệu chứng trên, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian ngay tại nhà. Tuy nhiên, muốn điều trị dứt điểm bệnh lý, cách tốt nhất là bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín.
Bệnh lý viêm lợi sau khi bọc răng sứ thường có những dấu hiệu điển hình sau:
Nướu bị sưng tấy
Đối với vấn đề trên, Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết: viêm lợi sau khi làm răng sứ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng mà còn làm giảm tuổi thọ của răng sứ. Nếu không xử lý kịp thời, bạn còn có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác như: áp xe nướu, tiêu xương hàm, nhiễm trùng huyết… do vi khuẩn gây hại tiếp tục phát triển trong miệng
Trong trường hợp bệnh lý viêm lợi ở mức độ nghiêm trọng, các mối liên kết giữa cùi răng và mô nướu bị phá vỡ, gây tụt lợi, đồng thời khiến cho răng bị lung lay mạnh. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng thật và trồng răng giả thay thế để tránh gây nguy hại tới các bộ phận khác trong khoang miệng.
Chưa hết, viêm lợi sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ chắc chắn sẽ kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng, khiến cho quá trình ăn nhai trở nên khó khăn và bất tiện hơn rất nhiều. Thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đi xuống dạ dày là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Lâu ngày, bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu viêm lợi sau bọc răng sứ, bạn nên có phương án điều trị phù hợp để tránh những rủi ro gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Nếu như viêm lợi được phát hiện sớm, đang ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng bằng các mẹo dân gian tại nhà. Ví dụ như súc miệng nước muối, sử dụng tinh dầu sả, nha đam, dầu dừa, tinh dầu tràm trà, lá ổi, định hương và mật ong.
Nước muối là một dung dịch thường được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo sử dụng để làm sạch răng miệng hàng ngày nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Không chỉ vậy, các khoáng chất vi lượng có trong muối còn kích thích các mô nướu bị tổn thương tái tạo tế bào mới. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh lý viêm lợi như chảy máu chân răng, đau nhức cũng dần thuyên giảm.
Cách thực hiện:
Khi pha nước muối, bạn không nên pha quá mặn bởi có thể gây tổn thương tới niêm mạc miệng và làm cho tình trạng viêm nhiễm thêm nghiêm trọng. Ngoài cách tự pha tại nhà, bạn cũng có thể mua trực tiếp nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc để sử dụng.
Chữa viêm lợi tại nhà bằng nước muối
Trong bảng thành phần của tinh dầu sả có chứa hoạt chất citral. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Applied Microbiology đã thử nghiệm tác dụng của citral trên các chủng vi khuẩn có hại trong khoang miệng, bao gồm streptococcus mutans – vi khuẩn gây viêm nướu. Kết quả cho thấy citral có khả năng tiêu diệt loại vi khuẩn trên tới hơn 80%.
Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tinh dầu sả để chữa viêm lợi ngay tại nhà. Nếu như bạn áp dụng đúng cách, tình trạng viêm nhiễm sẽ dần dần được cải thiện.
Cách thực hiện:
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tinh dầu sả có thể gây kích ứng khoang miệng. Nếu cảm thấy khó chịu sau khi áp dụng cách trên, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn thêm giải pháp tối nhất.
Nha đam là một nguyên liệu tự nhiên có chứa đến hơn 70 thành phần dinh dưỡng bao gồm vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể. Trong đó, điển hình là acid salicylic, saponin và sterol. Đây là những hợp chất có tác dụng giảm hôi miệng, ức chế của các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và chống viêm nhiễm.
Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất trong nha đam còn có công dụng làm lành các mô nướu bị tổn thương rất tốt nên có thể làm giảm bớt bệnh lý viêm lợi.
Cách thực hiện:
Dầu dừa cũng là một nguyên liệu đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, trong đó có chữa viêm lợi. Thành phần axit lauric được tìm thấy trong dầu dừa có thể chuyển hóa thành monolaurin với đặc tính kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại khá tốt. Trong đó có cả streptococcus mutans và các chủng loại vi khuẩn gây viêm lợi khác.
Nhờ công dụng trên, dầu dừa được khá nhiều người sử dụng để điều trị bệnh viêm lợi ngay tại nhà.
Cách thực hiện:
Dầu dừa trị bọc răng sứ bị viêm lợi
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá tràm tươi. Bảng thành phần của tinh dầu tràm trà khá phong phú nhưng phổ biến vẫn là Eucalyptol và Terpineol. Chúng có công dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, tăng cường quá trình tái tạo và làm lành vết thương ở mô nướu.
Cách thực hiện:
Trong lần đầu tiên sử dụng, bạn nên pha tinh dầu tràm trà thật loãng. Bởi tinh dầu đặc có thể gây phát ban, nóng, thậm chí kích ứng niêm mạc miệng.
Lá ổi được nhiều người biết đến với công dụng điều trị viêm lợi nhờ thành phần Astringents. Đây là hợp chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, giúp mô nướu thêm săn chắc và giảm những cơn đau nhức răng do viêm nhiễm khá tốt.
Cách thực hiện:
Bạn nên áp dụng theo cách trên hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh răng miệng cẩn thận và có chế độ ăn uống khoa học để bệnh lý viêm nhiễm nhanh chóng giảm bớt.
Trị viêm lợi bằng lá ổi
Không chỉ được sử dụng nhiều trong nấu ăn, đinh hương còn có tác dụng trong việc điều trị bệnh lý viêm lợi. Nguyên liệu trên có chứa tới hơn 20% eugenol. Đây là chất kháng khuẩn và gây tê tự nhiên. Nếu bạn sử dụng đinh hương đúng cách, vi khuẩn gây viêm nướu sẽ dần bị loại bỏ, đồng thời cảm giác đau nhức nướu cũng được giảm bớt đáng kể.
Cách thực hiện:
Ngoài ra, bạn có thể nhai trực tiếp nụ hoa đinh hương trong khoảng 20 phút để tinh chất eugenol thấm vào vị trí viêm lợi.
Bên cạnh những nguyên liệu mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, mật ong cũng giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức và sưng tấy do viêm lợi gây ra. Bởi thành phần acid pantothenic và albumin trong mật ong có đặc tính sát khuẩn khá cao. Chúng sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, ngăn không cho tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
Cách thực hiện:
Mật ong có chứa thành phần kháng khuẩn
Để điều trị bệnh lý viêm lợi sau khi bọc răng sứ, các bác sĩ có thể cạo vôi răng, làm sạch mảng bám và loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hơn, các bác sĩ nha khoa thường chỉ định ghép vạt lợi hoặc bọc lại răng sứ mới.
Phương pháp cạo cao răng được áp dụng đối với những trường hợp chỉ bị viêm lợi ở mức độ nhẹ. Bác sĩ sử dụng thiết bị lấy cao răng siêu âm để làm sạch các mảng bám, vôi răng ở cả bề mặt răng và dưới nướu. Thông thường, quá trình trên thường kéo dài trong khoảng 20 – 30 phút.
Sau khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như Metronidazole, Amoxicillin, Minocycline… và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà để nhanh chóng giảm bớt các triệu chứng của bệnh lý như đau nhức, chảy máu hay sưng tấy.
Khi viêm lợi nhẹ, quá trình điều trị sẽ không tốn nhiều chi phí và thời gian. Ngoài ra, khả năng nướu phục hồi như lúc ban đầu rất cao. Do đó, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên chữa càng sớm càng tốt.
Bác sĩ cạo cao răng để chữa bọc răng sứ bị viêm lợi nhẹ
Biện pháp ghép lợi thường được bác sĩ chỉ định đối với trường hợp viêm nhiễm ở mức độ nặng và đã bị tụt nướu. Các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành làm sạch phần mô nướu bị viêm để loại bỏ ổ vi khuẩn.
Sau đó, các bác sĩ cắt, ghép vạt lợi vào phần mô nướu bị tụt để khôi phục hình dáng mô nướu và bảo vệ răng một cách hiệu quả nhất. Hiện quá trình cắt lợi có sự hỗ trợ của nhiều trang thiết bị hiện đại nên bạn không cần phải quá lo lắng trước khi thực hiện. Sau khoảng 2 tuần, vết thương ở nướu sẽ hồi phục. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kiêng khem thực phẩm cứng, tránh những tác động mạnh vào mô nướu bởi có thể làm cho vết thương bị nhiễm trùng.
Nếu như nướu bị viêm nhiễm do chất lượng mão sứ hoặc kỹ thuật bọc răng sứ chưa chính xác, các bác sĩ sẽ tháo bỏ lớp mão sứ cũ và làm sạch răng miệng. Sau đó, bác sĩ tiến hành bọc lại răng sứ mới để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của hàm răng. Mão sứ mới cần được chế tác đúng tỉ lệ, sát khít với cùi răng thật để không gây ảnh hưởng xấu tới nướu.
Để sở hữu hàm răng đẹp như mong muốn và ngăn chặn biến chứng viêm lợi sau khi bọc răng sứ, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
Chỉ nha khoa giúp làm sạch cặn thức ăn hiệu quả
Như vậy, bọc răng sứ bị viêm lợi là một tình trạng khá nguy hiểm. Bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để điều trị, tránh viêm nhiễm lây lan và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Báo Sức khỏe & Đời sống: “Khắc phục viêm lợi sau khi bọc răng sứ”
Câu lạc bộ Bác sĩ Việt Nam (DrBacsi.com): “Bọc răng sứ bị viêm lợi (Viêm nướu) – Dấu hiệu và cách khắc phục”
MSD Manual: “Viêm lợi”
Nhà thuốc An Khang: “6 cách chữa viêm lợi (viêm nướu răng) tại nhà nhanh nhất bạn nên biết”
Hello Bacsi: “10 cách chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả nhanh nhất và lưu ý cần nhớ”
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×