19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà nẵng.
Nhiệt miệng là một trong những vấn đề răng miệng rất phổ biến ở trẻ, gây ra cảm giác đau rát, sưng tấy và khó chịu. Để giúp các phụ huynh kịp thời phát hiện cũng như điều trị, dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp lại những hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ em theo từng vị trí cụ thể.
Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang, trẻ em thường hay bị nhiệt miệng là do những nguyên nhân như sau:
– Tổn thương ở niêm mạc miệng.
– Hệ miễn dịch yếu, dễ bị vi khuẩn, virus, nấm tấn công.
– Rối loạn hệ miễn dịch.
– Di truyền.
– Thiếu chất (vitamin C, B12, kẽm…)
– Chế độ ăn uống không phù hợp như ăn nhiều đồ cay, nóng…
– Bị nhiễm trùng miệng.
– Tác dụng phụ khi bé yêu sử dụng thuốc.
– Ảnh hưởng từ các bệnh lý về gan, dạ dày.
– Mệt mỏi, căng thẳng.
– Dùng kem đánh răng có thành phần gây kích ứng.
– Dị ứng thực phẩm.
– Vệ sinh răng miệng sai cách.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố gây nhiệt miệng ở trẻ em. Để chắc chắn và có được đánh giá chính xác về nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em, nên tham khảo ý kiến từ nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Linh Trang, nhiệt miệng cũng có thể xảy ra ngay cả với trẻ sơ sinh khiến bé quấy khóc, bỏ sữa và thậm chí là sốt hoặc nổi hạch.
Việc điều trị trong giai đoạn này sẽ gặp rất nhiều hạn chế và phần lớn tập trung vào việc làm sạch miệng.
Nhiệt ở lưỡi là tình trạng rất phổ biến và gây ra đau đớn, khó chịu cho các bé. Vì lưỡi cũng tập trung không ít dây thần kinh xúc giác nên các bé sẽ càng thấy đau hơn, đặc biệt là khi ăn uống.
Vị trí bị nhiệt miệng phổ biến tiếp theo ở trẻ chính là môi, bé có thể bị ở cả ngoài, trên và trong môi.
Các vết loét thường đỏ, sưng và nổi thành mụn trắng ở môi khiến cho bé bị đau rát, khó chịu. Vì môi là vị trí tiếp xúc đầu tiên với đồ ăn, nên mỗi khi ăn uống gì khi bị nhiệt bé sẽ cảm thấy đau ngay lập tức.
Cuối cùng là các hình ảnh bé bị nhiệt ở nướu, tại đây các vết nhiệt sẽ rất dễ bị viêm loét do chịu áp lực liên tục từ quá trình ăn nhai cũng như vệ sinh răng miệng.
Trong nhiều trường hợp, vết loét trên nướu bị vỡ ra còn khiến cho bé cảm thấy bị đau nhức răng.
Theo bác sĩ Trang, nhiệt miệng ở trẻ em không phải là một tình trạng nguy hiểm và cũng không gây ra các biến chứng nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Hơn thế, nhiệt miệng còn có thể tự khỏi mà không cần tiến hành điều trị chuyên sâu.
Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định đối với bé yêu của bạn, bao gồm:
– Đau rát, khó chịu.
– Chán ăn, bỏ bữa.
– Ảnh hưởng đến tâm lý (trẻ trở lên căng thẳng, dễ cáu gắt).
– Ăn uống gặp nhiều khó khăn.
– Hạn chế khả năng hấp thụ dưỡng chất của trẻ.
– Giãn đoạn giấc ngủ.
– Mệt mỏi.
Ngoài ra, phụ huynh cần chú ý, nếu như các vết nhiệt miệng mãi không khỏi thì đây lại là dấu hiệu về bệnh lý nguy hiểm, nên tuyệt đối không được “xem nhẹ”.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Linh Trang, để các vết loét nhiệt miệng nhanh khỏi, không khiến bé đau rát nhiều ngày, cha mẹ nên áp dụng ngay các cách dưới đây.
+ Cách 1 – Rửa miệng bằng nước muỗi pha loãng: Nước muối có tác dụng kháng vi khuẩn và làm sạch vùng nhiệt miệng.
– Bước 1: Pha một chút muối trong nước ấm.
– Bước 2: Dùng nước muối rửa miệng cho bé 2 lần/ngày.
+ Cách 2 – Dùng mật ong: Mật ong có khả năng ức chế vi khuẩn rất cao, giúp vết loét nhanh khỏi, tránh nhiễm trùng.
– Bước 1: Dùng bông hoặc tăm bông lấy mật ong.
– Bước 2: Bôi mật ong lên vết loét miệng giữ nguyên 5 – 10 phút.
– Bước 3: Cho bé súc miệng lại với nước sạch.
+ Cách 3 – Dùng dầu dừa: Tinh dầu dừa có chứa nhiều chất chống viêm và làm dịu cảm giác đau.
– Bước 1: Dùng tăm bông lấy dầu dừa.
– Bước 2: Thoa dầu dừa lên vết nhiệt miệng.
– Bước 3: Sau 5 – 10 phút cho bé súc miệng lại bằng nước sạch.
+ Cách 4 – Dùng cam thảo chữa nhiệt miệng: Cam thảo có công dụng giảm sưng, giảm đau và kháng viêm hiệu quả.
– Bước 1: Ngâm 1 thìa cà phê cam thảo trong nước ấm.
– Bước 2: Cho bé súc miệng bằng nước cam thảo.
– Bước 3: Cuối cùng cho trẻ súc miệng lại 2 – 3 lần bằng nước sạch.
Ngoài các mẹo trên, khi trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh cần chú ý thêm một số điều sau.
– Ưu tiên cho bé ăn đồ mềm, thanh đạm.
– Cho bé yêu uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
– Đo thân nhiệt thường xuyên.
– Cho bé ăn đồ mát để giảm đau.
– Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh vết nhiệt miệng.
– Tránh thức ăn và đồ uống dễ gây kích ứng.
Nếu bé yêu của bạn bị nhiệt miệng mà có những dấu hiệu dưới đây cần đưa đi khám bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ nhi khoa ngay lập tức.
Thứ nhất: Bé bị sụt cân nhanh chóng.
Thứ hai: Bé sốt cao, thậm chí còn bị co giật.
Thứ ba: Bé khó nuốt hoặc không thể ăn uống.
Thứ tư: Vết loét nhiệt miệng có mủ, có dấu hiệu nhiễm trùng.
Thứ năm: Trẻ bị sưng hạch bạch huyết.
Thứ sáu: Trẻ đi ngoài phân đen hoặc có màu sắc bất thường.
Thứ bảy: Trẻ chóng mặt, buồn nôn, đau bụng.
Thứ tám: Các vết loét nhiệt miệng bị hơn 14 ngày.
Thông qua những hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ em trên đây, mong rằng đã giúp các phụ huynh nhận biết rõ hơn về tình trạng này. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề trên hãy liên hệ đến hotline của Nha Khoa Paris đẻ được giải đáp ngay.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×