Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hình ảnh răng sữa sau khi nhổ và cách chăm sóc tại nhà

Răng sữa là nhóm răng mọc đầu tiên trên cung hàm. Tuy nhiên, sau khi tồn tại một khoảng thời gian, chúng sẽ tự rụng hoặc cần nhổ bỏ để chuẩn bị cho sự phát triển của răng vĩnh viễn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới các bạn hình ảnh răng sữa sau khi nhổ và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho trẻ để vết nhổ mau chóng hồi phục.

1. Trường hợp cần nhổ bỏ răng sữa

Trẻ em cần phải tiến hành nhổ bỏ răng sữa trong những trường hợp sau:

– Răng sữa của trẻ bị tổn thương nghiêm trọng, khiến cho răng bị nứt, vỡ nhiều hoặc lung lay mạnh.

– Trẻ bị sâu răng hoặc nhiễm trùng nặng, không thể khắc phục bằng các phương pháp nha khoa chuyên sâu. Việc nhổ răng sẽ giúp trẻ chấm dứt cơn đau và ngăn chặn viêm nhiễm lây lan sang vị trí lân cận.

– Trẻ đã đến tuổi thay răng cần nhổ răng sữa để tránh tình trạng răng vĩnh viễn mọc sai lệch.(1)

Nhổ răng sữa khi đến giai đoạn thay răng

Nhổ răng sữa khi đến giai đoạn thay răng

2. Quy trình nhổ bỏ răng sữa cho trẻ em

Quy trình nhổ răng sữa cho trẻ em bao gồm có các bước như sau:

– Bước 1: Các bác sĩ nha khoa tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ và chuẩn bị những phương tiện cần thiết như kìm nhổ răng, bẩy, kim tiêm tê, thuốc tê…

– Bước 2: Bác sĩ làm sạch khoang miệng của trẻ và test thuốc tê. Nếu khu vực test tê không có dấu hiệu phản ứng, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ.

– Bước 3: Bác sĩ tách nếp niêm mạc và dây chằng nha chu quanh răng bằng cây bóc tách. Sau đó, bác sĩ dùng bẩy và kìm để tách, lấy răng ra khỏi xương ổ răng.

– Bước 4: Bác sĩ kiểm tra kỹ chân răng cần nhổ, đảm bảo không bị gãy, sót chân răng. Sau đó, bác sĩ đặt spongel cầm máu và cho trẻ cắn chặt gòn.

– Bước 5: Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng của trẻ sau khi nhổ răng sữa để vết thương mau hồi phục.

3. Hình ảnh răng sữa sau khi nhổ

Dưới đây là một số hình ảnh thực tế về răng sữa của trẻ sau khi nhổ bỏ:

Hình ảnh của răng sữa sau khi nhổ

Răng cửa sữa sau khi nhổ

Nhổ răng sữa cho răng vĩnh viễn mọc

Nhổ răng sữa cho răng vĩnh viễn mọc

Trẻ nhổ răng sữa ra khỏi cung hàm

Trẻ nhổ răng sữa ra khỏi cung hàm

Răng sữa sau khi bị nhổ

Răng sữa sau khi bị nhổ

4. Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nhổ răng sữa cho trẻ

Sau khi trẻ em nhổ răng sữa, cha mẹ cần phải chăm sóc răng miệng cho trẻ cẩn thận. Cụ thể là hướng dẫn trẻ cắn chặt bông gòn, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, chườm lạnh và ăn uống khoa học.

4.1. Cắn chặt bông gòn

Khi bé đã hoàn tất quá trình nhổ răng, các mẹ nên hướng dẫn trẻ cắn chặt bông gòn trong khoảng 30 phút. Mục đích là để chặn lại các mao mạch máu bị tác động, giúp đẩy nhanh quá trình hình thành cục máu đông và cầm máu nhanh chóng.

Sau khi trẻ cắn chặt bông gòn trong khoảng 30 phút, nếu vết nhổ vẫn còn chảy máu, cha mẹ hãy lấy một miếng bông khác để trẻ tiếp tục ngậm chặt. Lưu ý là miếng bông gòn cần phải được sát khuẩn sạch sẽ, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào vết nhổ và gây nhiễm khuẩn.

4.2. Vệ sinh nhẹ nhàng

Sau khi nhổ răng, răng miệng của trẻ cần phải được vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn vết thương bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ đầu tiên, trẻ không cần chải răng mà chỉ nên súc miệng bằng nước ấm để làm sạch khoang miệng.

Sang ngày thứ 2, trẻ có thể chải răng bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng như bình thường. Trẻ cần chải nhẹ nhàng và tránh tác động mạnh vào vết nhổ răng bởi sẽ làm tan cục máu đông. Ngoài ra, trẻ nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch tất cả mảng bám và cặn thức ăn ở kẽ răng, giúp tránh vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.

4.3. Chườm lạnh

Đau nhức và sưng tấy là điều rất khó tránh khỏi sau khi trẻ nhổ răng sữa. Để tình trạng trên nhanh chóng thuyên giảm, các mẹ có thể chườm đá cho trẻ. Nhiệt lạnh sẽ làm co mạch máu và ức chế hoạt động của dây thần kinh. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức và sưng tấy sẽ dần giảm bớt.

Cụ thể, cha mẹ hãy chuẩn bị một túi đá lạnh và chườm nhẹ nhàng lên vùng má bên ngoài vị trí nhổ răng sữa. Tuy nhiên, mỗi lần các mẹ chỉ nên chườm khoảng 15 – 20 phút để tránh trẻ bị bỏng lạnh.

4.4. Chế độ ăn uống

Sau khi nhổ răng sữa, cha mẹ nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm mềm để tránh tác động mạnh tới vết nhổ trong quá trình ăn nhai. Ví dụ như cháo, súp, sữa chua, sinh tốt, trứng hấp, khoai tây nghiền… Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được bổ sung thêm đầy đủ dưỡng chất từ thịt, cá và rau xanh để vết thương mau chóng hồi phục.

Ngoài ra, trẻ cũng cần kiêng ăn những loại thực phẩm dưới đây:

– Thực phẩm quá cứng như kẹo cứng, sườn sụn… Quá trình ăn nhai có thể tác động trực tiếp tới vết nhổ, gây sưng đau kéo dài.

– Thực phẩm có tính cay, nóng như ớt, mù tạt, hạt tiêu… Chúng sẽ gây kích ứng vết thương.

– Thực phẩm giòn, dễ vỡ vụn như bim bim, bánh quy… Những mảnh vụn từ thực phẩm rất dễ rơi vào trong huyệt ổ răng sau khi nhổ răng và khó làm sạch hoàn toàn.

Trẻ mới nhổ răng chỉ nên ăn thực phẩm mềm

Trẻ mới nhổ răng chỉ nên ăn thực phẩm mềm

4.5. Hạn chế vận động mạnh

Sau khi nhổ răng, trẻ cần nghỉ ngơi điều độ, hạn chế nô đùa, vận động mạnh, đặc biệt là trong 24 giờ đầu tiên. Bởi đây là thời điểm cục máu đông hình thành, giúp cầm máu và thúc đẩy quá trình liền vết thương.

Bài viết trên đây là hình ảnh răng sữa sau khi nhổ và những lưu ý quan trọng khi chăm sóc răng miệng cho trẻ. Hy vọng bài viết của Nha Khoa Paris đã đem đến cho cha mẹ nhiều thông tin hữu ích để đồng hành với trẻ trong quá trình phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng sữa
Giải đáp: Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay cho bé không

Giải đáp: Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay cho bé không

Trường hợp răng sữa vẫn đang phát triển một cách khỏe mạnh, bình thường thì tuyệt đối không nên nhổ khi chưa lung lay. Vậy nên, đối với

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Khi nào nhổ răng sữa cho trẻ là tốt nhất? Phương pháp nhổ răng sữa

Khi nào nhổ răng sữa cho trẻ là tốt nhất? Phương pháp nhổ răng sữa

Trẻ trong độ tuổi lên 5 hoặc 6 sẽ bắt đầu diễn ra quá trình thay răng sữa bằng chiếc răng vĩnh viễn. Quá trình sẽ xảy ra tự nhiên ở mọi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Nguyên nhân răng sữa mọc lệch? Một số biện pháp ngăn ngừa

Nguyên nhân răng sữa mọc lệch? Một số biện pháp ngăn ngừa

Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên trong miệng của trẻ. Chúng có vai trò quan trọng không kém răng vĩnh viễn, giúp trẻ cắn,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc thì giải quyết thế nào?

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc thì giải quyết thế nào?

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc không phải là một tình trạng thường gặp . Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nhổ răng sữa bị sún cho bé được không? Tìm hiểu rõ vấn đề

Nhổ răng sữa bị sún cho bé được không? Tìm hiểu rõ vấn đề

Có rất nhiều bố mẹ lo lắng nhổ răng sữa bị sún cho bé có sao không. Khi mà tình trạng sún răng sữa sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Răng sữa không rụng không phải hiện tượng lạ và hiếm gặp. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau. Quan trọng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương