
Nhổ răng hàm là quyết định rất khó khăn, nhất là chiếc răng giữ vai trò quan trọng như răng hàm, không chỉ với bệnh nhân và với cả bác sĩ điều trị. Bởi ai cũng mong muốn bảo toàn nguyên vẹn hàm răng cho bệnh nhân của mình. Tuy nhiên có những trường hợp buộc bác sĩ phải cho chỉ định nhổ. Nếu không có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm hơn.
Răng vĩnh viễn có thể tồn tại tới suốt đời, tuy nhiên có rất nhiều lý do cần phải nhổ răng. Một lý do phổ biến nhất đó là do răng bị hư hỏng quá nặng, nguyên nhân răng bị sâu hoặc chấn thương do ngã, tai nạn không thể phục hồi.
Mục đích của chỉnh nha là điều chỉnh các răng đúng vị trí. Tuy nhiên điều này sẽ không thể thực hiện được nếu các răng quá to so với khuôn hàm hoặc răng mọc quá nhiều và cung hàm không đủ chỗ chứa. Lúc này bác sĩ sẽ cho nhổ răng để cung hàm có khoảng trống thực hiện
Tương tự, nếu răng mọc ngầm không thể chọc qua nướu để mọc do không còn chỗ, bạn nên nhổ bỏ.
Nếu sâu răng hoặc các tổn thương khác trên răng ngày càng lây lan sang tới tủy răng (trung tâm răng có chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu nhất). Vi khuẩn từ sâu răng và các tổn thương răng sẽ xâm nhập vào tủy gây nhiễm trùng.
Mặc dù có thể điều trị bằng liệu trình lấy tủy, tuy nhiên nếu nhiễm trùng nặng tới tức kháng sinh hoặc điều trị tủy không có tác dụng thì sẽ buộc phải nhổ răng. Điều này giúp ngăn chặn lây lan sự nhiễm trùng.
Ngăn chặn nhiễm trùng
Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đang bị suy giảm, ví dụ bạn đang phải làm hóa trị hay cấy ghép nội tạng, thì dù chỉ nhiễm trùng 1 chiếc răng cũng đủ lý do để nhổ răng. Nếu không sẽ cực kỳ có hại cho các bộ phận khác.
Nguyên nhân từ viêm nha chu khiến chiếc răng bị lung lay không còn chắc chắn như ban đầu thì cần phải nhổ răng.
Khi thực hiện nhổ răng bạn không cần quá lo lắng vì bác sĩ nhổ răng đều đã được đào tạo đặc biệt để có thể thực hiện phẫu thuật nhổ răng.
Trước khi tiến hành bạn sẽ được tiêm thuốc tê cục bộ để làm tê vùng răng nhổ. Với một số trường hợp đặc biệt có thể sẽ cần sử dụng thuốc mê. Điều này giúp ngăn chặn cơn đau không lan ra khắp cơ thể và khiến bạn ngủ trong suốt quá trình.
Nếu chiếc răng bám quá chắc, bác sĩ sẽ phải cắt nướu và mô xương bao phủ quanh răng. Sau đó sử dụng kẹp để lắc răng nhẹ nhàng qua lại, giúp nới lỏng ra khỏi xương hàm và các dây chằng giữ răng. Với những trường hợp khó hơn có thể sẽ phải cắt nhỏ và lôi ra từng mảnh.
Sau khi nhổ xong, cục máu đông sẽ hình thành trong ổ răng. Bạn sẽ được yêu cầu cắn chặt gạc tại vị trí vừa nhổ để cầm máu. Để vết thương nhanh lành hơn, bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tự tiêu để khâu các mép nướu tại vị trí nhổ răng.
Dùng chỉ khâu mép nướu
Ngoài ra có thể sẽ xảy ra trường hợp cục máu đông bị vỡ làm lộ xương trong ổ. Nó được gọi là viêm ổ răng khô và gây đau dữ dội tại miệng và mặt. Lúc này bác sĩ sẽ lấp ổ răng bằng gel thuốc, hồ dán hoặc vật liệu nào đó để bảo vệ ổ răng trong vài ngày trước khi cục máu đông mới hình thành.
Mặc dù nhổ răng là kỹ thuật rất an toàn, tuy nhiên thủ thuật này vẫn có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu. Mô nướu cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.
Chính vì thế, bạn có thể sẽ cần dùng thuốc kháng sinh trước và sau khi nhổ răng. Do đó hãy chia sẻ cho bác sĩ về tiền sử y tế trước đây của bạn, các loại thuốc đang sử dụng. Ngoài ra thông báo ngay nếu bạn đang gặp phải một trong các bệnh lý dưới dây:
Trước khi hẹn lịch nhổ răng hàm, bác sĩ sẽ cần chụp X-quang chi tiết và thăm khám trực tiếp răng. Hãy thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng, vitamin, thuốc tự mua,…
Cần đặc biệt nói ngay với bác sĩ nếu bạn chuẩn bị điều trị bằng một loại thuốc tiêm tĩnh mạch bisphosphonate. Bác sĩ sẽ có kế hoạch nhổ thời điểm thích hợp tránh bị hoại tử xương. Bên cạnh đó các bệnh về gan, thận, tiểu đường, khớp,… cũng cần được thông báo để bác sĩ nắm tình hình.
Bác sĩ sẽ đảm bảo tất cả các điều kiện đã ổn định trước khi bạn được tiến hành nhổ răng. Có thể sử dụng kháng sinh trước khi nhổ nếu:
Ngoài ra bạn nên chú ý thêm:
Bước 1: Chụp X-quang răng, bác sĩ tư vấn
Ở bước đầu tiên này, bác sĩ Paris sẽ xem xét cụ thể tình trạng răng thông qua phim chụp X-quang cũng như hình ảnh trực tiếp trong hàm.
Ngoài ra bạn cần chia sẻ tình trạng các bệnh lý của bản thân để bác sĩ nắm tình hình và có phương án kế hoạch cụ thể.
Quy trình tại Paris
Bước 2: Sát khuẩn khoang miệng, gây tê hoặc gây mê tùy trường hợp
Gây tê là điều bắt buộc khi thực hiện nhổ răng để khách hàng không bị đau. Thậm chí với nhiều khách hàng có tâm lý yếu hay hoảng sợ thì có thể sẽ phải gây mê.
Bước 3: Tiến hành rạch lợi, mở xương để nhổ răng
Thông thường răng hàm to, có nhiều chân và gắn chặt với xương hàm. Do đó bác sĩ cần phải thực hiện rạch lợi, mở xương để lấy răng thuận tiện nhất.
Bước 4: Nhổ răng hàm
Với răng hàm mọc thẳng, bác sĩ chỉ cần dùng lực nhẹ nhàng để đưa răng ra ngoài, rất đơn giản.
Trong trường hợp răng hàm mọc lệch như răng số 8, có thể sẽ cần chia răng thành các phần nhỏ sau đó bẩy và gắp từng mảnh răng nhỏ ra ngoài.
Bước 5: Khâu vết thương
Bước cuối cùng sẽ làm sạch lại vết thương sau đó khâu lại với chỉ tự tiêu. Khách hàng được yêu cầu cắn bông tại vị trí cần nhổ khoảng 30 phút để cầm máu.
Khách hàng sẽ được phát thuốc giảm đau, kháng sinh và dặn dò các lưu ý sau khi nhổ răng.
Theo chia sẻ của các bác sĩ cùng các chuyên gia nha khoa thì nhổ răng bao nhiêu tiền 1 cái phụ thuộc vào vị trí của răng, tình trạng sâu của răng, mức độ lệch lạc của răng khôn, răng khểnh, độ khó của ca nhổ răng, công nghệ và trình độ bác sĩ.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi đã phân tích bảng giá nhổ răng hàm cho từng vị trí:
bảng giá nhổ răng hàm tại nha khoa paris
chi phí nhổ răng bao nhiêu tiền thường có mức giá khoảng 500.000 VNĐ/1 răng với những trường hợp nặng hơn thì mức giá này có thể tăng lên vì cần phải điều trị tủy răng trước khi nhổ. Hoặc bạn chỉ cần hàn trám với mức giá nhỏ mà không cần phải nhổ.
Nhổ răng sâu hết bao nhiêu tiền?
Nhổ răng sâu khoảng 500.000 đồng/ răng
Nhổ răng hàm thường do bị sâu trầm trọng và không thể điều trị bằng hàn trám hay bọc sứ. Giá nhổ răng hàm bị sâu chỉ khoảng từ 1.000.000 VNĐ/1 răng.
Giá nhổ răng hàm bao nhiêu tiền?
Nhổ răng hàm 1.000.000 đồng/ răng
Nhổ răng xong hãy thư giãn trong vài ngày. Bạn có thể thực hiện dựa trên những lưu ý dưới đây để nhanh hồi phục nhất:
Cắn gạc
Cảm giác bị đau sau khi thuốc tê hết tác dụng là điều rất bình thường. Sưng và chảy máu là biểu hiện tự nhiên. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu hoặc đau vẫn nghiêm trọng sau 4 giờ nhổ răng, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
Trong khoảng 1 – 2 tuần sau khi nhổ răng, mô xương và nướu mới sẽ phát triển và lấp dần vào khoảng trống nhổ răng. Tuy nhiên theo thời gian, các răng còn lại trên cung hàm sẽ dần bị xê dịch và gây ảnh hưởng tới khớp cắn, từ đó ăn nhai khó khăn.
Do đó bác sĩ sẽ khuyên bạn thay thế răng hàm đã mất bằng cấy implant, làm cầu răng hoặc răng giả.
Khám bác sĩ ngay khi có vấn đề
Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm cho biết, đa số các khách hàng sẽ hồi phục ngay sau khi nhổ răng trong thời gian từ 3 – 4 ngày. Đối với trường hợp răng trước đó bị hư hỏng nặng hoặc mọc ở vị trí khó hồi phục thì có thể sẽ mất cả tuần.
Để quá trình hồi phục nhanh nhất hãy làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ như Paris đã chia sẻ trong mục lưu ý sau khi nhổ răng nhé.
Trong quá trình nhổ không cảm nhận được đau do bạn đã được bác sĩ tiêm tê. Sau khi thuốc tê không còn tác dụng, trong 2 – 3 ngày đầu bạn sẽ vẫn còn một chút cảm giác đau. Sang tới ngày thứ 4 – 7 hoàn toàn không còn một chút đau nào.
Để giảm đau hiệu quả sau khi nhổ răng bác sĩ thường sẽ kê hai loại thuốc chủ yếu là thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau:
Nhổ răng không cần phải lấy tủy răng. Kỹ thuật điều trị tủy, lấy tủy chỉ được thực hiện khi chiếc răng bị tổn thương vẫn có thể hồi phục và giữ lại đảm bảo các chức năng thông thường.
Còn khi các tổn thương răng không thể điều trị được thông qua các kỹ thuật như lấy tủy, diệt tủy, bác sĩ bắt buộc phải cho nhổ răng. Do đó khi đã quyết định nhổ răng thì không phải lấy tủy.
Răng được liên kết chặt chẽ với xương hàm, hỗ trợ cấu trúc định hình khuôn mặt. Do đó nhổ răng hàm có làm thay đổi hình dạng khuôn mặt nếu như bạn không có kế hoạch trồng răng mới sau đó.
Đối với nhổ răng hàm là răng số 8 thì việc nhổ răng hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới hình dạng khuôn mặt.
Còn răng hàm là các răng số 6,7 đóng vai trò quan trọng thì sau khi nhổ lâu ngày không có biện pháp khắc phục sẽ làm khuôn mặt bị già hơn, hóp lại. Các nếp nhăn cũng hiện rõ hơn.
Do vậy sau khi nhổ răng bạn nên nghe ý kiến của bác sĩ để tìm cách khắc phục mất răng, tránh gây các tác động xấu tới khuôn mặt nhé.
Nhổ răng xong lâu ngày sẽ hóp má
Bạn sẽ đau khi thuốc tê tan. Điều này rất khó để ngủ. Hãy uống thuốc giảm đau ngay để làm dịu và giúp ngủ dễ dàng hơn.
Trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, tại vị trí nhổ có thể bị chảy dịch. Vì thế hãy nằm nghiêng về phía còn lại, tránh đè vào phần má ngoài chỗ răng mới nhổ. Ngoài ra nếu nằm ngửa bạn còn bị sưng nhiều hơn. Điều đó sẽ làm tăng cơn đau của bạn và khiến cho việc nghỉ ngơi trở thành một thách thức lớn hơn.giá nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng, hãy kê gối ngủ cao đầu trong vài đêm. Tuy nhiên chỉ nên kê một chiếc gối khi nằm nghiêng. Nếu bạn gặp khó khăn ở tư thế này khi ngủ, hãy kê thêm một vài chiếc gối phía sau để làm điểm tựa ngả lưng.
Qua những chia sẻ của bác sĩ tại Paris, chắc hẳn bạn đã biết có nên nhổ răng hàm hay không. Trước, trong và sau khi nhổ cần lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe và gìn giữ răng miệng tốt nhất. Nếu bạn cần thông tin thêm về vấn đề nhổ răng, nha khoa Paris luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
TP. HÀ NỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
TP. HẢI PHÒNG
TP. NGHỆ AN
TP. ĐÀ NẴNG
TP. THỦ DẦU MỘT
TP. HẠ LONG
TP. BẮC NINH
TP.THANH HÓA