Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng cửa có đau không – 3 Phương pháp giảm đau nhanh

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An

Nhổ răng cửa chắc chắn sẽ đau, tuy nhiên mức độ đau ít hay đau nhiều phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và tay nghề của bác sĩ thực hiện. Trước khi nhổ răng, bác sĩ tiến hành gây tê cho bạn, nên trong suốt quá trình thực hiện sẽ không gây ra hiện tượng đau nhức. Do đó, đối với câu hỏi nhổ răng cửa có đau không thì trên đây chính là đáp án cụ thể.

1. Tìm hiểu về vị trí, cấu tạo răng cửa

Răng cửa chính là nhóm răng dễ dàng quan sát nhất trên toàn bộ cung hàm, vì chúng nằm ở vị trí trung tâm với số thứ tự lần lượt là 1 và 2. Với vị trí đặc biệt như vậy nên răng cửa được coi là “mặt tiền” của cả hàm răng, quyết định rất nhiều đến tính thẩm mỹ.

Cấu tạo của răng cửa tương tự như các răng khác, bao gồm ba bộ phận chính là men răng, ngà và tủy.

– Men răng: Là lớp ngoài cùng của răng cửa có nhiệm vụ bảo vệ tổng thể răng, được cấu tạo từ phần lớn các chất vô cơ nên độ cứng, chắc rất cao. Men răng chỉ sinh ra duy nhất một lần và chúng cũng không thể tự tái tạo khi bị tổn thương.

– Ngà răng: là một bộ phận quan trọng của răng cửa, nằm ở lớp thứ hai ngay sau men răng và có vai trò bảo vệ tủy bên dưới. Ngà răng có đặc tính xốp, đàn hồi và chứa các tế bào sống.

– Tủy răng: Là tổ chức liên kết với các mạch máu và dây thần kinh, có nhiệm vụ là đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như độ ẩm cho toàn răng. Hình thể của tủy răng sẽ giống với hình dáng bên ngoài của răng.

Mỗi người sẽ có tất cả là 8 chiếc răng cửa chia đều ở hai hàm, bao gồm hai răng cửa giữa và hai răng cửa bên. Ở trẻ em thì chiếc răng mọc đọc tiên cũng thường là răng cửa và chúng sẽ phát triển từ tháng thứ 6 trở đi.

Không chỉ dễ quan sát mà đây còn là nhóm răng dễ dàng vệ sinh cũng như thực hiện các thao tác phục hồi, trong các trường hợp gặp phải các vấn đề như sâu răng, viêm lợi, sứt, gãy…

Tìm hiểu về vị trí, cấu tạo răng cửa

Tìm hiểu về vị trí, cấu tạo răng cửa

2. Nhổ răng cửa có đau không?

Theo bác sĩ nha khoa Lê Thị Hải, khi nhổ răng cửa, có gây ra cảm giác đau đớn, nhưng mức độ đau phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và tay nghề của bác sĩ thực hiện. Thông thường, cảm giác đau thường xuất hiện sau quá trình nhổ răng cửa hoặc khi hiệu lực của thuốc tê đã hết.

Bởi trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ nên bạn sẽ không cảm thấy quá đau nhức hay khó chịu gì trong suốt quá trình nhổ răng.

Sau khi quá trình nhổ răng hoàn thành, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và kháng viêm, do đó bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về cảm giác đau nhức hay khó chịu. Chỉ cần bạn tuân thủ đúng hướng dẫn và chăm sóc răng miệng đúng cách, cảm giác đau nhức sẽ giảm dần sau khoảng 2 – 3 ngày.

Trước đây, phương pháp nhổ răng cửa thường chỉ sử dụng kìm và bẩy để làm cho răng lung lay rồi nhổ răng ra. Do đó, trong quá trình thực hiện, bạn sẽ cảm nhận ngay lập tức cơn đau. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học, hiện nay có phương pháp nhổ răng cửa bằng máy siêu âm. Bằng cách sử dụng đầu máy siêu âm tác động trực tiếp vào dây chằng ở xung quanh răng, phần thân răng dễ dàng lung lay, giúp quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng hơn và hạn chế tối đa tình trạng đau đớn.

Nhổ răng cửa có đau không, so với răng khác thì thế nào?

Nhổ răng cửa sẽ bị đau

3. Nhổ răng cửa có gây nguy hiểm gì không?

Theo bác sĩ Hải, việc nhổ răng cửa sẽ hoàn toàn không có bất kỳ một nguy hiểm nào, nếu đảm bảo đầy đủ các tiêu chí gồm: quy trình chuẩn y khoa, bác sĩ tay nghề cao, có máy móc hiện đại hỗ trợ và đặc biệt là chăm sóc tại nhà đúng cách.

Ngược lại, chỉ cần một yếu tố không được đảm bảo thì có thể xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy huyết không ngừng, nhiễm trùng, viêm xương ổ răng, tổn thương dây thần kinh…

Bảo tồn răng gốc là nguyên tắc được áp dụng trong điều trị các bệnh lý, vấn đề liên quan đến răng miệng. Nhưng trong một số trường hợp bắt buộc thì việc nhổ răng vẫn là điều cần thiết.

Vì vậy, ngay từ ban đầu bạn nên tìm kiếm một địa chỉ nhổ răng uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi cùng công nghệ mới nhất.

4. Những trường hợp nào cần phải nhổ răng cửa?

Mặc dù nhổ răng không phải là chỉ định được bác sĩ ưu tiên khi chữa trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là những trường hợp cần phải nhổ răng sữa và đúng hơn là bắt buộc phải thực hiện để không gây ra các ảnh hưởng xấu.

– Nhổ răng cửa vào thời điểm thay răng sữa khi đã có dấu hiệu lung lay thân răng. Răng sữa cần phải nhổ bỏ thì răng vĩnh viễn mới mọc lên đúng vị trí, không xô lệch.

– Răng cửa bị sâu nặng, vi khuẩn đã tấn công vào đến tủy răng, phá vỡ các tổ chức bên trong và không thể bảo tồn được nữa.

– Tủy răng bị viêm nặng, đã điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không khắc phục được.

– Chân răng có tình trạng bị lung lay kèm theo áp xe.

– Viêm chân răng, viêm nha chu ở mức độ nặng khiến răng cửa bị lung lay.

– Răng bị gãy do chấn thương từ ngoại lực.

Những trường hợp nào cần phải nhổ răng cửa?

Thay răng sữa – Trường hợp cần phải nhổ răng cửa

5. Quy trình nhổ răng cửa

Một quy trình nhổ răng cửa đạt chuẩn sẽ bao gồm 5 bước là thăm khám, làm sạch khoang miệng, gây tê, tiến hành nhổ răng và lên kế hoạch thay thế răng bị nhổ. Việc tuân thủ đầy đủ các bước không chỉ tối ưu về hiệu quả mà còn hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

5.1. Bước 1: Khám tình trạng răng cửa

Nhổ răng cửa tuy không mất nhiều thời gian hay phức tạp như nhóm răng hàm, nhưng để không gây ra các ảnh hưởng xấu thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng cụ thể của khách hàng.

Đồng thời qua đó xác định xem trường hợp của khách hàng đã phải nhổ răng hay chưa. Từ ảnh chụp x-quang và các thông tin thu thập được từ khách hàng bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp điều trị cụ thể.

5.2. Bước 2: Làm sạch khoang miệng

Dù chỉ là một kỹ thuật đơn giản trong nha khoa, nhưng làm sạch khoang miệng vẫn là điều bắt buộc. Việc sát trùng trước khi nhổ răng sẽ giúp đảm bảo vấn đề vệ sinh và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

5.3. Bước 3: Gây tê răng cửa

Để giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu khi nhổ răng thì bác sĩ sẽ thực hiện gây tê ở vùng răng cửa. Lượng thuốc tê sẽ được tính toán một cách kỹ lưỡng và phù hợp với khách hàng.

5.4. Bước 4: Thực hiện nhổ răng cửa

Đối với kỹ thuật nhổ răng truyền thống, bác sĩ dùng đến kẹp để cố định chắc chắn răng cửa, tiếp đến là lung lay chúng theo chiều từ ngoài vào trong với biên độ dần gia tăng. Kết hợp với động tác xoay để dần nới lỏng chân răng và cuối cùng là đưa ra khỏi xương hàm.

Đối với trường hợp thân răng bị phá hủy quá nhiều, nhất là đối với tình trạng sâu, bác sĩ thường sẽ cắt chân răng thành các phần nhỏ rồi dùng dụng cụ để nhổ ra.

5.5. Bước 5: Lên kế hoạch thay thế răng cửa

Răng cửa sau khi nhổ đi cần phải có ngay kế hoạch thay thế chúng trong thời gian sớm nhất có thể. Bởi nếu răng cửa bị mất lâu ngày không chỉ gây ảnh hưởng đến việc cắn xé thức ăn, thẩm mỹ, phát âm mà còn liên quan đến xương hàm.

Theo đó, mất răng lâu năm đều dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm rất nguy hiểm.

Và để khắc phục những ảnh hưởng trên các bác sĩ sẽ chỉ định phục hình răng bằng rất nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, trồng răng Implant vẫn là phương pháp được khuyến khích nhiều nhất. Nhất là khi răng Implant sau khi phục hình xong còn giúp ngăn chặn tình trạng tiêu ổ xương hàm.

Quy trình nhổ răng cửa

Quy trình nhổ răng cửa

6. Một số cách giảm đau sau khi nhổ răng cửa

Sau khi hết thuốc tê, cảm giác đau nhức sẽ trở nên rõ ràng hơn. Vì vậy, để giảm bớt cảm giác khó chịu bạn có thể áp dụng các cách như giữ chặt bông gòn, chườm đá lạnh hoặc uống thuốc giảm đau. Đây đều là các cách đơn giản mà lại rất hiệu quả.

6.1. Giữ chặt bông gòn

Thực chất thì cách trên sẽ thiên về tác dụng cầm máu nhiều hơn, nên sau khi nhổ răng cửa bác sĩ luôn yêu cầu khách hàng cắn chặt miếng bông gòn ít nhất trong vòng 30 phút.

Tuy nhiên, với lực từ việc cắn bông gòn sẽ tác động đến dây thần kinh phía dưới và làm tê liệt tạm thời nên sẽ giúp giảm đau phần nào đó. Lưu ý là không nên cắn quá chặt vì có thể khiến vết thương bị chảy máu nhiều hơn.

6.2. Chườm đá lạnh

Đây có lẽ đã là cách giảm đau răng “kinh điển” người người, nhà nhà đều biết đến mà cách thực hiện lại siêu đơn giản. Bạn chỉ cần lấy vài viên đá cho vào túi chườm hoặc vải mỏng, sau đó chườm phía ngoài vùng răng cửa. Cứ chườm 10 phút thì lại nghỉ 10 phút, lặp lại vài lần là được.

Dưới tác động của nhiệt độ thấp sẽ làm giảm lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng và gây tê liệt tạm thời dây thần kinh xung truyền ở dưới chân răng cửa. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy các cơn đau được xoa dịu nhanh chóng.

6.3. Uống thuốc giảm đau

Là cách mang lại hiệu quả cao nhưng việc uống thuốc giảm đau cần phải có chỉ định rõ ràng của bác sĩ điều trị. Ngay cả đối với các loại thuốc không cần kê đơn thì bạn cũng không nên tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn chi tiết.

Bên cạnh đó, sau khi bác sĩ nhổ răng cửa xong cũng sẽ kê đơn thuốc cho khách hàng. Nên hãy tuân thủ đầy đủ về loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng theo đơn đã được kê.

Một số cách giảm đau sau khi nhổ răng cửa

Một số cách giảm đau sau khi nhổ răng cửa

7. Phương pháp nhổ răng cửa ít đau – Piezotome

Nhổ răng cửa bằng phương pháp Piezotome là công nghệ hiện đại hàng đầu, giảm đau đớn, khó chịu cho khách hàng. Piezotome sẽ sử dụng các bước sóng siêu âm tác động vào dây chằng xung quanh thân và chân răng. Từ đó, răng cửa sẽ dần bị lung lay và dễ dàng lấy ra khỏi xương hàm hơn.

Thay vì làm tổn thương các mô mềm thì công nghệ Piezotome sẽ giúp hạn chế tối đa các tác động xâm lấn, hoại tử tế bào ổ xương răng sau khi nhổ răng.

Bên cạnh đó, công nghệ trên còn có hệ thống bơm nhu, đây chính là tính năng phun nước giúp hạ nhiệt mũi khoan. Từ đó, mũi khoan sẽ không gặp phải tình trạng tăng nhiệt quá đà gây bỏng mô mềm.

Với đầu mũi khoan chỉ có 0,2 – 0,5 mm siêu nhỏ gọn sẽ giúp đi sâu vào các ngách, kẽ nướu trong quá trình nhổ răng mà không làm rách hay tổn thương nướu. Cộng thêm việc tiêm thuốc tê, nên cả quá trình thực hiện gần như không đau hay khó chịu.

Phương pháp nhổ răng cửa ít đau - Piezotome

Phương pháp nhổ răng cửa ít đau – Piezotome

Nha Khoa Paris luôn là một trong những đơn vị được đông đảo khách hàng tin tưởng, lựa chọn đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng nói chung và nhổ răng cửa nói riêng. Không chỉ là nơi quy tụ đông đảo đội ngũ y, bác sĩ tài hoa, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm phong phú mà chúng tôi còn có hệ thống cơ sở, vật chất hiện đại cùng công nghệ tân tiến.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau giải đáp kỹ lưỡng vấn đề “Nhổ răng cửa có đau không?” thông qua bài viết trên. Trong các trường hợp cần nhổ răng cửa, dù thực hiện với phương pháp nào thì ít nhiều khách hàng vẫn sẽ bị đau. Vì vậy, bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa thực sự uy tín cùng công nghệ tốt nhất để giảm thiểu tình trạng đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Nhổ răng cửa
Răng cửa to – Khắc phục hiệu quả với 80% trường hợp thành công

Răng cửa to – Khắc phục hiệu quả với 80% trường hợp thành công

Răng cửa to là những chiếc răng cửa có kích thước lớn hơn so với các răng khác trên cung hàm. Điều đó không chỉ làm mất điểm về thẩm mỹ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Răng cửa là răng nào? Cách khắc phục răng cửa thưa to

Răng cửa là răng nào? Cách khắc phục răng cửa thưa to

Niềng răng được coi là phương pháp “bậc thầy” trong ngành thẩm mỹ giúp biến những hàm răng xấu xí nhất trở nên đều đẹp như ý. Tuy

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Nhổ răng cửa có ảnh hưởng gì không – Một vài lưu ý quan trọng

Nhổ răng cửa có ảnh hưởng gì không – Một vài lưu ý quan trọng

Sau khi nhổ răng cửa, tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Nếu như bạn không trồng răng giả kịp thời, xương hàm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng cửa bao nhiêu tiền, Những lưu ý quan trọng khi thực hiện

Nhổ răng cửa bao nhiêu tiền, Những lưu ý quan trọng khi thực hiện

Chi phí nhổ răng cửa sẽ từ 100.000 – 1.000.000 VNĐ/răng và phụ thuộc vào từng gói dịch vụ mà bạn lựa chọn. Trong đó, nhổ răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng cửa ngầm – Những thông tin quan trọng bạn cần biết

Nhổ răng cửa ngầm – Những thông tin quan trọng bạn cần biết

Nhổ răng cửa ngầm thường được chỉ định trong các trường hợp răng cửa mọc ngầm gây đau nhức, ảnh hưởng các răng khác, sưng tấy nghiêm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được? Bác sĩ giải đáp

Nhổ răng cửa bao lâu thì trồng lại được? Bác sĩ giải đáp

Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải chia sẻ, nhổ răng cửa từ 1 – 2 tháng là có thể trồng lại bằng hàm giả tháo lắp và bắc cầu răng sứ, còn đối

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải