Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Thuốc Ibuprofen là thuốc gì? Công dụng và liều dùng an toàn

Ibuprofen thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid phổ biến, giúp giảm đau, chống viêm và hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết chi tiết “thuốc Ibuprofen là thuốc gì?”, công dụng và liều lượng sử dụng ra sao. Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu chi tiết về loại thuốc này trong bài viết hôm nay.

1. Thuốc Ibuprofen là thuốc gì?

Ibuprofen là thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid (NSAID), thường được sử dụng để giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Cơ chế hoạt động của Ibuprofen là ức chế enzym cyclooxygenase (COX), làm giảm sản xuất các chất trung gian gây viêm như prostaglandin trong cơ thể (1).  

Khái niệm thuốc ibuprofen là thuốc gì?

Khái niệm thuốc ibuprofen là thuốc gì?

Thuốc được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế khác nhau như: viên nén, viên bao phim, viên bao đường, viên nang, kem bôi ngoài da, hỗn dịch uống, dạng tiêm tĩnh mạch. Ở dạng viên, thuốc được bào chế với các hàm lượng: 200mg, 400mg, 600mg, 800mg. Ở dạng hỗn dịch, thuốc được bào chế hàm lượng 100mg/5ml.

Bạn có thể mua Ibuprofen ở tất cả các quầy thuốc, phòng khám, bệnh viện và cơ sở y tế chuyên khoa có thẩm quyền trên toàn quốc.

2. Công dụng của Ibuprofen

Ibuprofen có 3 công dụng chính: Giảm đau, hạ sốt và chống viêm (2).

2.1. Giảm đau

Ibuprofen giảm đau nhờ vào cơ chế ức chế enzyme cyclooxygenase (COX). Đặc biệt là COX-1 và COX-2. Đây là hợp chất hóa học gây ra đau, viêm và sốt trong cơ thể. Ibuprofen có tác dụng ức chế COX, giúp giảm cảm giác đau và viêm, ngăn các cơn đau từ sợi thần kinh cảm giác.

2.2. Hạ sốt

PGE2 được não bộ sản xuất để tăng nhiệt độ cơ thể nhằm chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh lý dẫn đến tình trạng sốt cao. Ibuprofen có tác dụng giảm mức độ PGE2, dẫn đến hạ nhiệt độ cơ thể và giảm sốt. 

2.3. Chống viêm

Cơ chế viêm nhiễm trong cơ thể xảy ra do một số yếu tố chính sau: Quá trình tổng hợp prostaglandin – các chất trung gian hóa học gây ra phản ứng viêm; sự di chuyển của bạch cầu; phản ứng giữa kháng thể – kháng nguyên,… Ibuprofen có tác dụng ức chế và ngăn cản các nguyên nhân gây viêm, từ đó chống viêm và giảm triệu viêm hiệu quả.

3. Chỉ định và chống chỉ định 

Ibuprofen được sử dụng trong những trường hợp sau:

3.1. Chỉ định

  • Giảm đau: Đau đầu, đau cơ, đau do viêm khớp mạn tính, đau răng, đau bụng kinh, đau do vận động quá sức, giảm đau sau phẫu thuật.
  • Hạ sốt do cảm cúm, cảm lạnh, lao, bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng miệng, nhiễm trùng phổi, sốt rét,…
  • Chống viêm do viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gout và viêm cơ; viêm bàng quang, viêm mô tế bào,…
Ibuprofen dùng để giảm đau, hạ sốt và chống viêm

Ibuprofen dùng để giảm đau, hạ sốt và chống viêm

3.2. Chống chỉ định

  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của ibuprofen.
  • Đang bị  viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Quá mẫn với aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác (bao gồm các phản ứng như hen suyễn, viêm mũi hoặc nổi mày đay sau khi dùng aspirin).
  • Người có tiền sử bị hen, co thắt phế quản, rối loạn đông máu, bệnh tim mạch, loét dạ dày tá tràng, suy gan, hoặc suy thận (với mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút).
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông loại coumarin. Những người bị suy tim sung huyết, giảm thể tích tuần hoàn do dùng thuốc lợi tiểu,suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).
  • Bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn hoặc thuộc nhóm bệnh tạo keo (có nguy cơ viêm màng não vô khuẩn, đặc biệt nếu đã có tiền sử bệnh tự miễn).
  • Trong ba tháng cuối thai kỳ.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng có các tình trạng như chảy máu (dạ dày, xuất huyết não), giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn chưa được điều trị. 

4. Cách dùng và liều dùng

Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh, Ibuprofen sẽ có cách dùng và liều dùng khác nhau.

4.1. Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi

  • Hạ sốt: Thân nhiệt dưới 39,2°C, liều khuyến cáo là 5 mg/kg cân nặng, uống cách 6 – 8 giờ nếu trẻ bị sốt lại. Thân nhiệt từ 39,2°C trở lên, liều dùng là 10 mg/kg cân nặng, cách 6 – 8 giờ nếu trẻ sốt lại. Không dùng cho người đang bị sốt xuất huyết.
  • Giảm đau: Khoảng 4 – 10 mg/kg cân nặng, cách 6 – 8 giờ/lần. Liều tối đa không vượt quá 40 mg/kg cân nặng mỗi ngày.
  • Điều trị viêm khớp: Liều lượng 20mg/kg /ngày cho trường hợp viêm nhẹ và ít đau; Từ 30 – 40 mg/kg/ngày trong  2 – 3 ngày khi đau và viêm nặng. 

4.2. Người lớn (trên 12 tuổi)

  • Hạ sốt: Dùng 200 – 400 mg cách 4 – 6 giờ nếu sốt trên 38,5°C. 
  • Giảm đau: Dùng 200 – 400 mg cách 4 – 6 giờ, tối đa không quá 2.4 g – 3.2 g/ngày.
  • Đau bụng kinh: Từ 200 – 400 mg, uống cách 4-6 giờ khi cần thiết.
  • Chống viêm: Từ 400 – 800 mg, cách 6-8 giờ/lần uống.

Lưu ý: Liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo, liều lượng thuốc ở mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh.

4.3. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng Ibuprofen.

  • Có thể làm giảm lượng nước ối, gây ức chế co bóp tử cung, làm chậm quá trình sinh nở.
  • Ức chế chức năng của tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu. 
  • Gây tăng áp lực phổi và suy hô hấp nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh do hiện tượng đóng sớm ống động mạch trong tử cung. 
  • Gây vô niệu (không có nước tiểu) ra các tác dụng phụ đối với hệ tim mạch của thai nhi.

Do đó, 6 tháng đầu thai kỳ nếu sử dụng cần có sự chỉ định trực tiếp từ bác sĩ sản khoa. Trong ba tháng cuối thai kỳ, cần hạn chế tối đa sử dụng Ibuprofen. Trong vài ngày trước khi sinh, chống chỉ định tuyệt đối loại thuốc này (3)

Các nhà sản xuất khuyến cáo: phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng ibuprofen. Bởi thuốc có nguy cơ ức chế prostaglandin ở trẻ sơ sinh.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng Ibuprofen

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng Ibuprofen

5. Tác dụng phụ không mong muốn

Khi sử dụng ibuprofen, có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn sau:

5.1. Thường gặp

  • Sốt, mỏi mệt, bồn chồn;
  • Chướng bụng, buồn nôn, nôn;
  • Nhức đầu, chóng mặt;
  • Mẩn ngứa và phát ban.

5.2. Ít gặp

  • Các phản ứng dị ứng như co thắt phế quản (đặc biệt ở người mắc hen suyễn), viêm mũi, nổi mề đay;
  • Loét dạ dày tiến triển, đau bụng, chảy máu dạ dày – ruột;
  • Cảm giác lơ mơ, mất ngủ, ù tai, rối loạn thị giác, giảm thính lực và chảy máu kéo dài.

5.3. Hiếm gặp

  • Phù, nổi ban;
  • Rụng tóc, rối loạn co bóp túi mật, hạ natri, trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, hôn mê;
  • Nhìn mờ, rối loạn màu sắc, giảm thị lực do ngộ độc thuốc, nhạy cảm với ánh sáng;
  • Thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin;
  • Các thử nghiệm chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan, viêm ruột hoại tử;
  • Hội chứng Crohn, hội chứng Stevens – Johnson;
  • Viêm bàng quang, viêm tụy, viêm thận kẽ, đái ra máu, suy thận cấp, hội chứng thận hư.

6. Tương tác khi kết hợp Ibuprofen với các loại thuốc khác

Khi kết hợp Ibuprofen với các nhóm thuốc khác, có thể xảy ra những tương tác thuốc sau (4):

  • Ibuprofen kết hợp với warfarin hoặc aspirin: Tăng nguy cơ chảy máu dạ dày, làm giảm hiệu quả của warfarin hoặc aspirin trong phòng ngừa các vấn đề về tim mạch. Ibuprofen có thể làm tăng nồng độ lithium trong huyết tương và giảm khả năng thải trừ lithium qua thận.
  • Ibuprofen kết hợp với các thuốc chống viêm không steroid: Tăng nguy cơ loét dạ dày. Ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, cần theo dõi chặt chẽ huyết áp. 
  • Ibuprofen kết hợp với kháng sinh nhóm quinolon: Gia tăng tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương, dẫn đến nguy cơ co giật.
  • Ibuprofen kết hợp với methotrexat: Làm tăng độc tính của methotrexat.
  • Ibuprofen kết hợp với furosemid và các thuốc lợi tiểu thiazid: Làm giảm hiệu quả bài xuất natri niệu của furosemid và các thuốc lợi tiểu thiazid. 
Ibuprofen có thể xảy ra tương tác khi kết hợp với các thuốc khác

Ibuprofen có thể xảy ra tương tác khi kết hợp với các thuốc khác

7. Làm gì khi dùng Ibuprofen quá liều?

Khi dùng vượt quá hàm lượng khuyến cáo của bác sĩ, bạn có thể đối mặt với nhiều triệu chứng nguy hiểm.

7.1. Triệu chứng quá liều Ibuprofen

  • Thường gặp: Đau bụng, buồn nôn, nôn, cảm giác bồn chồn và buồn ngủ. 
  • Nghiêm trọng: Đau đầu, co cứng cơ, ức chế hệ thần kinh trung ương, co giật, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, thở nhanh và rung nhĩ. 
  • Hiếm gặp: Nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê, suy thận cấp, tăng kali huyết, ngừng thở (đặc biệt là ở trẻ nhỏ), ức chế hô hấp và suy hô hấp.

7.2. Cách xử lý khi quá liều

Khi bị quá liều, bác sĩ sẽ cho rửa dạ dày, gây nôn, lợi tiểu và cho uống than hoạt tính hoặc thuốc tẩy muối để tăng đào thải và bất hoạt thuốc. Nếu nghiêm trọng, có thể cần truyền máu hoặc thẩm tách máu. Do thuốc gây toan hóa và được đào thải qua nước tiểu, việc truyền dịch kiềm và lợi tiểu có thể có lợi. Cần theo dõi chặt chẽ nguy cơ hạ huyết áp, chảy máu dạ dày và toan hóa máu.

7.3. Quên liều và cách xử trí

Nếu quên liều, bạn không uống gấp đôi mà chỉ cần uống thuốc ngay khi nhớ ra. Lưu ý, khoảng cách an toàn giữa các lần uống Ibuprofen được khuyến cáo 4 – 8 tiếng/lần uống tùy đối tượng.

Tóm lại, nếu chưa biết thuốc Ibuprofen là thuốc gì thì đây là một loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid), được sử dụng rộng rãi để giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Để hiệu quả tốt nhất, bạn cần hiểu rõ về thành phần, công dụng và những lưu ý khi dùng thuốc. Bác sĩ Nha khoa Paris khuyến cáo, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế tại nhà thuốc uy tín hoặc bệnh viện trước khi dùng thuốc để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiển thị nguồn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ