Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Keo dán răng sứ có mấy loại? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Keo dán răng sứ là vật liệu nha khoa giúp mão sứ giả được bám chắc, cố định trên cùi răng, giúp bạn có hàm răng chắc khỏe, thẩm mỹ tốt. Keo dán răng giả có 2 loại là bột và keo. Thương hiệu xi măng nha khoa được ưa chuộng nhất là Fixodent, Meron, 3M còn đối với keo dành cho bệnh nhân tự sử dụng thì bác sĩ khuyên dùng Fixodent và Recodent. Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Nha Khoa Paris.

1. Keo dán răng sứ là gì?

Làm răng sứ là phương pháp cải thiện hàm răng với những khuyết điểm như sai lệch khớp cắn, răng nhiễm màu, tổn thương do viêm nhiễm… được diễn ra nhanh chóng, trả lại cho bạn hàm răng ưng ý mà không gây đau đớn. Để mão sứ được bám chắc chắn, cố định trên răng thì không thể không nhờ đến keo gắn răng sứ.

Keo dán răng

Keo dán răng

Vậy keo dán răng sứ là gì? Chúng là chất liệu nha khoa chuyên dụng có tác dụng gắn mão sứ giả lên cùi răng thật, giúp cho mão sứ được bám chắc chắn, cố định trên răng. Việc làm này giúp cho răng của bạn có độ thẩm mỹ cao, tồn tại lâu dài trên cung hàm mà không bị rơi, vỡ, bạn có thể thoải mái ăn nhai như răng thật (1).

2. Có mấy kiểu keo dán răng trên thị trường?

trên thị trường có rất nhiều loại keo dán răng nhưng chúng chủ yếu được chia thành hai loại có công dụng phù hợp với phương thức mà bạn lựa chọn để phục hình. Cùng tìm hiểu các loại keo dán răng sứ sau đây:

2.1. Keo dán răng tháo lắp

Răng giả tháo lắp bao gồm phần mão sứ bên trên, nền nhựa phía dưới để gắn lên nướu. Và để răng giả có thể bám chắc trên răng thì bác sĩ sẽ dùng thêm một loại keo chuyên dụng giúp cho cho răng mới không bị trơn trượt trên cung hàm.

Bác sĩ sẽ bôi một chút keo lên răng giả sau đó gắn lên nướu, việc làm này giúp cho răng sứ được đứng vững trên cung hàm, đảm bảo khả năng ăn nhai của bạn được đảm bảo ở mức tốt nhất. Và hai loại răng giả được sử dụng phổ biến là keo dạng bột và dạng gel lỏng.

Keo dán răng sứ tháo lắp

Keo dán răng sứ tháo lắp

Bạn có thể dễ dàng sử dụng nó mà không cần đến sự trợ giúp của bác sĩ, bởi với răng giả tháo lắp sau mỗi bữa ăn bạn sẽ cần tháo chúng để vệ sinh răng miệng. Việc đến nha sĩ sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chính vì vậy các bác sĩ nha khoa cũng khuyên bạn nên tự thay, gắn lại răng tại nhà bằng thuốc chuyên dụng.

Hai loại keo gắn được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng là Recodent và Fixodent vì chúng có mùi thơm dễ chịu, thành phần trong gel an toàn với cơ thể. Đặc biệt chúng mang lại hiệu quả tốt, dễ dàng làm sạch mỗi lần vệ sinh răng.

2.2. Keo dán răng sứ cố định

Phương pháp làm răng sứ cố định có bọc răng sứ, dán veneer, làm cầu răng và trồng răng Implant. Các phương pháp này mão sứ giả được gắn cố định lên cùi răng thật vì vậy vật liệu dùng để gắn kết chúng lại cũng yêu cầu phải chắc chắn, bền hơn với phương pháp răng giả tháo lắp (2).

Chính vì vậy trong các trường hợp này bác sĩ sẽ dùng xi măng nha khoa – vật liệu chuyên dụng có khả năng kết dính cao, không thể dễ dàng gỡ bỏ.  Khi bạn muốn thảo bỏ chiếc răng giả thì bạn cần tới nha khoa nhờ sự trợ giúp của bác sĩ và dụng cụ chuyên dụng mới có thể tháo gỡ.

Keo dán răng sứ PermaCem 2.0

Keo dán răng sứ PermaCem 2.0

Các nha khoa sử dụng một số loại xi măng như meron, vitique, PermaCem 2.0… Các loại keo dán răng này đều được sản xuất từ các hãng sản xuất vật liệu nha khoa nổi tiếng trên thế giới nên sẽ mang lại hiệu quả bám dính chắc, an toàn với sức khỏe con người.

??? VIDEO Dán sứ Veneer – Tạm biệt răng xấu – Bền đẹp tự nhiên – Không ê buốt

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3. Độ bền và tính an toàn của keo dán răng sứ

Về độ bền, keo dán răng sứ có độ bền từ 10-15 năm và thời gian có thể kéo dài hơn nếu răng miệng được chăm sóc đúng cách. 

Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của keo dán răng sứ như:

Chất liệu miếng dán sứ: Thông thường, miếng dán kim loại có độ bền kém hơn và khả năng ăn keo dán kém hơn chất liệu sứ nguyên chất.

Tay nghề nha sĩ: Nha sĩ tay nghề “cứng” sẽ có kỹ thuật dán sứ tốt, đảm bảo độ bám dính bền lâu.

Cách chăm sóc răng miệng: Vệ sinh răng miệng đúng cách và hạn chế đồ ăn dai cứng sẽ đảm bảo hiệu quả lâu dài của keo dán răng sứ. Bên cạnh đó, chăm sóc răng miệng thường xuyên giúp ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu sẽ giúp nâng cao tuổi thọ cho hàm răng.

Keo gắn răng sứ đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận sử dụng trong nha khoa và công nhận là an toàn với cơ thể.

Theo tiến sĩ nha khoa Jane Doe, Đại học California, San Francisco: “Keo dán răng sứ được làm từ vật liệu tương thích sinh học cao, ít gây kích ứng và an toàn cho nướu. Tuy nhiên, cần đảm bảo thao tác thực hiện chính xác cao, không xâm lấn sang mô nướu nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.”

4. Hiệu quả dán dính của keo dán răng sứ

Để đảm bảo hiệu quá dán dính của keo, bác sĩ cần loại bỏ men răng và một phần mô ngà để tạo bề mặt sần sùi. Sau đó, trộn keo tỷ lệ phù hợp và thoa lên cùi răng và mão sứ. Để keo dán cứng lại, sau khi đặt mão sứ lên cùi răng, bác sĩ sẽ chiếu đèn quang hợp để ánh sáng đèn kích hoạt keo hoạt động. Từ đó đảm bảo khả năng bám dính tốt nhất và chống thấm nước hiệu quả. Keo sau khi dán không bị lộ, đảm bảo nụ cười tự nhiên.

Chị K.H (32 tuổi, Hà Nội)

“Mình đã dán răng sứ được 2 năm và rất hài lòng với kết quả. Răng mình trước đây bị sứt mẻ và ố vàng, khiến mình mất tự tin khi giao tiếp. Sau khi dán sứ, răng mình trở nên đều đặn, trắng sáng và nụ cười rạng rỡ hơn rất nhiều. Keo dán rất chắc chắn, mình có thể ăn nhai thoải mái mà không lo bị bong tróc.”

Anh M.T (45 tuổi, TPHCM)

“Do thường xuyên hút thuốc lá nên hàm răng của tôi bị ố vàng khá nhiều. Tuy răng còn chắc khỏe nhưng sự thiếu thẩm mỹ khiến tôi luôn tự ti khi nói chuyện. Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn dán sứ. Sau khi hoàn thành, tôi rất hài lòng với diện mạo mới hàm răng có màu sắc tự nhiên và hình dạng giống như răng thật. Tôi có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.”

5. TOP 3 keo dán răng sứ phổ biến nhất

Mặc dù trên thị trường có khá nhiều thương hiệu làm keo dán răng, tuy nhiên dưới đây là 3 nhãn hiệu được sử dụng nhiều nhất

5.1. Keo dán răng fixodent

Keo gắn răng giả Fixodent là một thương hiệu tới từ Mỹ và được khá nhiều nha khoa lựa chọn sử dụng.

Sản phẩm này có hai dạng là bột và keo với chức năng và hiệu quả tương tự nhau. Tuy nhiên sản phẩm dạng keo thường được bác sĩ ưa thích sử dụng hơn bởi tính tiện lợi và độ chắc chắn.

Keo dán răng fixodent

Keo dán răng fixodent

Keo đang được phân phối dưới dạng tuýp với trọng lượng 68g.

Giá bán tham khảo: 150.000 VNĐ

5.2. Keo dán răng giả Meron

Keo gắn răng meron với ưu điểm dễ sử dụng, đa dạng hình thức, tính axit thấp, khả năng tương thích sinh học cao,.. nên cũng luôn là sự lựa chọn của rất nhiều phòng khám nha khoa

Keo dán răng giả meron

Keo dán răng giả meron

Với thành phần chứa Acid Polyacrylic nên sản phẩm Meron cho khả năng gắn kết với tủy tốt hơn, bên cạnh đó cũng tăng cường khả năng kết dính trên bề mặt

Giá bán tham khảo: 700.000 VNĐ

5.3. Keo dán răng 3M (RelyX)

Là sản phẩm của thương hiệu chuyên sản xuất vật liệu nha khoa 3M nổi tiếng. Keo gắn răng sứ được nghiên cứu, thử nghiệm và xử lý theo quy trình chuyên nghiệp (3).

Keo dán răng 3M (RelyX)

Keo dán răng 3M (RelyX)

Từ đó, sản phẩm hỗ trợ tăng cường thêm tính thẩm mỹ khi gắn răng sứ. Loại gel này sẽ hỗ trợ chút ít cho màu sắc của răng giả, giúp chúng trở nên sáng bóng hơn.

Giá tham khảo: 1.100.000 VNĐ

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

6. Keo dán răng sứ giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

với sự bùng nổ trong việc mua hàng online nên bạn có thể dễ dàng mua được keo gắn răng sứ trên các trang thương mại điện tử, website của hàng phân phối hoặc trên các hội nhóm của facebook. Chính vì vậy mà giá thành của chúng cũng khác nhau rất nhiều.

Thông thường khi mua keo dán răng sứ trên các trang thương mại thì bạn sẽ chỉ mua được loại keo dán cho răng giả tháo lắp. Chúng có giá giao động trong khoảng từ 110.000 – 200.000/1 tuýp keo. Tùy vào địa chỉ bạn lựa chọn mà chúng sẽ có chi phí khác nhau.

Mua keo dán răng sứ ở đâu?

Mua keo dán răng sứ ở đâu?

??? VIDEO Thử thách nhai đồ cứng hậu bọc răng sứ cùng diễn viên Thùy Trâm

Tuy nhiên trên thị trường tình trạng keo dán răng giả xuất hiện rất nhiều, nó có thể làm cho bạn bị dị ứng, hiệu quả không được như mong đợi hoặc sử dụng quá nhiều trong 1 lần cũng có thể ảnh hưởng đến nướu răng. Vì vậy cần tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng, tốt nhất khi sử dụng nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.

7. Các thắc mắc thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về keo dính răng sứ và giải đáp chi tiết:

7.1. Keo dán răng sứ có bền không?

Keo dán cho răng sứ có độ bền từ 10-15 năm và có thể kéo dài hơn nếu sử dụng chất lượng keo dán tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, khách hàng sau khi dán sứ cần có chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng khoa học.

7.2. Keo dán cho răng sứ có hiệu quả không?

Nhìn chung, keo dán cho răng sứ được các nha sĩ và người dùng đánh giá cao về tính hiệu quả mang lại. Keo dán chất lượng có độ bám dính cao, giúp cố định mão sứ trên cùi răng, đảm bảo ăn nhai thoải mái, không lo bị bong tróc. Ngoài ra, keo dán có màu sắc tương tự với răng thật và răng sứ, đảm bảo sự tự nhiên, không lộ dấu vết thẩm mỹ.

Hàm răng sau khi dán sứ đẹp đều, trắng sáng và rạng rỡ hơn. Khắc phục hoàn toàn tình trạng răng xỉn màu, ố vàng, giúp khách hàng cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp.

7.3. Cần chuẩn bị gì trước khi sử dụng keo dán răng sứ?

Trước khi sử dụng keo dán cho răng sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra và lựa chọn loại keo dán phù hợp với mão sứ và răng thật của khách hàng. Để đảm bảo độ bám dính chắc chắn, cần mài răng thật để tạo bề mặt tiếp xúc, làm sạch bề mặt răng để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất. Sau đó, dùng một lượng keo dán vừa đủ trên cả bề mặt mão sứ và răng thật.

7.4. Sau khi dán răng sứ nên làm gì?

Sau khi dán răng sứ, không ăn uống trong ít nhất 2 giờ đồng hồ để keo dán khô và ổn định. Khi trở về nhà, tránh ăn những thực phẩm cứng, dính hoặc những thực phẩm có màu sẫm như trà, cà phê để đảm bảo độ bền chắc và thẩm mỹ cho hàm răng. Đồng thời, vệ sinh răng miệng mỗi ngày để ngăn ngừa các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu (4).

7.5. Nên thay răng sứ dán bao lâu một lần?

Keo dán cho răng sứ có độ bền từ 10-15 năm nên sau khoảng thời gian này bạn có thể cân nhắc thay mới. Một số dấu hiệu cần thay răng dán sứ sớm như bong keo dán, lộ cùi răng, mão sứ bị sứt mẻ, viêm nướu, chảy máu, ê buốt đau nhức.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về các loại keo dán răng sứ dành cho mỗi phương pháp phục hình khác nhau. Muốn có hiệu quả tốt nhất, không  ảnh hưởng đến sức khỏe cần có sự tư vấn, hướng dẫn của các nha sĩ. Hãy đến Nha Khoa Paris để được tư vấn dán răng sứ với công nghệ hiện đại nhất.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 3: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 4: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 5: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 6: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 7: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 10: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 11: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 12: 194 Phan Đình Phùng, Thái Nguyên
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề dán răng sứ
Dán răng sứ có bị hôi miệng không: Bác sĩ nha khoa giải đáp

Dán răng sứ có bị hôi miệng không: Bác sĩ nha khoa giải đáp

Dán sứ veneer không gây ra tình trạng hôi miệng và không phải là nguyên nhân chính dẫn đến hơi thở có mùi. Vậy nên, đối với câu hỏi dán

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Địa chỉ dán răng sứ uy tín tại Hải Phòng: 5 tiêu chí lựa chọn

Địa chỉ dán răng sứ uy tín tại Hải Phòng: 5 tiêu chí lựa chọn

Bác sĩ, chất lượng mặt dán, chính sách bảo hành, phản hồi khách hàng và cơ sở vật chất là 5 tiêu chí giúp bạn tìm kiếm địa chỉ dán răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Mặt dán sứ Veneer – Sự lựa chọn tối ưu cho hàm răng khỏe đẹp

Mặt dán sứ Veneer – Sự lựa chọn tối ưu cho hàm răng khỏe đẹp

Mặt dán sứ Veneer được không ít khách hàng lựa chọn để thay đổi diện mạo của hàm răng. Veneer sứ có thể che lấp nhiều khiếm khuyết trên

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Dán răng sứ ở đâu tốt nhất? Top 9 địa chỉ dán răng sứ uy tín nhất

Dán răng sứ ở đâu tốt nhất? Top 9 địa chỉ dán răng sứ uy tín nhất

Nha Khoa Paris, Nha Khoa Kim, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW, Nha Khoa Việt Smile, Nha Khoa Á Âu, Nha Khoa quốc tế Việt Pháp, Nha Khoa Peace

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Dán răng sứ Laminate là gì? 5 ưu điểm vượt trội không nên bỏ lỡ

Dán răng sứ Laminate là gì? 5 ưu điểm vượt trội không nên bỏ lỡ

Dán răng sứ Laminate là kỹ thuật dán mặt sứ cao cấp, được chế tác hoàn toàn từ sứ thuần khiết. Đây là giải pháp tối ưu thay thế men

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Dán răng sứ loại nào tốt nhất? Bí quyết chọn mặt dán sứ

Dán răng sứ loại nào tốt nhất? Bí quyết chọn mặt dán sứ

Hiện 3 loại mặt dán sứ đang được sử dụng phổ biến là Emax, 3S Paris và Ultra thin. Phương pháp dán răng sứ Veneer có ưu điểm nổi trội

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ