Chào Thanh Hương,
Sau khi bọc răng sứ, đau nhức nhẹ 2–3 ngày đầu là bình thường. Nếu đau kéo dài, có thể do chạm tủy, viêm nướu, sai khớp cắn. Bạn nên chườm lạnh, súc miệng nước muối, dùng thuốc giảm đau đúng liều và tái khám sớm nếu không thuyên giảm.
Các biện pháp giảm đau nhức sau khi bọc răng sứ
Để giảm đau nhức hiệu quả sau khi bọc răng sứ, Thanh Hương cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây:
– Uống thuốc giảm đau: Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen (Paracetamol) để giảm cảm giác đau nhức hoặc ê buốt. Tuy nhiên, nên uống đúng liều lượng hướng dẫn và không lạm dụng nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.
– Chườm lạnh ngoài má: Dùng khăn mỏng lên vùng má phía răng đau khoảng 10–15 phút mỗi lần, có thể lặp lại nhiều lần trong ngày. Nhiệt lạnh sẽ giúp giảm sưng và gây tê nhẹ tại chỗ, làm dịu cảm giác đau.
Chườm đá lạnh giúp giảm đau nhức sau khi bọc răng sứ
– Súc miệng bằng nước muối ấm: Giúp sát khuẩn nhẹ vùng nướu, làm sạch khoang miệng và giảm viêm, nhức. Thực hiện đều đặn 2–3 lần mỗi ngày, nhất là sau ăn.
– Dùng hàm bảo vệ nếu nghiến răng: Bằng cách sử dụng hàm nhựa bảo vệ để phân tán lực cắn, giảm áp lực lên răng sứ, tránh tổn thương và giảm đau hiệu quả.
– Ăn uống đúng cách: Trong những ngày đầu sau bọc sứ, nên ăn đồ mềm, nguội hoặc ấm nhẹ như cháo, súp, sữa chua. Tránh đồ ăn quá nóng, lạnh, quá dai hoặc cứng vì có thể làm răng đau nhức thêm và ảnh hưởng đến khớp cắn.
– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Dùng bàn chải lông mềm đánh răng nhẹ nhàng, kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng không màu, không cồn để hạn chế vi khuẩn gây viêm và đau.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi bọc răng sứ
▷ Tìm hiểu thêm: Răng bọc sứ bị nhức – Khi nào là dấu hiệu nguy hiểm?
Đau nhức sau khi bọc răng sứ có thể do nhiều nguyên nhân như: men răng bị mài nhiều, khớp cắn không chuẩn, kỹ thuật phục hình không chính xác, viêm tủy chưa điều trị triệt để hoặc do thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.
Nguyên nhân bọc răng sứ bị đau
Nếu cơn đau kéo dài quá 3–5 ngày, tăng dần hoặc kèm theo biểu hiện như sưng nướu, buốt khi nhai, khó mở miệng, Thanh Hương nên đến nha khoa uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Việc can thiệp sớm sẽ giúp tránh những biến chứng như viêm tủy, viêm quanh răng hoặc phải tháo mão sứ để điều trị lại.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×