31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Hơi thở có mùi hôi không chỉ ảnh hưởng lớn đến tâm lý mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm quanh răng, viêm nha chu, hoại tử tủy… Do đó, thăm khám và điều trị hôi miệng là việc làm hết sức cần thiết. Vậy khám hôi miệng ở đâu chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng và tốt nhất?
Hơi thở có mùi hôi là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn phòng ngừa và cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Các nguyên nhân khiến hơi thở hôi thối có thể kể đến như:
– Vệ sinh miệng chưa sạch sẽ: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến hơi thở có mùi hôi. Khi các mảng bám thức ăn trong khoang miệng không được làm sạch, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây ra mùi khó chịu.
– Khô miệng: Nước bọt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm sạch vi khuẩn gây hôi miệng. Lượng nước bọt tiết ra không đủ sẽ khiến các vi khuẩn gây hôi miệng sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.
– Ăn nhiều gia vị gây hôi miệng: Hành và tỏi là hai loại thực phẩm nặng mùi và gây hôi miệng. Một số loại thực phẩm khác như bắp cải, súp lơ và củ cải cũng có thể gây hôi miệng. Mùi thức ăn có thể giảm dần sau 1 – 2 giờ. Tuy nhiên nếu ăn quá no, khi chướng bụng, đầy hơi mùi thức ăn sẽ ợ lên khoang miệng khiến bạn cảm thấy khó chịu.
– Thường xuyên nhịn ăn hoặc bỏ bữa: Nguyên nhân là do khoang miệng không tiết ra nhiều nước bọt khi nhịn đói. Lúc này miệng dễ bị khô và gây ra mùi khó chịu.
– Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa thành phần hợp chất làm khô miệng dẫn đến tiết nước bọt ít hơn và gây mùi hôi miệng.
– Uống rượu: Khi bạn uống rượu, cơ thể sẽ biến rượu thành một chất có mùi khó chịu. Một số loại đồ uống có cồn cũng có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi.
– Các bệnh lý về răng miệng: Khi mắc các bệnh như sâu răng, viêm lưỡi, viêm họng hạt, nấm miệng… trong khoang miệng thường có nhiều virus, vi khuẩn làm cho hơi thở có mùi khó chịu.
Bạn có thể phòng ngừa và điều trị tình trạng hơi thở có mùi hôi bằng những biện pháp đơn giản sau:
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối sau bữa ăn.
– Chải lưỡi thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và thức ăn còn sót lại trong miệng.
– Tối đa 3 tháng nên thay bàn chải đánh răng mới một lần.
– Kết hợp sử dụng nước súc miệng để làm sạch tốt hơn.
– Ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi khoa học.
– Hạn chế uống bia, rượu.
– Không hút thuốc lá.
– Uống đủ nước mỗi ngày.
Nha Khoa Paris là một địa chỉ được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu thăm khám và chữa trị chứng hôi miệng. Đây là nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam với hệ thống 15 chi nhánh trải dài trên toàn quốc.
Đến với Nha Khoa Paris, khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên môn giỏi trực tiếp thăm khám và xây dựng phương án khắc phục tối ưu. Trên thực tế, phần lớn tình trạng hơi thở có mùi hôi xảy ra do các vấn đề liên quan đến răng miệng.
Tùy vào từng nguyên nhân, các bác sĩ tại Nha Khoa Paris sẽ xử lý theo những phương pháp khác nhau. Có thể là:
– Lấy cao răng.
– Điều trị sâu răng.
– Phẫu thuật nạo túi nha chu nếu nguyên nhân hôi miệng là do viêm chân răng.
Bên cạnh đó, để tăng tính chính xác cho quá trình điều trị, Nha Khoa Paris luôn cập nhập trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Ngoài ra, quy trình thăm khám cũng được đồng bộ ở tất cả chi nhánh nhằm đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Sở dĩ Nha Khoa Paris luôn là cái tên được nhiều người nhắc đến đầu tiên khi được hỏi “khám và điều trị hôi miệng ở đâu tốt nhất” là bởi nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi và có tâm với nghề. Điển hình như:
– Tiến sĩ – Bác sĩ Nha Khoa Đàm Ngọc Trâm – Giám đốc chuyên môn hệ thống Nha Khoa Paris.
– Dr. Haziza – Chuyên gia cao cấp của hệ thống Nha Khoa Paris.
– Bác sĩ Nha Khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.
– Bác sĩ Nha Khoa Triệu Thị Thùy Nga – Nha Khoa Paris Bà Triệu.
– Bác sĩ Nha Khoa Hồ Nhật Anh – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.
– Bác sĩ Nha Khoa Hồ Hiệp Anh Tuấn – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.
Tất cả các bác sĩ đang làm việc tại 15 chi nhánh của Nha Khoa Paris đều được đào tạo chuyên sâu về răng hàm mặt và đã có nhiều năm kinh nghiệm.
Với nền tảng chuyên môn vững chắc, các bác sĩ dễ dàng xác định nguyên nhân chính xác gây chứng hôi miệng và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Trong quá trình chữa trị, các bác sĩ luôn thực hiện theo đúng quy trình và kỹ thuật. Chưa hết, sau khi điều trị tại nha khoa, bác sĩ sẽ tư vấn tận tình cho khách hàng cách chăm sóc tại nhà để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng tái phát.
Phá vỡ lối mòn của những phương pháp truyền thống, Nha Khoa Paris luôn cập nhật các loại máy móc và công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, quá trình thăm khám và điều trị hôi miệng diễn ra nhanh chóng và đảm bảo tính chuẩn xác cao. Điển hình như:
– Hệ thống ghế nha thông minh.
– Máy lấy cao răng.
– Máy CT Cone Beam 4 trong 1.
Hầu hết các thiết bị tại Nha Khoa Paris đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài và đã trải qua kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi tới đây.
Nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng, Nha Khoa Paris luôn đảm bảo vô trùng trong quá trình điều trị. Cụ thể như sau:
– Bác sĩ phải sát khuẩn tay sạch sẽ trước khi đeo găng tay vô trùng.
– Bác sĩ mang đầy đủ đồ bảo hộ trong khi khám và điều trị như mũ, găng tay, khẩu trang…
– Bác sĩ phải đổi găng tay mới cho từng khách hàng.
– Bộ dụng cụ chỉ được sử dụng 1 lần như: kim tiêm, que đè lưỡi, ly súc miệng…
– Các thiết bị nha khoa được khử trùng theo quy trình khép kín.
Nha Khoa Paris luôn cam kết:
– Mức giá hợp lý.
– Giá công khai minh bạch.
– Bác sĩ sẽ thông báo trước chi phí điều trị cũng như các khoản có thể phát sinh để khách hàng dự trù kinh phí.
Các bác sĩ tại Nha Khoa Paris sẽ xác định nguyên nhân chính xác khiến hơi thở có mùi sau đó mới xây dựng kế hoạch chữa trị tốt nhất. Tùy vào tình trạng của mỗi người, phương pháp chữa trị sẽ có sự khác biệt.
Các bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng phương pháp điều trị tối ưu nhất, tuyệt đối không chỉ định những dịch vụ không cần thiết nhằm tăng chi phí.
Nha Khoa Paris luôn tuân thủ quy trình khám và điều trị theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Cụ thể:
– Khám răng miệng tổng quát.
– Xác định chính xác nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi.
– Xây dựng phác đồ điều trị.
– Làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, đo huyết áp… nếu cần thiết.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
– Tiêm thuốc gây tê (nếu cần).
– Điều trị theo phác đồ.
– Hẹn lịch tái khám.
– Hướng dẫn khách hàng chăm sóc răng, nướu tại nhà.
Nha Khoa Paris luôn nhận được những đánh giá và phản hồi tích cực của khách hàng về dịch vụ.
– Khách hàng Lê Thúy 30 tuổi (Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng):
“Vô cùng cảm ơn các bác sĩ tại Nha Khoa Paris đã giúp mình khắc phục tình trạng hôi miệng. Đây là một địa chỉ nha khoa rất uy tín, chất lượng. Nếu như sau có nhu cầu thăm khám hay làm răng, mình chắc chắn sẽ quay lại Nha Khoa Paris.”
– Khách hàng Vũ Duy Khánh 35 tuổi (Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội):
“Hôi miệng khiến cho mình luôn cảm thấy tự ti khi nói chuyện với mọi người xung quanh. Khi đến Nha Khoa Paris, bác sĩ đã kết luận nguyên nhân là do cao răng quá nhiều và tiến hành làm sạch cao răng bằng máy siêu âm. Sau đó, bác sĩ hướng dẫn mình cách vệ sinh răng miệng tại nhà. Hiện tình trạng hôi miệng của mình đã được cải thiện rõ rệt.”
– Khách hàng Nguyễn Trung 27 tuổi (Ngô Gia Tự, Tiền An, Bắc Ninh):
“Được người quen tư vấn, mình đã tới Nha Khoa Paris để khám hôi miệng. Bác sĩ đã kiểm tra và xác định mình bị sâu răng khiến hơi thở có mùi hôi. Sau đó, bác sĩ điều trị triệt để ổ sâu và tiến hành hàn trám răng. Hiện mình đã hoàn toàn tự tin với một hàm răng khỏe mạnh và hơi thở thơm mát.”
Để đặt lịch thăm khám hôi miệng tại Nha Khoa Paris, bạn hãy liên hệ theo các thông tin sau đây:
– Hotline: 19006900.
– Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaParis.
– Website: https://nhakhoaparis.vn/.
Để điều trị tình trạng hôi miệng hiệu quả nhất chúng ta cần thăm khám ở những bệnh viện uy tín. Dưới đây là một số gợi ý cho câu hỏi “khám hôi miệng ở đâu” mà bạn có thể tham khảo:
Miền Bắc:
– Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương có địa chỉ tại 40 Tràng Thi, Phường Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
– Bệnh viện Quân Y 103 có địa chỉ tại Số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, TP. Hà Nội.
– Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 tại Số 1 Đường Trần Hưng Đạo, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Miền Trung:
– Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đà Nẵng có địa chỉ ở Số 124 Đường Hải Phòng, Phường Thạch Thang, TP. Đà Nẵng.
– Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Trung Ương Huế có địa chỉ tại Số 16 Lê Lợi, TP. Huế.
– Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện C Đà Nẵng có địa chỉ tại Số122 Hải Phòng, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Miền Nam:
– Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Thành phố Hồ Chí Minh có địa chỉ tại Số 201A Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
– Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh có địa chỉ ở 263 – 265 Đường Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
– Bệnh viện Nhân Dân 115 – Chuyên khoa Tai Mũi Họng có địa chỉ tại 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Bạn có thể khám hôi miệng tại chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt của các bệnh viện uy tín. Tại đây, bạn sẽ được kiểm tra tình trạng hôi miệng bằng máy đo hiện đại. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ là người kiểm tra trực tiếp nhằm xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nếu hôi miệng là do các vấn đề về răng miệng gây ra bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành điều trị triệt để cho bạn. Trong trường hợp nguyên nhân không xuất phát từ răng miệng, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn sang các chuyên khoa khác liên quan.
Khi bạn mắc bệnh về dạ dày, chức năng tiêu hóa suy giảm sẽ khiến cho thức ăn không được tiêu hóa hết tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động. Khi đó, protein trong thức ăn sẽ bị phân hủy sinh ra mùi hôi đi lên theo đường thực quản lên miệng và phát ra ngoài. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng từ dạ dày.
Ngoài ra, các bệnh về đường tiêu hóa do nhiễm trùng hay vi khuẩn Helicobacter Pylori trong ruột có thể gây ra hiện tượng tăng khí bốc lên trên khoang miệng, từ đó hình thành hôi miệng từ dạ dày.
Để điều trị hôi miệng từ dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị acid dịch vị như:
– Thuốc ức chế bơm proton: Loại thuốc này có tác dụng giảm nồng độ acid dạ dày thông qua khả năng ức chế lượng thụ thể tạo acid trong niêm mạc dạ dày. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Lansoprazol, Omeprazol, Pantoprazole, Esomeprazol và Rabeprazole.
– Thuốc kháng Histamin H2: Giúp ức chế Histamin tại thụ thể H2 ở viền dạ dày, nhờ đó hạn chế quá trình bài tiết acid và làm giảm lượng dịch vị dạ dày tương ứng. Thuốc kháng H2 bao gồm: Ranitidin, Cimetidin, Famotidine và Nizatidine.
– Thuốc trung hòa acid dịch vị: Thuốc gồm 2 loại: hấp thụ được (Canxi Cacbonat, Natri Bicarbonate…) và không hấp thụ được (Nhôm Hydroxit hoặc Magie Hydroxit).
– Prostaglandins: Có khả năng ức chế bài tiết acid bằng cơ chế giảm sự hình thành AMP vòng, củng cố hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày.
– Sucralfate: Đây là một dạng phức hợp sucrose-nhôm, có khả năng tạo thành một hàng rào vật lý bảo vệ vùng bị viêm trong dạ dày khỏi acid, pepsin và muối mật.
Bài viết trên đây đã giải đáp cụ thể thắc mắc “địa chỉ khám hôi miệng ở đâu tốt và chất lượng nhất”. Nếu khách hàng còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên nhưng chưa được giải đáp thì hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tận tình, nhanh chóng nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×