Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Bàn chải đánh răng bao lâu thay 1 lần? bác sĩ nha khoa tư vấn

Bàn chải đánh răng thay bao lâu 1 lần không được nhiều người quan tâm. Đây là lý do khiến nhiều người dù chải răng hàng ngày sạch sẽ nhưng vẫn bị bệnh răng miệng. Cùng Nha Khoa Paris tìm hiểu những chi tiết về thời gian, dấu hiệu khi nào nên thay bàn chải răng mới.

I – Bàn chải đánh răng bao lâu thay 1 lần

Cũng giống như rất nhiều vật dụng khác thì bàn chải đánh răng cũng chỉ có một thời hạn sử dụng nhất định. Theo thống kê cũng như nghiên cứu, thời gian tốt nhất bạn nên thay một chiếc bàn chải mới là sau khoảng 3 – 4 tháng sử dụng.

bao lâu nên thay bàn chải đánh răng 1 lần

Lúc này tuy chiếc bàn chải cũ vẫn hoàn toàn sử dụng được, tuy nhiên hiệu quả làm sạch răng của chúng sẽ kém hơn so với ban đầu.

Ngoài ra lúc này chúng cũng đã tích tụ khá nhiều vi khuẩn, vì vậy đây là lúc bạn nên thay mới một chiếc khác rồi đó.

II – Những dấu hiệu cho thấy bạn nên thay bàn chải đánh răng

Thông thường, bàn chải đánh răng nên được thay sau khi đã sử dụng liên tục trong 3 – 4 tháng. Nhung nếu có một trong 5 dấu hiệu dưới đây, bạn nên thay mới dụng cụ này ngay lập tức.

Lông bàn chải đã mòn

Lông bàn chải bị sờn, chõe sang 2 bên là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn cần phải thay bàn chải mới. Khi đó hiệu quả làm sạch răng, làm sạch mảng bám và vụn thức ăn của bàn chải đã bị giảm đi rất nhiều.

thay bàn chải khi lông bị mòn

Vì thế, nếu tiếp tục sử dụng bàn chải cũ, thực phẩm sẽ dễ bị giắt lại nhiều hơn. Hơn nữa, khi không còn cảm giác “phê” như lúc mới mua, người dùng sẽ có xu hướng chải mạnh hơn. Điều này vô tình dễ khiến nướu lợi bị tổn thương do tác động mạnh.

Làm rơi bàn chải xuống đất

Thông thường nhà vệ sinh, bồn rửa mặt là nơi tồn tại rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là những người ít khi cọ rửa nhà vệ sinh.

Do vậy nếu vô tình làm rớt bàn chải xuống bồn rửa mặt, nền đất thì bạn nên thay bàn chải mới. Đặc biệt nếu không may còn rớt vào bồn cầu thì bắt buộc phải thay ngay.

thay bàn chải nếu bị rơi xuống đất, bồn cầu

Trường hợp chiếc bàn chải bạn mua còn mới và khá đắt tiền, nếu muốn sử dụng tiếp bạn cần dùng kem đánh răng để vệ sinh lông bàn chải nhiều lần. Cẩn thận hơn có thể ngâm đầu bàn chải vào nước súc miệng khoảng 5 phút.

Khi bàn chải của bạn tiếp xúc với bàn chải của người khác

Nhiều gia đình có thói quen đặt chung tất cả bàn chải của các thành viên trong một chiếc cốc, hộp đựng. Điều này vô tình khiến lông bàn chải sẽ chạm vào nhau.

thay bàn chải nếu đặt gần nhau

Do vậy nếu một thành viên đang bị sâu răng, viêm lợi,.. thì sẽ dễ lây lan cho các thành viên khác qua lông bàn chải. Vì vậy nếu gia đình bạn đang có thói quen này, hãy về thay chiếc bàn chải mới và mua các loại hộp đựng chia ngăn.

Thay bàn chải nếu lỡ bảo quản ở nơi quá kín

Có nhiều người quá cẩn thận nên nghĩ rằng: Bọc bàn chải trong hộp kín sẽ tránh được vi khuẩn từ môi trường bám vào.

không bọc bàn chải quá kín

Tuy nhiên điều này hết sức sai lầm, bởi môi trường kín, ẩm ướt, không thông thoáng là nơi sinh trưởng rất lý tưởng của vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khác.

Do vậy bạn chỉ cần đặt bàn chải ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với các bề mặt bẩn hay bàn chải của người khác là được. Trước khi chải răng có thể rửa sạch lại với nước hoặc dung dịch súc miệng.

Thay bàn chải mới sau khi bị ốm, bệnh

Bàn chải răng cần được thay thường xuyên trong khi bị ốm và sau khi ốm dậy. Bởi khi bị ốm, cơ thể tồn tại và sản sinh nhiều vi trùng, vi khuẩn. Chúng sẽ bám và tồn tại khá lâu trên bề mặt lông bàn chải.

đổi bàn chải mới khi bị ốm

Do vậy để tránh tái ốm, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh thì bạn nên thay bàn chải thường xuyên. Có thể mua các loại bàn chải dùng 1 lần sử dụng khi bị ốm. Sau khi khỏi bệnh thì đổi 1 chiếc bàn chải khác tốt hơn.

III – Hướng dẫn bảo quản bàn chải đánh răng đúng cách

Luôn rửa sạch bàn chải

Để bảo quản bàn chải răng một cách tốt nhất, bạn nên rửa sạch lông bàn chải trước và sau khi đánh răng. Điều này giúp bàn chải luôn ở trạng thái sạch vi khuẩn, vi trùng và không còn bọt kem đánh răng dính trên lông nữa.

rửa sạch bàn chải trước và sau khi dùng

Ngoài ra, bạn có thể nhúng qua nước súc miệng khoảng 20 giây để đảm bảo vi khuẩn sẽ được diệt sạch sẽ. Nhớ rửa sạch lại với nước trước khi cất bàn chải vào hộp đựng.

Đặt bàn chải thẳng đứng, tránh tiếp xúc nhau

Bàn chải sau khi sử dụng xong cần đặt thẳng đứng, đầu lông bàn chải hướng lên trên và không tiếp xúc với các bàn chải khác.

bảo quản bàn chải răng đúng cách

Điều này giúp bàn chải luôn thông thoáng, nhanh khô hơn và tránh bị lây lan vi khuẩn từ những chiếc bàn chải khác.

Đặt bàn chải tránh xa toilet

Hầu hết các gia đình Việt Nam chưa có sự ngăn cách giữa bồn cầu và bồn rửa mặt. Mà toilet lại là nơi chứa lượng lớn vi khuẩn, vi trùng với nhiều chủng loại khác nhau.

bảo quản bàn chải cách xa toilet

Vì thế, bàn chải càng gần toilet bao nhiêu thì khả năng bị nhiễm khuẩn càng cao bấy nhiêu. Cách tốt nhất, bạn nên mua các loại hộp đựng gắn tường và đặt tránh xa toilet nhất có thể.

Không sấy bàn chải trong lò vi sóng

Nhiều người nghĩ rằng, việc đặt bàn chải vào lò vi sóng ở nhiệt độ cao sẽ khử vi khuẩn triệt để và làm khô bàn chải nhanh hơn.

Điều này tuy đúng nhưng sẽ lại có vấn đề khác xảy ra. Phần thân và đầu cắm lông bàn chải thường làm bằng nhựa. Gặp nhiệt độ cao sẽ khiến nhựa chảy ra và tạo ra nhiều chất nguy hiểm.

không sấy bàn chải trong lò vi sóng

Vì thế nếu dùng bàn chải sấy qua lò vi sóng chải răng, tỷ lệ mắc phải bệnh lý răng miệng còn cao hơn so với ban đầu. Vì vậy bạn không nên áp dụng phương pháp này.

Thay bàn chải mới bao lâu 1 lần sẽ không cố định chính xác. Nhưng để bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất, cứ khoảng 3 tháng bạn nên thay mới bàn chải đánh răng. Ngoài ra cũng cần lưu ý bảo quản bàn chải đúng cách để tránh lây nhiễm vi khuẩn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ