Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Lấy chỉ máu răng là gì? Quy trình thực hiện an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An

Lấy chỉ máu răng là biện pháp thường được bác sĩ nha khoa áp dụng đối với trường hợp tủy răng bị viêm, tổn thương… nhằm giảm đau nhức và bảo tồn răng. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn.

1. Thế nào là lấy chỉ máu răng

Lấy chỉ máu răng là một cách gọi phổ thông của phương pháp điều trị tủy răng trong nha khoa. Tủy răng là bộ phận nằm sâu bên trong cấu trúc răng gồm dây thần kinh và mạch máu với vai trò chính là nuôi dưỡng và dẫn truyền kích thích từ bên ngoài cho thân răng.

Phương pháp trên trong nha khoa được thực hiện với mục đích chính là giảm đau nhức do viêm tủy gây ra và bảo tồn răng thật. Trong quá trình lấy tủy, các bác sĩ sẽ điều trị phần tủy bị viêm hoặc hoại tử và làm sạch các ống tủy bên trong bằng các phương pháp chuyên khoa. Sau quá trình: nạo răng, lấy tủy, làm sạch ống tủy, bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám lỗ trống trên tủy bằng những vật liệu trám tủy chuyên dụng.

Lấy chỉ máu răng là một thủ thuật trong nha khoa

Lấy tủy răng là một thủ thuật trong nha khoa

2. Khi nào cần tiến hành lấy chỉ máu răng

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền, bạn cần tiến hành lấy tủy răng trong những trường hợp dưới đây:

– Răng bị viêm tủy với các triệu chứng điển hình như đau nhức, ê buốt, răng đổi màu…

– Va chạm mạnh khiến răng bị nứt, vỡ, làm lộ tủy răng ra ngoài.

Sâu răng nặng, không điều trị sớm khiến cho tủy răng bị lộ ra ngoài.

– Chân răng xuất hiện mủ trắng gây đau nhức kéo dài kèm mùi hôi khó chịu. Những ổ mủ đó có thể biến mất nhưng thường xuyên tái phát.

Răng sâu lộ tủy cần tiến hành điều trị tủy

Răng sâu lộ tủy cần tiến hành điều trị tủy

3. Lấy chỉ máu răng có đau không

Theo bác sĩ Huyền, quá trình lấy tủy răng không hề đau mà nó thường được tiến hành nhanh chóng, nhẹ nhàng và không gây khó chịu.

Trước khi lấy chỉ máu răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại chỗ, sau khoảng 5 phút, thuốc sẽ ức chế dẫn truyền thần kinh ngoại biên đến não, giúp hạn chế tối đa cảm giác đau nhức. Tất nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn vẫn bị khó chịu và hơi cứng hàm một chút nhưng không hề đáng lo ngại.

Khi thuốc tê đã hết tác dụng, tình trạng ê, nhức răng sẽ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống viêm, giảm đau nên tình trạng trên sẽ nhanh chóng biến mất.

4. Quá trình lấy tủy răng

Lấy tủy răng cần được tiến hành theo quy trình khoa học, gồm các bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ thăm khám, chụp phim X-quang để xác định chính xác tình trạng tủy răng.

– Bước 2: Bác sĩ gây tê để giảm thiểu cảm giác đau nhức và khó chịu trong quá trình thực hiện.

– Bước 3: Đặt đế cao su để tránh tình trạng thuốc điều trị tủy tràn ra khoang miệng.

– Bước 4: Bác sĩ dùng mũi khoan và dũa chuyên dụng để mở ống tủy. Khi ống tủy đã được mở đủ rộng, bác sĩ sẽ rút hết tủy viêm ra ngoài.

– Bước 5: Tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy bằng những vật liệu nha khoa chuyên dụng.

– Bước 6: Trám bít ống tủy để ngăn chặn vi khuẩn gây hại trong khoang miệng tiếp tục xâm nhập vào sâu bên trong.

– Bước 7: Bác sĩ hẹn lịch tái khám để kiểm tra xem răng đã ổn định hoàn toàn hay chưa.

Quy trình lấy tủy răng

Quy trình lấy tủy răng

5. Lấy chỉ máu răng hết bao nhiêu tiền

Tại Nha Khoa Paris, giá lấy tủy răng dao động từ 500.000 – 4.000.000vnđ/răng. Trong đó, chi phí thực hiện sẽ phụ thuộc phần lớn vào loại răng, số lượng chân răng và công nghệ áp dụng.

Mức giá cụ thể như sau:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Hỗ trợ điều trị tủy răng có 1 chân (răng 1,2,3)Răng1.000.000
Hỗ trợ điều trị tủy răng có 2 chân (răng 4, 5)Răng1.200.000
Hỗ trợ điều trị tủy răng có nhiều chân (răng 6,7)Răng1.500.000
Hỗ trợ điều trị tủy răng lại (1 chân – nhiều chân) mức 1Răng1.500.000
Hỗ trợ điều trị tủy răng lại (1 chân – nhiều chân) mức 2Răng2.000.000
Điều trị tủy răng sữaRăng500.000
Điều trị tủy trám 3D 1 CHÂNRăng1.500.000
Điều trị tủy trám 3D 2 CHÂNRăng2.000.000
Điều trị tủy trám 3D 3 CHÂNRăng3.000.000
Điều trị tủy trám 3D 4 CHÂNRăng4.000.000

6. Lấy tủy răng mấy lần mới xong

6.1. Với răng ít chân

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, quá trình lấy tủy răng ít chân, bị viêm nhiễm nhẹ có thể được hoàn thành chỉ trong 1 buổi duy nhất. Thời gian có thể dao động trong khoảng 45 – 60 phút. Tuy nhiên, sau đó vài ngày, bạn vẫn cần đến khám lại để bác sĩ kiểm tra xem phần tủy viêm đã được điều trị hết hay chưa.

6.2. Với răng nhiều chân

Nếu răng cần điều trị tủy có nhiều chân, nhiều ống tủy, bạn có thể sẽ phải đến nha khoa lấy tủy khoảng 2 – 3 lần mới xong. Trong đó, mỗi buổi thường cách nhau khoảng 5 – 7 ngày.

Đối với trường hợp trên, các bác sĩ sẽ khó có thể xử lý hoàn toàn tủy viêm trong lần hẹn duy nhất. Trong buổi hẹn đầu tiên, các bác sĩ sẽ làm sạch miệng và định hình ống chân răng để quá trình điều trị thuận lợi. Ở buổi hẹn sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy.

Quá trình lấy tủy răng nhiều chân kéo dài 2 - 3 ngày

Quá trình lấy tủy răng nhiều chân kéo dài 2 – 3 ngày

7. Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi lấy tủy răng

Sau khi điều trị tủy răng, bạn cần chăm sóc cẩn thận, cụ thể như sau:

– Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc đường tròn từ 2 – 3 lần/ngày.

– Sử dụng bàn chải có lông mềm, mảnh để tránh làm tổn thương men răng.

– Dùng kem đánh răng có chứa Fluor để bảo vệ men răng tối đa.

– Thay bàn chải sau khi đã sử dụng khoảng 3 tháng để ngăn chặn vi khuẩn.

– Tăng cường những thực phẩm lành mạnh như hoa quả, thịt, cá, rau xanh… để cung cấp đủ dưỡng chất cho răng, nướu.

– Tránh thực phẩm quá cứng, dai bởi có thể làm tổn thương tới cấu trúc răng.

– Khám nha khoa 6 tháng/lần.

Mặc dù lấy chỉ máu răng chỉ là một thủ thuật trong nha khoa nhưng cũng cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn cao thì có thể đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Do đó, nếu như tủy răng xảy ra vấn đề, bạn nên tới những đơn vị nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.

Hiển thị nguồn

Colgate: “Lấy Tủy Răng Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Điều Trị Tủy Răng”
Nhà Thuốc Long Châu: “Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không? Khi nào cần lấy tủy răng?”
NHS: “Root canal treatment”
Healthline: “Root Canal: Purpose, Procedure, and Risks”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *