Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nên làm gì khi răng bị sâu? Cách trị dứt điểm sâu răng

Sâu răng có thể xảy ở bất kỳ độ tuổi nào nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách. Răng sâu đem lại rất nhiều phiền toái, khiến người bệnh khó ăn uống, đau nhức kéo dài và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vậy nên làm gì khi răng bị sâu? Dưới đây là những cách điều trị sâu răng hiệu quả nhất.

1. Nên làm gì khi răng bị sâu

Khi răng bị sâu, cần có các biện pháp và điều trị phù hợp để ngăn chặn và điều trị như:

– Đến gặp bác sĩ: đầu tiên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy dấu hiệu răng bị sâu. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng và xác định mức độ sâu răng qua việc kiểm tra và chụp X-quang răng để xem xét kỹ hơn.

– Điều trị sâu răng: nếu răng chỉ sâu nhẹ, bác sĩ có thể loại bỏ vết sâu và sau đó hàn trám lại răng bằng vật liệu chuyên dụng. Nếu sâu răng nghiêm trọng hơn, có thể cần thực hiện điều trị như bọc răng sứ, điều trị tủy hoặc thậm chí là nhổ bỏ răng.

– Chăm sóc răng miệng: luôn duy trì chăm sóc răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoanước súc miệng chứa flour, tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để chăm sóc răng sâu.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: hạn chế tiêu thụ thực phẩm có đường, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Đường sẽ làm tăng nguy cơ tái phát sâu răng và gây hại cho răng.

– Thăm khám định kỳ: hãy kiểm tra răng định kỳ với bác sĩ ít nhất 6 tháng 1 lần để đảm bảo răng miệng được kiểm soát và và điều trị kịp thời nếu cần.

Nên làm gì khi răng bị sâu

Nên làm gì khi răng bị sâu

2. Điều trị sâu răng tại nha khoa

Điều trị sâu răng tại nha khoa tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết sâu, các phương pháp điều trị phổ biến như điều trị fluor, hàn răng, bọc răng sứ, điều trị tủy, nhổ răng.

2.1. Điều trị fluor

Fluor là khoáng chất tự nhiên giúp ngăn ngừa sâu răng. Đây là phương pháp điều trị bệnh lý răng miệng được sử phổ biến trong vài chục năm trở lại đây. Fluor giúp men răng chắc khỏe, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho răng và nướu.

Bác sĩ sẽ bôi fluor ngừa sâu răng bằng các hình thức như:

– Nước súc miệng chứa fluor

– Vecni fluor

– Gel fluor

– Bọt fluor

Mỗi hình thức sẽ có cách điều trị khác nhau và chỉ định riêng phù hợp với mỗi người. Quá trình thực hiện nhanh chóng chỉ mất vài phút. Bạn cần tránh ăn uống sau vài giờ sau khi dùng fluor để chất có tác dụng vào men răng.

2.2. Hàn răng

Hàn răng sâu là thủ thuật nha khoa phổ biến được sử dụng để lấp đầy những khoảng trống của răng hoặc khi răng bị sứt mẻ, sâu răng do vi khuẩn tấn công. Phương pháp hàn răng giúp khắc phục được phần khuyết thiếu của răng và mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho răng như ban đầu.

Quy trình hàn răng sâu có các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thăm khám và kiểm tra

Bác sĩ sẽ khám tổng quát răng miệng và có thể chỉ định chụp X-quang răng để xác định vị trí tổn thương chính xác. Đồng thời, các lỗ sâu cũng được xem xét kỹ lưỡng để tìm được biện pháp điều trị phù hợp:

– Với lỗ sâu răng nhỏ hơn 1,5mm sẽ thực hiện hàn sâu răng bằng vật liệu sinh học

– Sâu năng có kích thước lớn thì phải trám bằng sứ

– Vết răng sâu vỡ lớn vào tủy sẽ cần điều trị tủy rồi hàn ống tủy lại

Bước 2: Làm sạch răng sâu và tạo hình xoang trám

Bác sĩ sẽ dùng mũi khoan với nạo ngà hoặc tay khoan nhanh để lấy mô răng bị sâu. Từ đó ngăn chặn sự tái phát và lây lan viêm nhiễm sang khu vực lân cận.

Sau khi lấy hết phần bị sâu, bạn sẽ bước tới giai đoạn tạo hình xoang trám. Xoang trám cần đáp ứng những yêu cầu như tiết kiệm mô răng tối đa, miếng trám phải ép chặt vào đáy xoang, đáy và thành thẳng giúp tạo lực vuông góc khi ăn nhai.

Bước 3: Đưa chất hàn răng vào

Các vật liệu hàn răng thường dùng là cement GIC, nhựa Composite, Amalgam, sứ, kim loại,… Tùy vào vị trí và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp phù hợp.

Bước 4: Chỉnh miếng hàn răng

Khi chất hàn cứng lại, bác sĩ sẽ chỉnh sửa, loại bỏ vết hàn thừa để đảm bảo kích thước, hình dáng răng chuẩn, tính thẩm mỹ cao.

nên làm gì khi răng bị sâu

Hàn răng sâu

2.3. Bọc răng sứ

Với trường hợp răng sâu không thể khắc phục bằng cách hàn răng, người bệnh cần lựa chọn phương pháp bọc sứ cho răng sâu. Đây là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tính thẩm mỹ những khuyết điểm răng.

Để bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài bớt phần răng sâu để cùi răng làm trụ đỡ cho mão sứ. Sau đó, mão sứ được chế tác theo dấu hàm răng thật nhờ công nghệ hiện đại.

Những ưu điểm khi bọc răng sứ cho răng sâu:

– Khắc phục hiệu quả sâu răng, kể cả răng sâu nặng và lan rộng

– Mão sứ gắn chặt vào răng, giúp bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, ngăn chặn hiệu quả các bệnh lý răng miệng

– Có tính thẩm mỹ cao, mão sứ được chế tác từ chất liệu cao cấp, có màu sắc và hình dáng tương tự như răng thật. Kỹ thuật này sẽ mang lại cho bạn có hàm răng đều, đẹp tự nhiên và chắc khỏe

– Răng sứ đảm bảo phục hồi chức năng ăn nhai, không gây cảm giác cộm cấn. Hơn nữa, chất liệu sứ còn có độ bền cao, an toàn cho sức khỏe và không gây nhiễm màu

2.4. Điều trị tủy

Tủy răng sâu đã bị nhiễm trùng cần được điều trị tủy hay còn gọi là điều trị nội nha. Các bước thực hiện như sau:

– Gây tê răng để mở ống tủy và loại bỏ tủy răng nhiễm trùng bên trong răng

– Sau đó, bác sĩ sẽ làm sạch tủy buồng và tủy chân

– Trám kín ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng để ngăn vi khuẩn xâm nhập

Điều trị tủy răng sâu

Điều trị tủy răng sâu

2.5. Nhổ răng

Nếu răng bị sâu quá nặng, không thể phục hồi bằng hàn răng hay bọc sứ thì cách tốt nhất là nhổ bỏ và trồng lại răng mới. Bởi khi để sâu răng quá lâu sẽ kéo theo nhiều biến chứng khó lường.

Bạn có thể phục hình lại răng đã mất bằng cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp hoặc trồng răng Implant. Trong đó, trồng răng Implant là phương án tối ưu nhất để phục hồi lại đầy đủ chân và thân răng đã mất. Đồng thời ngăn chặn tình trạng tiêu xương sau khi mất răng.

3. Điều trị sâu răng bằng các mẹo tại nhà

Bạn có thể áp dụng những bài thuốc đơn giản từ những nguyên liệu thiên nhiên an toàn sau đây để chữa răng bị sâu, giảm đau tức thời: dùng nước trà xanh, nước muối, lá trầu, lá ổi, lá bàng, tỏi, gừng, lá bạc bà, dầu đinh hương, cỏ xạ hương.

3.1. Nước trà xanh trị sâu răng

Trà xanh được biết đến là một loại thức uống tốt cho sức khỏe và bảo vệ răng miệng hiệu quả. Trà xanh có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp loại bỏ mùi hôi miệng, ngăn ngừa các bệnh lý ở khoang miệng.

Sở dĩ trà xanh có nhiều tác dụng như vậy là bởi chúng chứa những thành phần đặc biệt như axit amin L-theanine, catechin, tanin, flour, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe răng miệng.

Uống nước trà xanh hoặc dùng để súc miệng hàng ngày sẽ giúp giảm sâu răng và cơn đau nhức hiệu quả.

Các bước thực hiện:

– Rửa sạch lá trà xanh

– Vò qua lá trà rồi đun sôi

– Hỗn hợp nước trà sau đun sôi để nguội

– Dùng nước trà xanh để uống hoặc ngậm trong 2 đến 3 phút. Thực hiện từ 2 đến 3 lần trong ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt

Nước trà xanh trị sâu răng

Nước trà xanh trị sâu răng

3.2. Nước muối

Nước muối luôn là lựa chọn phổ biến để việc bảo vệ răng miệng và giảm đau nhức răng. Trong nước muối có chứa hơn 60 loại chất khoáng giúp kháng khuẩn, giảm viêm, sưng và chữa lành vết thương.

Bạn có thể súc miệng với nước muối hàng ngày để loại bỏ các mảng bám và thức ăn kẹt lại trong răng, giúp vệ sinh và tránh nhiễm trùng cho răng bị tổn thương.

Cách thực hiện:

– Cho 5 – 10g muối hạt vào 200 – 300ml nước ấm

– Khuấy đều để muối tan hết

– Dùng hỗn hợp nước muối ngậm trong miệng khoảng 3 – 5 phút, lặp lại nhiều lần

đến khi hết nước muối

– Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày, duy trì liên tục để thấy hiệu quả rõ rệt

3.3. Lá trầu

Trong lá trầu có chứa thành phần tinh dầu, muối khoáng, các loại khoáng chất khác như canxi, kẽm,… và đặc biệt là hợp chất hydroxychavicol có tính kháng khuẩn mạnh nên chữa sâu răng cực kỳ hiệu quả.

Cách dùng lá trầu điều trị sâu răng:

– Lấy khoảng 2 – 3 lá trầu không, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối sạch rồi hòa vào 1 chén rượu trắng

– Để trong 10 phút cho cặn lắng xuống rồi lọc lấy phần nước trong ở trên

– Lấy tăm bông thấm vào dung dịch rồi chấm lên vùng răng sâu trong khoảng 5 phút

– Súc miệng lại bằng nước sạch

Lá trầu chữa sâu răng cực kỳ hiệu quả

Lá trầu chữa sâu răng cực kỳ hiệu quả

3.4. Dùng lá ổi

Lá ổi chứa nhiều hợp chất Astringents và tanin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt, giúp nướu săn chắc và giảm nhanh cơn đau răng, có thể dùng để chữa sâu răng tại nhà hiệu quả.

Cách trị sâu răng bằng lá ổi:

– Lấy một nắm lá ổi non, rửa sạch, giã nát với ít muối và nước ấm

– Dùng tăm bông thấm vào nước lá ổi rồi bôi vào vị trí răng sâu

– Thực hiện trước khi đi ngủ

3.5. Lá bàng trị sâu răng

Trị sâu răng bằng lá bàng được nhiều người biết tới và sử dụng rộng rãi. Lá bàng có bản rộng, chứa các tinh chất như saponin, flavonoid, phytosterol và tanin có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên, chữa sâu răng tại nhà cực kỳ hiệu quả.

Cách dùng lá bàng để trị sâu răng:

– Lấy khoảng 10 lá bàng non, rửa sạch, cắt nhỏ rồi xay mịn với 1/2 thìa muối sạch cùng và một ít nước lọc

– Lọc hỗn hợp say qua rây lọc để loại bỏ cặn

– Cho dung dịch vào chai để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

– Sử dụng dung dịch lá bàng để súc miệng hàng ngày

Lá bàng trị sâu răng

Lá bàng trị sâu răng

3.6. Dùng gừng

Gừng có tính ấm, chứa các hoạt chất như oleoresin và men zingibain có khả năng giảm đau, sát trùng, chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Cách dùng gừng trị sâu răng:

– Lấy 1 nhánh gừng tươi rửa sạch rồi giã nát

– Đắp lên vị trí răng sâu trong khoảng 15 phút cho tinh chất ngấm sâu vào răng và chân răng

– Thực hiện liên tục 2 – 3 ngày để có hiệu quả tốt nhất

3.7. Trị sâu răng bằng lá bạc hà

Lá bạc hà cũng là thực phẩm quen thuộc có đặc tính gây tê, làm dịu đau nhức răng nhanh chóng. Dùng lá bạc hà vừa giúp diệt khuẩn, trị sâu răng, vừa giúp giảm hôi miệng, mang lại hơi thở thơm mát, sảng khoái.

Cách dùng lá bạc hà trị sâu răng:

– Dùng lá bạc hà khô ngâm trong nước sôi trong 20 phút để tinh dầu tiết ra

– Để dung dịch nguội rồi dùng để súc miệng trị cơn đau nhức.

Ngoài ra, có thể dùng túi trà bạc hà đặt lên trên vùng răng đau trong khoảng 10 – 15 phút để làm dịu cảm giác đau do sâu răng.

3.8. Dầu đinh hương

Đinh hương là một loại gia vị có nguồn gốc từ đảo Maluku ở Indonesia. Trong đinh hương chứa nhiều hoạt chất Eugenol với công dụng gây tê tự nhiên, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Đinh hương giúp chống vi khuẩn gây nhiễm trùng răng và nướu. Vì thế mà khi nhắc đến các cách trị sâu răng thì đinh hương là một lựa chọn không thể bỏ qua.

Cách thực hiện:

– Dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương rồi đặt lên vùng sâu răng

– Có thể nhai đinh hương khô và giữ ở khu vực đau răng khoảng 30 phút. Việc nghiền nát đinh hương giúp tiết ra tinh dầu chứa Eugenol bên trong

nên làm gì khi răng bị sâu

Dầu đinh hương

3.9. Chữa sâu răng bằng hạt cau

Hạt cau là vị thuốc nam trị sâu răng rất tốt. Cau có tác dụng hạ khí, hành thủy, sát trùng, giúp giảm các triệu chứng gây ra bởi sâu răng như viêm nướu răng, hôi miệng, đau nhức răng,…

Dùng cau khô hay cau tươi ngâm cùng với rượu theo cách sau đây đều trị được sâu răng:

– Chuẩn bị hạt cau khô hoặc tươi đều được, tách vỏ lấy hạt rồi rửa sạch, cho vào bình thủy tinh

– Cho rượu nếp trắng trên 40 độ ngâm cùng hạt cau theo tỷ lệ 1kg cau ngâm với 3 lít rượu

– Đậy nắp kín bình rượu ngâm rồi bảo quản nơi thoáng mát trong 1 tháng thì dùng được

– Sau khi đánh răng, lấy ít rượu hạt cau ngậm khoảng 15 phút trong miệng rồi nhổ bỏ

– Không súc miệng hoặc ăn uống trong 30 phút sau khi ngậm rượu hạt cau

– Không dùng rượu hạt cau cho trẻ nhỏ, có thể pha loãng rượu nếu cảm thấy cay

4. Dùng thuốc để điều trị sâu răng

Tùy vào tình trạng viêm nhiễm và tổn thương của răng mà nha sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc trị đau răng hiệu quả tốt hiện nay như:

– Enamel Pro Varnish:

Enamel Pro Varnish là kem bôi trị răng sâu có xuất xứ từ Mỹ. Sản phẩm chứa công thức cung cấp ACP (Amorphous Calcium Phosphate) nên có thể dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn.

– Rodogyl

Rodogyl là thuốc trị sâu răng chỉ định dùng trong trường hợp bị sâu do viêm nha chu hoặc nhiễm khuẩn. Trong Rodogyl có chứa chất kháng sinh spiramycin và metronidazol giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại rất tốt.

– Naphacogyl

Naphacogyl là loại thuốc trị sâu răng an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Sản phẩm chứa những thành phần như Metronidazol, Acetyl spiramycin,… có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn vượt trội.

– Acetaminophen

Để điều trị sâu răng nhanh chóng thì bạn không nên bỏ qua thuốc Acetaminophen. Sản phẩm có công dụng vượt trội trong việc hạn chế cơn đau do vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra, Acetaminophen còn giúp giảm sốt, giảm viêm nhiễm hiệu quả.

– Dentanalgi

Dentanalgi được chiết xuất từ tinh dầu gừng, tinh dầu đinh hương và các thành phần khác như camphor, menthol, procain hydroclorid,… Sản phẩm được nhiều người dùng đánh giá cao bởi hiệu quả trong điều trị sâu răng rất tốt.

nên làm gì khi răng bị sâu

Thuốc trị sâu răng an toàn Naphacogyl

Với những thông tin chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã biết được nên làm gì khi răng bị sâu. Hãy chủ động thăm khám khi thấy răng có dấu hiệu bất thường và chăm sóc răng miệng hàng ngày để răng luôn chắc khỏe.

Hiển thị nguồn

Sức khỏe 123: “Làm gì khi bị sâu răng? – Cách giải quyết theo từng mức độ”

Hello Bacsi: “10 cách giảm đau răng sâu tại nhà đơn giản và hiệu quả”

Nhà thuốc Long Châu: “Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa răng bị sâu lỗ to”

Mayo Clinic: “Cavities/tooth decay – Diagnosis and treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa răng sâu
Răng bị sâu có thể đính đá được không? GIẢI ĐÁP từ Bác Sĩ

Răng bị sâu có thể đính đá được không? GIẢI ĐÁP từ Bác Sĩ

1/ Răng bị sâu có thể đính đá được không?2/ Đính đá lên răng có hại gì không tại Nha Khoa Paris? 1/ Răng bị sâu có thể đính đá được

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trám răng khôn Nên hay Không? Giá bao nhiêu tiền?

Trám răng khôn Nên hay Không? Giá bao nhiêu tiền?

Răng khôn bị sâu là bệnh lý rất phổ biến do vị trí đặc biệt của chiếc răng này. Vậy khi răng bị sâu thì nên trám hay nhổ. Nếu trám răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Răng sâu đau nhức: Nguyên nhân và các cách khắc phục hiệu quả

Răng sâu đau nhức: Nguyên nhân và các cách khắc phục hiệu quả

Đau răng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý sâu răng. Hiện tượng răng sâu đau nhức chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Răng sâu tự lành được không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Răng sâu tự lành được không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Răng sâu tự lành là điều sẽ không xảy ra. Vì răng khác với những bộ phận khác trên cơ thể, chúng không thể tự phục hồi khi bị tổn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Góc giải đáp: Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không

Góc giải đáp: Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không

Răng sâu bị lung lay chỉ nên nhổ bỏ trong trường hợp nghiêm trọng, không thể khắc phục triệt để bằng các phương pháp nha khoa thông

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
10 Cách chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả

10 Cách chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang