Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đánh răng bị chảy máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Đánh răng bị chảy máu là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải, có thể do mảng bám, cao răng, dùng lực quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng… Trên thực tế, đa số những người bị chảy máu chân răng đều rất chủ quan. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu xảy ra thường xuyên, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý.

1. Vì sao đánh răng bị chảy máu

1.1. Đánh răng bị chảy máu do bệnh lý viêm nướu

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu, viêm nướu là một trong những bệnh răng miệng phổ biến, có thể xảy ra ở tất cả lứa tuổi. Trong đó, hơn 70% người bị viêm nướu gặp phải tình trạng chảy máu khi đánh răng. Những người có mức độ viêm nướu nặng có khả năng chảy máu chân răng cao hơn.

Bởi khi mô nướu xung quanh răng bị viêm nhiễm, chúng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu hơn. Đặc biệt là khi gặp các tác động trong quá trình đánh răng.

Đánh răng bị chảy máu do bệnh viêm nướu

Đánh răng chảy máu do bệnh lý viêm nướu

1.2. Đánh răng bị chảy máu do mảng bám, cao răng

Mảng bám và cao răng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho chải răng bị chảy máu. Mảng bám là một hỗn hợp của axit, nước bọt và cặn thức ăn còn bám lại trên răng. Sau một thời gian tồn tại, mảng bám sẽ dần chuyển hóa thành cao răng.

Cao răng có thể tồn tại ở cả bề mặt thân răng lẫn dưới nướu. Đây chính là nơi trú ngụ vô cùng lý tưởng của vi khuẩn gây hại ở khoang miệng. Chúng sẽ gây kích ứng và làm cấu trúc nướu bị tổn thương. Do đó, chân răng dễ bị chảy máu khi đánh răng, thậm chí ngay cả những lúc không có lực tác động.

Cao răng có thể tồn tại ở cả bề mặt răng lẫn dưới nướu

Cao răng có thể tồn tại ở cả bề mặt thân răng lẫn dưới nướu

1.3. Đánh răng mạnh hoặc dùng bàn chải lông cứng

Thực tế, nhiều người dùng lực mạnh khi chải răng với suy nghĩ giúp răng miệng sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, chải răng kỹ hoàn toàn không đồng nghĩa với việc bạn nên sử dụng quá nhiều lực. Bởi hành động đó sẽ khiến cho các mô nướu xung quanh răng dễ bị tổn thương và chảy máu.

Ngoài ra, việc sử dụng bàn chải có lông quá cứng cũng là nguyên nhân khiến cho nướu bị chảy máu trong quá trình đánh răng. Chúng còn gây hại men răng, tạo “nền tảng” cho các bệnh lý răng miệng phát triển như sâu răng, viêm nướu… Chính vì vậy, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Chải răng quá mạnh có thể gây chảy máu chân răng

Chải răng với một lực quá mạnh có thể gây chảy máu chân răng

1.4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Hiện tượng chảy máu khi đánh răng cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc làm loãng máu như aspirin, heparin, warfarin… Đây là loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho những người đã có cục máu đông, từng bị đau tim, đột quỵ hoặc có nguy cơ hình thành cục máu đông trong tương lai. Khi đó, thuốc làm loãng máu sẽ làm giảm nguy cơ các bệnh trên tái phát.

Tuy nhiên, chúng có thể làm cho hệ thống đông máu của cơ thể trở nên kém hiệu quả nên dễ dàng dẫn đến chảy máu, bao gồm cả chảy máu chân răng. Các loại thuốc trên cũng khiến quá trình lành vết thương sau khi phẫu thuật nha khoa chậm lại.

Chảy máu chân răng có thể do tác dụng phụ của thuốc

Chảy máu chân răng có thể do tác dụng phụ của thuốc

1.5. Do dùng chỉ nha khoa sai cách

Thông thường, khoảng cách giữa hai răng rất nhỏ. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng chỉ nha khoa nhỏ và mềm. Việc dùng chỉ nha khoa lớn có thể gây tổn thương tới nướu và làm chảy máu chân răng. Thậm chí, nếu như bạn sử dụng chúng lâu dài thì có thể gây thưa răng.

Ngoài ra, khi dùng chỉ nha khoa, bạn không nên dùng lực quá mạnh bởi sẽ làm ảnh hưởng xấu tới các vùng nướu xung quanh chân răng. Phần nướu bị tổn thương chưa hồi phục hẳn sẽ dễ bị chảy máu khi gặp lực ma sát từ bàn chải răng.

Sử dụng chỉ nha khoa sai cách có thể gây tổn thương nướu

Sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách có thể gây tổn thương nướu

1.6. Đánh răng bị chảy máu khi mang thai

Phần lớn phụ nữ mang thai mắc các vấn đề về nướu và chảy máu chân răng. Đó là bởi trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi đáng kể.

Thường vào tháng thứ 2 của thai kỳ, lượng estrogen và progesterone đã tăng lên nhanh chóng. Điều đó làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu, khiến cho nướu bị nhạy cảm hơn kèm theo tình trạng đau nhức và chảy máu khi đánh răng. Hiện tượng trên có thể nặng hơn vào tháng thứ 7, 8 và giảm dần vào tháng cuối cùng của thai kỳ.

Ngoài ra, tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai cũng có thể xảy ra do mẹ bầu đã bị lộ chân răng từ trước. Dưới những tác động cơ học hàng ngày và rối loạn nội tiết tố, chân răng sẽ bị chảy máu với tần suất nhiều hơn.

Nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi rõ rệt khi mang thai

Nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi rõ rệt khi mang thai

TÌM HIỂU KỸ HƠN: Nguyên nhân khiến bà bầu hay bị chảy máu răng

1.7. Chảy máu chân răng khi đánh răng do sử dụng tăm tre

Thay vì chỉ nha khoa hay máy tăm nước, rất nhiều người dùng tăm tre xỉa răng để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp hiệu quả để làm sạch răng. Bởi trong quá trình sử dụng, bạn có thể vô tình chọc mạnh vào các mô nướu và khiến cho chúng bị tổn thương. Khi đó, hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng là điều rất khó tránh khỏi.

Những vết thương hở ở mô nướu còn có thể khiến cho vi khuẩn gây hại trong khoang miệng dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong, gây viêm nhiễm và kéo theo những cơn đau nhức dai dẳng.

Tăm tre có thể gây tổn thương lợi trong quá trình sử dụng

Tăm tre có thể gây tổn thương lợi trong quá trình sử dụng

2. Đánh răng chảy máu thiếu chất gì

Theo bác sĩ Nam, thiếu vitamin K, C, B và D cũng là lý gây nên hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng. Cụ thể như sau:

– Vitamin K:

Vitamin K là một yếu tố giữ vị trí quan trọng trong quá trình đông máu. Khi thiếu hụt vitamin K, máu sẽ bị loãng và dẫn đến chảy máu nướu khi đánh răng.

– Vitamin C:

Vitamin C là một chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe nướu. Nếu cơ thể không có đủ vitamin C, các mô nướu sẽ bị yếu đi đáng kể, kém săn chắc, dẫn đến việc nướu dễ bị viêm và chảy máu.

– Vitamin B và D:

Vitamin B và D cũng có tác dụng quan trọng trong sức khỏe nướu và răng. Việc thiếu hụt một trong hai chất trên có thể khiến cho mô nướu dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và chảy máu.

Thiếu hụt vitamin C sẽ khiến cho mô nướu bị yếu hơn và kém săn chắc

Thiếu hụt vitamin C sẽ khiến cho mô nướu bị yếu hơn và kém săn chắc

3. Đánh răng bị chảy máu có sao không

Theo bác sĩ Nam, chảy máu nướu khi đánh răng xảy ra thường xuyên là một vấn đề rất đáng lo ngại bởi có thể gây ra các bệnh về răng miệng nghiêm trọng. Nếu không được xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công các mô nướu bên trong và dẫn đến các bệnh lý như viêm nướu cấp, viêm quanh răng… thậm chí mất răng vĩnh viễn.

Ngoài ra, hiện tượng trên còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và phụ nữ mang thai. Cụ thể:

– Với người bị bệnh tim mạch, tiểu đường: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu qua các vết thương ở nướu và gây nhiễm trùng huyết. Điều đó đặc biệt nguy hiểm với người có bệnh tim mạch hay tiểu đường, thậm chí gây mất mạng.

– Với phụ nữ mang thai: Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh lý viêm nướu hoặc viêm nha chu. Nếu không được chữa trị sớm, các bệnh trên sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, con nhẹ cân hoặc tiền sản giật.

Điển hình như với trường hợp của anh K.T.Q. 28 tuổi (Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội) bị chảy máu chân răng do đánh răng quá mạnh. Tuy nhiên, do không xử lý sớm nên tình trạng trên ngày càng nghiêm trọng. Khi đến Nha Khoa Paris thăm khám, bác sĩ đã kết luận anh bị viêm quanh răng và phải tiến hành phẫu thuật lật vạt để điều trị.

4. Cách khắc phục đánh răng bị chảy máu

4.1. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Như những thông tin mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, nguyên nhân gây chảy máu khi đánh răng là do mảng bám tích tụ quá nhiều. Do đó, bạn nên vệ sinh răng miệng hàng ngày 2 – 3 lần bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyện dụng.

Khi chải răng, bạn chỉ nên chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc đường tròn. Bạn không nên chải răng quá mạnh hoặc chải theo chiều ngang bởi sẽ làm tổn thương nướu và khiến cho tình trạng chảy máu chân răng thêm nghiêm trọng.

Ngoài việc chải răng đều đặn, bạn nên dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ những cặn thức ăn thừa ở kẽ răng. Cuối cùng, bạn đừng quên súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng nhằm làm sạch mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng.

4.2. Chọn bàn chải có lông mềm

Khi lựa chọn bàn chải đánh răng, bạn nên ưu tiên những loại có sợi lông mềm và mật độ lông dày. Chúng không chỉ giúp làm sạch răng miệng mà còn tránh gây tổn thương tới mô nướu cũng như các bộ phận khác trong khoang miệng.

Ngoài ra, bàn chải cần có độ đàn hồi tốt để dễ dàng làm sạch các cặn thức ăn, mảng bám còn giắt lại ở trong kẽ răng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chọn bàn chải quá mềm bởi sẽ gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Bạn nên lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm

Bàn chải đánh răng có lông mềm

4.3. Chú ý tới chế độ ăn uống

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng là do thiếu dưỡng chất, bạn nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học. Cụ thể, bạn cần bổ sung:

– Thực phẩm giàu vitamin C: Ớt chuông đỏ, dâu tây, súp lơ trắng, khoai tây, đu đủ…

– Thực phẩm giàu vitamin K: Rau cải xoăn, củ cải đường, bông cải xanh…

– Thực phẩm giàu vitamin B: Cá hồi, trứng, sữa, thịt bò, cây họ đậu…

– Thực phẩm giàu vitamin D: Cá, đậu hũ, sữa đậu nành, ngũ cốc…

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng đồ ngọt như bánh, kẹo ngọt, bơ đậu phộng… Bởi đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều đường, tăng khả năng hình thành mảng bám. Chúng sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, làm tổn thương mô nướu và khiến cho tình trạng chảy máu chân răng thêm nghiêm trọng.

Nhóm thực phẩm quá nóng/lạnh cũng nằm trong danh sách mà bạn cần kiêng khi bị chảy máu chân răng. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể khiến cho mô nướu bị kích ứng và làm tình trạng chảy máu thêm nghiêm trọng.

4.4. Đến khám tại nha khoa

Khi các mảng bám đã chuyển hóa thành cao răng, việc vệ sinh răng miệng tại nhà rất khó có thể làm sạch. Cách tốt nhất là bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín để lấy cao răng. Các đầu rung siêu nhỏ của máy kết hợp với sóng siêu âm sẽ tác động lên toàn bộ bề mặt răng và dưới nướu, làm cho vôi răng nhanh chóng bị bong tróc ra ngoài. Thông thường, quá trình lấy cao răng tại nha khoa chỉ kéo dài khoảng 20 – 30 phút.

Trong trường hợp chảy máu chân răng khi đánh răng là do viêm nướu, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và có phương án xử lý tối ưu. Nếu viêm nướu nhẹ, bạn chỉ cần làm sạch cao răng kết hợp với uống thuốc, các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm.

Còn đối với viêm nướu nặng, đã xảy ra tình trạng tụt lợi, bác sĩ sẽ tiến hành ghép vạt lợi để khôi phục những tổn thương và tái tạo hình dáng cho nướu.

Lấy cao răng tại nha khoa

Lấy cao răng tại nha khoa

5. Chép miệng chảy máu chân răng

Trên thực tế, không chỉ khi đánh răng, hiện tượng chảy máu chân răng còn có thể xuất hiện ngay cả khi bạn chép miệng. Bạn càng chép miệng thì máu chảy ra càng nhiều. Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh lý liên quan đến răng, nướu như viêm nướu, viêm quanh răng… hoặc cơ thể thiếu chất.

Trong trường hợp hiện tượng trên xuất hiện với tần suất nhiều và không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Bởi nếu không được xử lý kịp thời, sức khỏe chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây mất răng vĩnh viễn.

Nhìn chung, đánh răng bị chảy máu là hiện tượng nhiều người gặp phải và không có gì nguy hiểm nếu được xử lý sớm. Trong trường hợp bạn chủ quan, chúng có thể gây ra nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể.

Hiển thị nguồn

Sức Khỏe & Đời Sống: “Chảy máu chân răng khi đánh răng – không thể chủ quan”
Colgate: “Nguyên nhân đánh răng bị chảy máu và cách khắc phục”
WebMD: “What Diseases Could Cause My Gums to Bleed?”
Medical News Today: “How to stop gums from bleeding”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chảy máu chân răng
Đánh răng bị buồn nôn: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Đánh răng bị buồn nôn: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Đánh răng bị buồn nôn chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu. Chưa kể, đây còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải nhiều

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi ăn uống hoặc đánh răng. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Đánh răng bị chảy máu là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng không quan tâm vì cho rằng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Chảy máu chân răng xảy ra rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do viêm lợi và nhiều vấn đề nha khoa khác. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Đánh răng nhiều có bị làm sao không? Nên đánh răng mấy lần

Đánh răng nhiều có bị làm sao không? Nên đánh răng mấy lần

Thời gian và số lần đánh răng mỗi ngày là yếu tố quyết định bạn có duy trì được hàm răng sạch sẽ và khỏe mạnh hay không. Vậy đánh răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
6 Cách đơn giản để giảm đau chân răng và đầu

6 Cách đơn giản để giảm đau chân răng và đầu

Chảy máu chân răng đau đầu thường là do sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, nhiễm trùng răng… Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp là do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map