Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nguyên nhân gây đau răng hàm dưới và cách chữa trị THÍCH HỢP

Chào bác sĩ, dạo gần đây khi uống nước lạnh hay ăn những đồ chua, cay, ngọt gắt em thường bị đau răng hàm dưới buốt đến tận óc, ê cả hàm. Không biết răng miệng của em có vấn đề gì không ạ và làm sao để khắc phục được triệt để tình trạng này ạ. Em cám ơn bác sĩ! (Thanh Hoa- Lê Chân- Hải Phòng).

Chào bạn Thanh Hoa, rất cám ơn bạn đã quan tâm và gửi những băn khoăn của mình về vấn đề răng miệng đến cho Nha khoa Paris. Giải thích hiện tượng bị đau răng hàm dưới khi uống nước lạnh hay ăn đồ chua, cay, ngọt của bạn, bác sĩ Phạm Thị Hạnh, chuyên gia răng hàm mặt tại Nha khoa Paris cho biết như sau:

Bác sĩ Phạm Thị Hạnh giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề bị đau răng hàm dưới.  

Bác sĩ Phạm Thị Hạnh giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề bị đau răng hàm dưới.

1/ Đau răng hàm dưới do đâu? Cách khắc phục thích hợp

Dựa vào hiện tượng bạn mô tả thì khả năng cao đau răng hàm dưới là do sâu răng hoặc mòn men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Tùy từng trường hợp, dựa vào nguyên nhân đau răng cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Dưới đây là một số các nguyên nhân gây nên tình trạng đau răng hàm dưới như:

Đau răng hàm dưới so sâu răng và cách chữa trị

Sâu răng chiếm đến hơn 70% nguyên nhân gây nên tình trạng đau răng hàm dưới. Sâu răng xuất phát chủ yếu từ việc vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ, khiến cho mảng bám tích tụ kết hợp với vi khuẩn trong khoang miệng tạo thành axit ăn mòn men răng, ngà răng rồi lan dần vào tủy răng.

Dấu hiệu của đau răng hàm dưới do sâu là bề mặt răng có màu vàng đục, nặng hơn là xuất hiện những chấm đen li ti, răng bị sứt mẻ, nứt vỡ nhẹ. Răng thường bị đau nhức, ê buốt dữ dội khi ăn những thực phẩm chua, cay, ngọt gắt hay quá nóng, quá lạnh.

Đau răng hàm dưới hầu hết là do sâu răng

Đau răng hàm dưới hầu hết là do sâu răng

– Cách chữa trị

Tùy vào mức độ sâu răng nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị sâu răng cụ thể. Nếu răng chưa sứt mẻ thì bạn có thể đến nha khoa để tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm giải quyết sớm tình trạng này. Còn nếu răng đã bị nứt vỡ thì nên nhanh chóng tiến hành làm sạch tủy, sau đó trám răng hay bọc sứ để bảo tồn tối đa mô răng thật.

Trong đó, bọc răng sứ điều trị răng sâu được cho là biện pháp đem lại hiệu quả tốt hiện nay vì ngăn chặn được đến 80% tình trạng sâu răng tái phát lại. Theo dõi video sau để hiểu được tại sao nên điều trị sâu răng bằng bọc sứ.

video

Bọc răng sứ không phải chỉ để làm đẹp

Viêm nha chu gây đau răng hàm dưới

Viêm nướu, viêm nha chu là tình trạng vụn thức ăn thừa chuyển hóa thành cao răng tích tụ quanh bề mặt, tấn công các mô nướu mềm. Viền nướu sau một thời gian sẽ bị thâm đen, người bệnh sẽ thấy đau răng hàm dưới bên trái dữ dội vì hầu hết mọi người có thói quen nhai cắn thức ăn ở bên trái, nguy cơ đau răng sẽ cao hơn.

– Cách khắc phục

Lấy cao răng là cách khắc phục tốt nhất tình trạng đau răng hàm dưới do viêm nướu, viêm nha chu. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nha khoa chuyên dụng để cạo sạch cao răng, mảng bám còn tồn đọng trên bề mặt răng. Tìm hiểu về phương pháp lấy cao răng bằng thiết bị siêu âm Cavitron BP 8.0

Đau răng hàm dưới do mọc răng khôn

Nếu bạn bị đau răng hàm dưới trong cùng thì khả năng cao là do mọc răng khôn. Răng khôn dù mọc thẳng hay mọc lệch đều sẽ gây chèn ép nướu, khiến bạn bị sưng đau đặc biệt ở vị trí răng tròng cùng.

– Cách chữa trị

Răng khôn mọc thẳng nhưng bị lợi trùm thì bác sĩ sẽ tiến hành tách nướu để răng tiếp tục mọc bình thường. Còn răng khôn mọc lệch thì bắt buộc phải nhổ răng để loại bỏ hoàn toàn hiện tượng chèn ép, đâm vào các xương răng bên cạnh.

Các bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn khi bị đau răng hàm dưới do răng mọc bằng công nghệ nhổ răng siêu âm tiên tiến, hiện đại, không hề gây đau nhức. Theo dõi toàn bộ quá trình nhổ răng không đau tại Nha khoa Paris ngay sau đây!

video

Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome tại Nha khoa Paris

Do viêm tủy

Đau răng hàm dưới bên phải có thể xuất phát từ bệnh viêm tủy. Khi bị viêm tủy, ban đầu bạn sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ nhưng khi đã diễn biến nặng thì sẽ gây ê buốt, đau nhức răng một cách tự phát. Cảm giác này có thể diễn ra trong vài giây nhưng cũng có khi đau nhức dữ dội kéo dài vài tiếng, đau nửa đầu, có khi lan xuống cả mặt.

– Cách khắc phục

Khi bị đau răng hàm dưới do viêm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch tủy, lấy hết phần tủy hỏng để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm nhiễm, gây đau nhức cho bạn.

Do các bệnh lý khác

Nếu bạn bị mòn men răng, răng bị sứt mẻ, lộ ngà răng thì cảm giác đau răng hàm là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Lúc này, men răng đã bị tổn thương nên răng miệng rất dễ bị kích thích khi gặp nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh.

– Cách khắc phục

Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ dán răng sứ, bọc răng sứ nhằm cách ly và bảo vệ mô răng thật khỏi những kích thích từ nhiệt độ thực phẩm hay vi khuẩn, axit trong khoang miệng.

Để biết được chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng đau răng hàm dưới và cách điều trị triệt để, click ngay vào nút đăng ký tư vấn miễn phí dưới đây để được các bác sĩ giải đáp chi tiết!

2/ Nên điều trị đau răng hàm dưới ở đâu tốt?

Vậy đâu là phòng khám nha khoa đáp ứng chữa đau răng hàm dưới an toàn, điều trị dứt điểm nhanh chóng. Nha khoa Paris là địa chỉ bạn có thể tham khảo và yên tâm điều trị bởi:

– Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tối tân

– Bác sĩ giỏi, đội ngũ cố vấn chuyên môn người nước ngoài

– Công nghệ hiện đại tiêu chuẩn Pháp

– Hệ thống chuỗi 8 chi nhánh tại khắp các tỉnh thành

Tìm hiểu về thương hiệu nha khoa tiêu chuẩn quốc tế này hoặc theo dõi video sau để biết thêm chi tiết!

video

Hệ Thống Chuỗi Nha Khoa Paris Công Nghệ Pháp Trên Toàn Quốc

Có rất nhiều khách hàng lơ là, chủ quan với tình trạng đau răng hàm dưới nên đã gặp những hậu quả đáng tiếc như: viêm mủ, lở lét, hoại tử, dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Chính vì thế, để phòng tránh các trường hợp trên ĐĂNG KÝ TƯ VẤN ngay ở ô đăng ký sau đây hoặc gọi tới số 1900 6900 để được các bác sĩ trực tiếp tư vấn miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề đau răng
Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Răng không sâu nhưng đau: Nguyên nhân và Cách điều trị triệt để?

Răng không sâu nhưng đau: Nguyên nhân và Cách điều trị triệt để?

Tình trạng răng không sâu nhưng đau là vấn đề rất nhiều bạn gặp phải. Và nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đau răng khôn, đau do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Thuốc đau răng Rodogyl là gì? Liều dùng ? Cách dùng đúng – chuẩn

Thuốc đau răng Rodogyl là gì? Liều dùng ? Cách dùng đúng – chuẩn

Thuốc đau răng Rodogyl là loại thuốc kháng sinh được bác sĩ khuyên người bệnh dùng sau quá trình trồng răng. Cụ thể, loại thuốc này như

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
8 Cách chữa đau răng nhanh hết ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả

8 Cách chữa đau răng nhanh hết ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả

Đau nhức răng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Cơn đau nhức sẽ cản trở việc ăn uống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khiến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cần làm gì để giảm đau răng? Bỏ túi 9 biện pháp siêu hiệu quả

Cần làm gì để giảm đau răng? Bỏ túi 9 biện pháp siêu hiệu quả

Cần làm gì để giảm đau răng? Khi các cơn đau răng xuất hiện bạn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng cách chườm lạnh, dùng tỏi, nước muối

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Đau buốt răng phải làm sao? – 5 cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất

Đau buốt răng phải làm sao? – 5 cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất

Đau buốt răng phải làm sao? Khi gặp phải hiện tượng đau buốt răng, bạn có thể áp dụng 5 cách sau: chườm lạnh, dùng muối, tỏi, túi trà

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map