Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em : Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em là một tình trạng khá phổ biến, khi các mô mềm xung quanh răng bị viêm nhiễm. Nguyên nhân của bệnh này có thể do vệ sinh răng miệng sai cách, ăn uống kém khoa học, chấn thương, bệnh lý, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc mọc răng. Cha mẹ có thể giảm thiểu triệu chứng đau nhức bằng cách dùng các nguyên liệu tự nhiên như nha đam, củ nghệ, gừng, đinh hương… Tuy nhiên, để điều trị triệt để viêm nướu, cha mẹ cần đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám.

1. Các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm nướu răng ở trẻ em

Theo bác sĩ nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu, viêm nướu là tình trạng các vùng mô mềm ở xung quanh răng bị viêm nhiễm. Trẻ em mắc phải bệnh lý trên sẽ có các dấu hiệu điển hình sau:

– Nướu bị sưng tấy hoặc hơi đỏ kèm theo tình trạng đau nhức.

– Phần nướu bị viêm nhiễm dễ bị chảy máu khi gặp phải kích thích trong quá trình đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

– Vùng nướu bị sưng tấy có mủ, gây nên tình trạng hôi miệng.

– Tụt nướu, phần lợi bao quanh chân răng có xu hướng dịch chuyển xuống dưới cuống răng.

– Trẻ quấy khóc, ăn ít hơn bình thường, thậm chí là bỏ bữa.

– Thân nhiệt của trẻ tăng cao, có thể lên đến hơn 40 độ.

– Các hạch bạch huyết ở cổ của trẻ bị sưng.

Trẻ có thể bị sốt cao khi viêm nướu cần được đi khám ngay

Trẻ có thể bị sốt cao khi viêm nướu cần được đi khám ngay

2. Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm nướu răng ở trẻ em

2.1. Răng miệng không được làm sạch

Trẻ em thường không chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Do đó, thức ăn rất dễ bám lại ở kẽ răng. Sau một thời gian ngắn, thức ăn sẽ dần dần chuyển thành mảng bám, tích tụ ở bề mặt thân răng và khe nướu.

Những mảng bám đó chính là môi trường cực kỳ lý tưởng cho vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng và khiến cho trẻ bị viêm nướu răng.

Trẻ vệ sinh sai cách có thể gây viêm nướu

Vệ sinh sai cách có thể gây bệnh viêm nướu răng ở trẻ em

2.2. Ăn uống không đúng cách

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và có liên quan đến viêm nướu răng. Một nghiên cứu khoa học được công bố trong Tạp chí Nha khoa Hoa Kỳ vào năm 2017 đã khảo sát hơn 500 người. Kết quả cho thấy những trẻ thường xuyên ăn thực phẩm có chứa nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu răng cao hơn gấp 1,5 lần so với những trẻ còn lại.

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường bao gồm bánh, kẹo ngọt, bơ đậu phộng… Đường có thể bám dính lại trên bề mặt răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Điều này gây tổn thương tới men răng và ảnh hưởng trực tiếp tới các mô nướu, khiến trẻ có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh lý viêm nướu răng kèm theo tình trạng đau nhức và khó chịu dai dẳng.

Ngoài ra, một chế độ ăn uống không khoa học, không đủ chất cũng có thể khiến trẻ bị viêm nhiễm nướu. Thiếu vitamin C, dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, cũng có thể gây ra bệnh lý viêm nướu răng. Bởi nếu hệ miễn dịch của trẻ không đảm bảo, cơ thể sẽ khó chống lại các tác nhân gây bệnh lý này.

2.3. Bị chấn thương răng hoặc nướu

Những chấn thương do tai nạn, chơi thể thao có thể làm cấu trúc răng cùng những mô nướu xung quanh bị tổn thương. Các vết thương đó sẽ khiến cho vi khuẩn gây hại trong khoang miệng dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong nướu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nướu bị viêm nhiễm.

2.4. Các bệnh lý khác

Tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ cũng có thể là tác nhân gây nên bệnh lý viêm nướu ở trẻ em. Các bệnh lý như tiểu đường, viêm gan… khiến cho sức đề kháng của trẻ bị suy giảm đi đáng kể. Khi đó, các mô nướu rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

2.5. Sử dụng thuốc kháng sinh

Việc uống thuốc kháng sinh cũng có thể gây nên bệnh viêm nướu răng ở trẻ em, đặc biệt là trong trường hợp sử dụng lâu dài hoặc dùng liều lượng cao. Thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ như giảm sức đề kháng của cơ thể, làm mất đi sự cân bằng của vi khuẩn trong khoang miệng… Khi đó, các mô nướu quanh răng rất dễ bị tổn thương.

Sử dụng thuốc kháng sinh là nguyên nhân trẻ bị viêm nướu

Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài là nguyên nhân trẻ bị viêm nướu

2.6. Trẻ bị viêm lợi khi mọc răng

Trong quá trình mọc răng, nướu của trẻ sẽ bị sưng tấy và dần nứt ra để răng sữa có thể mọc lên. Nếu như răng miệng của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn gây hại sẽ nhanh chóng phát triển, dễ dàng tấn công vào các mô nướu đang bị tổn thương và gây viêm nhiễm.

3. Một vài hình ảnh viêm nướu răng ở trẻ

Viêm nướu là bệnh lý liên quan đến răng miệng mà khá nhiều trẻ em mắc phải. Cha mẹ có thể dựa trên những hình ảnh dưới đây để dễ dàng nhận biết bệnh lý và có phương án điều trị kịp thời:

Nướu có màu đỏ khi bị viêm nhiễm

Nướu có màu đỏ khi bị viêm nhiễm

Nướu sưng to khi bị viêm

Nướu sưng to khi bị viêm

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em

4. Bé bị viêm nướu hôi miệng

Hôi miệng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm nướu răng. Theo một nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Periodontology, có khoảng 80% người mắc viêm nướu bị hôi miệng. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng độ nghiêm trọng của viêm nướu tỉ lệ thuận với mức độ hôi miệng.

Sở dĩ viêm nướu gây hôi miệng là do vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng và khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Điển hình là vi khuẩn P.gingivalis trú ngụ ở nướu và bám trên răng của những trẻ bị viêm nướu. Chúng sẽ phân hủy các cặn thức ăn thừa, mảng bám ở kẽ răng và bài tiết độc tố. Đây chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng ở trẻ.

Hôi miệng khiến cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại khi giao tiếp với gia đình, thầy cô hoặc bạn bè. Nếu tình trạng trên kéo dài, tâm lý của trẻ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

5. Trẻ bị sưng nướu răng có mủ

Sưng nướu răng có mủ là dấu hiệu cho thấy bệnh lý viêm nướu ở trẻ em đang chuyển nặng. Các mô nướu xung quanh chân răng sẽ bị sưng to hơn bình thường và kèm theo mủ trắng. Những dịch mủ ở đây chính là tế bào mô nướu đã chết và vi khuẩn. Chúng không chỉ gây sưng tấy mà còn khiến cho bé phải chịu đựng những cơn đau nhức, khó chịu.

Tình trạng trên rất nghiêm trọng nên không thể tự chữa khỏi tại nhà mà cần tiến hành dẫn lưu dịch mủ ra ngoài tại nha khoa để ngăn chặn viêm nhiễm lây lan. Nếu như trẻ không được thăm khám và điều trị sớm thì sẽ có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như rụng răng, nhiễm trùng máu…

6. Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em có nguy hiểm không

Theo bác sĩ Thùy Nga, viêm nướu răng không phải là một bệnh lý răng miệng nghiêm trọng nhưng cần được điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ.

Như những thông tin mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, viêm nướu sẽ gây ra các triệu chứng như đau, sưng và chảy máu nướu, khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Dần dần, cơ thể của trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, dẫn đến mệt mỏi và ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ về sau.

Ngoài ra. tình trạng viêm nhiễm diễn ra trong một khoảng thời gian dài có thể lây lan sang những khu vực lân cận. Nếu vi khuẩn gây hại đã tấn công vào sâu bên trong, gây tổn thương xương hàm, các mô nướu sẽ tách ra khỏi chân răng và dần xuất hiện các ổ mủ ở quanh cổ chân răng. Khi đó, răng dễ bị lung lay. Nếu tình trạng trên kéo dài thêm một khoảng thời gian, nguy cơ trẻ mất răng là rất cao.

Mất răng không chỉ gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn làm giảm chức năng của răng như ăn nhai, phát âm… Đặc biệt, trong trường hợp trẻ chưa thay răng, việc răng sữa bị rụng quá sớm sẽ khiến cho các răng vĩnh viễn mọc lên về sau dễ bị xô lệch và ảnh hưởng xấu đến khớp cắn.

Đối với những người bị viêm nướu nặng và đang có vấn đề về phổi, vi khuẩn có thể đi từ khoang miệng vào phổi và làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi. Không chỉ vậy, viêm nướu răng còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: tiêu xương hàm, tiểu đường, tim mạch, nhiễm trùng huyết…

7. Viêm nướu có lây không

Theo bác sĩ Nga, các loại vi khuẩn gây viêm nướu hay viêm nha chu có thể dễ dàng lây lan qua nước bọt và do đó, nếu trẻ tiếp xúc với nước bọt của người bị viêm nướu thì cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý.

Tuy nhiên, việc tiếp xúc với vi khuẩn không đồng nghĩa với việc trẻ chắc chắn sẽ bị viêm lợi. Bệnh lý chỉ dễ xảy ra khi trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách, không sạch sẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.

Viêm nướu có lây sang người khác - viêm nướu có lây không

Viêm nướu có lây sang người khác

8. Bệnh viêm nướu lây lan qua đâu

Viêm nướu là tình trạng viêm nhiễm ở các mô mềm xung quanh răng và thường lây lan qua việc sử dụng chung đồ uống, đồ dùng cá nhân hoặc hôn.

8.1. Viêm nướu có lây không khi sử dụng chung đồ uống

Bệnh lý viêm nướu hoàn toàn có thể bị lây thông qua việc dùng chung đồ uống. Bởi vi khuẩn gây viêm nướu ở trong nước bọt sẽ tồn tại ở miệng cốc hoặc ống hút.

Nếu như trẻ em sử dụng cốc hoặc ống hút đó thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào khoang miệng thông qua tuyến nước bọt và gây tổn hại tới các mô mềm ở xung quanh răng. Đặc biệt, đối với những trẻ có sức khỏe răng miệng kém thì khả năng bị lây nhiễm bệnh viêm nướu sẽ cao hơn.

8.2. Viêm nướu có lây không khi hôn

Bệnh viêm nướu răng có thể truyền nhiễm qua nụ hôn, khi người bình thường tiếp xúc với nước bọt chứa vi khuẩn gây viêm của người bệnh. Vi khuẩn sẽ tích tụ ở lợi. Nếu răng miệng không được vệ sinh cẩn thận thì vi khuẩn tiếp tục lây lan và làm tổn hại tới nướu.

Đặc biệt, trẻ em là nhóm đối tượng rất dễ bị lây nhiễm viêm nướu thông qua nụ hôn. Vì hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn kém và đang ở trong giai đoạn phát triển nên khó có thể chống lại vi khuẩn gây hại.

8.3. Dùng chung đồ cá nhân

Việc sử dụng chung các dụng cụ ăn uống như bát, thìa, đũa… hay bàn chải đánh răng cũng là một trong những nguyên nhân làm lây lan bệnh lý viêm nướu răng. Khi đó, những vi khuẩn còn bám trên lông bàn chải, thìa, đũa… có thể dễ dàng xâm nhập vào trong khoang miệng của trẻ em và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Dùng chung bàn chải đánh răng có thể làm lây nhiễm vi khuẩn gây hại

Dùng chung bàn chải đánh răng có thể gây lây nhiễm viêm nướu

9. Vi khuẩn gây bệnh viêm nướu răng ở trẻ em

Theo bác sĩ nha khoa Triệu Thị Thùy Nga, vi khuẩn P.gingivalis trong khoang miệng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nướu răng ở trẻ em. Vi khuẩn sống sâu trong các mô lợi và các tổ chức quanh răng.

Bệnh lý viêm nướu răng xảy ra khi vi khuẩn phát triển trong một môi trường thuận lợi như có mảng bám, tổn thương nướu hoặc hệ miễn dịch suy giảm. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ đơn giản là chăm sóc răng miệng bằng các biện pháp thông thường, vi khuẩn P.gingivalis vẫn khó loại bỏ hoàn toàn, dẫn đến bệnh lý viêm nướu dai dẳng và tái phát thường xuyên.

Vi khuẩn gây viêm nướu răng

Vi khuẩn gây viêm nướu răng

10. Cơ chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm nướu răng

Vi khuẩn P.gingivalis gây ra bệnh lý viêm lợi bằng cách sản xuất các loại độc tố như: hemagglutinin, polysaccharide, fimbriae, gingipains, men phân hủy protein và chất gây tan huyết. Chúng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho mô nướu bị tổn thương và gây viêm nhiễm.

Trong đó, gingipains đóng vai trò then chốt, làm tăng tích tụ vi khuẩn, phá hủy mô nướu và thay đổi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Loại độc tố trên còn làm phân hủy các loại protein như các tế bào miễn dịch, protein gian bào, cytokine… dẫn tới tình trạng chảy máu nướu và phá hủy các mô mềm ở xung quanh răng.

11. Phương pháp điều trị bệnh viêm nướu răng ở trẻ em hiệu quả

Để khắc phục bệnh lý viêm nướu răng ở trẻ em, có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Trong đó, sử dụng thuốc kháng sinh và điều trị chuyên sâu tại nha khoa được xem là những phương pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, cha mẹ cũng nên kết hợp chăm sóc răng miệng tại nhà cho trẻ đúng cách. Chỉ khi kết hợp đầy đủ các phương pháp điều trị, các triệu chứng của bệnh lý mới nhanh chóng được cải thiện.

11.1. Sử dụng thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm nướu là:

– Penicillin: Đây là loại kháng sinh được nhiều người sử dụng để điều trị viêm nướu răng. Tác dụng chính của thuốc là tiêu diệt vi khuẩn gây hại, từ đó cải thiện hiện tượng sưng nướu và giảm triệu chứng khó chị của bênh lý. Liều lượng uống thuốc được khuyến cáo là 500 miligam (mg) mỗi 8 giờ hoặc 1.000 mg mỗi 12 giờ. Trẻ em dưới 12 tuổi uống khoảng 25 – 50 mg/kg/ngày, chia thành 3 – 4 lần.

– Erythromycin: Thuốc Erythromycin cũng có công dụng điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Không chỉ tiêu diệt tận gốc vi khuẩn gây bệnh, thuốc còn hỗ trợ xoa dịu cơn đau nhức, giảm sưng tấy hiệu quả. Thuốc thường được sử dụng đối với những người dị ứng với Penicillin. Trẻ em nên sử dụng thuốc vào lúc đói, uống khoảng 30-50 mg/kg, ngày 2-3 lần.

– Clindamycin: Đây là thuốc kháng sinh liều nhẹ với thành phần chính là Clindamycin Hydrochloride. Thuốc có thể chống lại nhiều loại vi khuẩn trong miệng. Liều uống đối với trẻ em là khoảng 3 – 6 mg/kg, 6 giờ một lần. Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 10 kg nên uống 37,5 mg, 8 giờ một lần.

– Azithromycin: Thuốc kháng sinh Azithromycin thuộc nhóm Macrolid có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu. Liều dùng là 500mg/ngày, uống trong 3 ngày.

– Ciprofloxacin: Đây là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có công dụng kìm hãm sự phát sinh của tế bào vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Người bị viêm lợi nên uống 500mg/lần, ngày uống 2 lần.

Các loại thuốc kháng sinh trên được bày bán ở hầu hết các cửa hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ em sử dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. 

Thuốc kháng sinh Azithromycin

Thuốc kháng sinh Azithromycin

11.2. Bé bị sưng nướu răng phải làm sao – Điều trị chuyên sâu tại nha khoa

Do đó, ngay khi phát hiện trẻ bị sưng nướu kèm theo những cơn đau nhức, khó chịu, cha mẹ nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám. Các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra kỹ tình trạng răng miệng, xác định chính xác nguyên nhân. Tùy theo mức độ của bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tối ưu. Cụ thể như sau:

Lấy cao răng: Nếu như bệnh viêm nướu đang ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch mảng bám, cao răng ở cả thân răng và dưới nướu để loại bỏ ổ vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, các bác sĩ kê một số loại thuốc để các triệu chứng của bệnh lý viêm nướu nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.

– Ghép vạt lợi: Đối với trường hợp viêm nướu đã tiến triển nặng, gây tụt lợi, làm lộ chân răng thì ngoài lấy cao răng, bác sĩ sẽ chỉ định ghép vạt lợi để điều trị dứt điểm bệnh lý. Sau khi làm sạch và gây tê cục bộ phần nướu cần điều trị, bác sĩ sẽ ghép mô nướu mới vào vị trí tụt lợi. Phương pháp trên không chỉ giúp khôi phục những tổn thương ở mô nướu mà còn tái tạo lại hình dáng cho nướu răng.

– Nhổ răng: Khi bệnh lý viêm nướu đã ở mức độ nghiêm trọng, không thể điều trị dứt điểm bằng các phương pháp nội nha thông thường, răng có thể bị nhổ bỏ để ngăn chặn viêm nhiễm lây lan.

12. Các cách giảm đau khi viêm nướu tại nhà

Để giảm đau nhức răng cho trẻ một cách nhanh chóng, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp tại nhà như: chườm lạnh, sử dụng nước muối, nha đam, củ nghệ, tinh dầu tràm trà, dầu dừa, gừng, đinh hương hoặc tỏi.

12.1. Chườm lạnh

Chườm lạnh là phương pháp giảm đau nhức răng truyền thống nhưng hiệu quả mang lại chắc chắn không khiến các mẹ phải thất vọng. Hơi lạnh sẽ làm co mạch máu và chậm lưu lượng máu đến vùng răng, nướu bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, phương pháp trên còn làm giảm hoạt động của dây thần kinh, giúp cơn đau nhức nhanh chóng được xoa dịu.

Trước tiên, các mẹ cần chuẩn bị một vài viên đá và bỏ vào một chiếc khăn sạch. Sau đó, các mẹ chườm trực tiếp lên vùng má ở khu vực răng bị đau nhức của trẻ trong khoảng 10 – 15 phút. Hiện tượng đau nhức răng sẽ dần dần được giảm bớt. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chườm lạnh quá lâu bởi có thể làm tổn thương tới da, gây cứng khớp hàm và khiến cho máu lưu thông kém.

12.2. Chữa viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi bằng nước muối

Bên cạnh là một gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, muối còn được nhiều người sử dụng để cải thiện tình trạng đau nhức khi viêm nướu nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Không chỉ vậy, muối còn giúp cân bằng độ pH ở trong khoang miệng và ngăn chặn tình trạng hôi miệng.

Để sử dụng nước muối để giảm đau nhức do viêm nướu, phụ huynh có thể thực hiện theo các bước như sau:

– Bước 1: Pha 1/2 – 1 thìa cà phê muối biển hoặc muối ăn vào 1 cốc nước ấm.

– Bước 2: Khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn trong nước.

– Bước 3: Rửa tay sạch sẽ rồi quấn miếng gạc rơ lưỡi lên ngón trỏ.

– Bước 4: Nhúng ngón tay quấn gạc vào nước muối và nhẹ nhàng vệ sinh miệng cho trẻ.

Mỗi ngày, các mẹ nên vệ sinh răng, nướu của trẻ bằng nước muối khoảng 2 – 3 lần để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, các mẹ không nên pha nước muối quá mặn bởi có thể làm tổn thương niêm mạc miệng và khiến cho tình trạng viêm nướu trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài cách pha trực tiếp nước muối tại nhà, cha mẹ cũng có thể mua trực tiếp nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc.

Chữa viêm nướu răng cho trẻ em bằng nước muối

Chữa viêm nướu răng cho trẻ em bằng nước muối

12.3. Mẹo giảm đau khi viêm nướu bằng nha đam

Nha đam là một loại thảo dược tự nhiên, thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh lý viêm nướu. Nhờ hàm lượng nước, vitamin và khoáng chất dồi dào, nha đam sẽ xoa dịu những mô nướu bị sưng tấy và đau nhức. Không chỉ vậy, chúng còn có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng và phục hồi mô nướu bị tổn thương rất tốt.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Rửa sạch lá nha đam, gọt vỏ và cạo lấy lớp mủ ở bên trong.

– Bước 2: Dùng gel nha đam vừa lấy thoa trực tiếp lên vùng mô nướu bị đau nhức.

– Bước 3: Giữ nguyên nha đam trong khoảng 3 – 5 phút rồi hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước sạch.

Bên cạnh cách trên, các mẹ cũng có thể lấy lá nha đam đun sôi với nước và cho trẻ súc miệng hàng ngày. Chỉ cần kiên trì áp dụng, những cơn đau nhức do viêm nướu sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Nha đam có khả năng xoa dịu mô nướu bị sưng tấy, đau nhức

Nha đam có khả năng xoa dịu mô nướu bị sưng tấy, đau nhức

12.4. Sử dụng củ nghệ

Trong đông y, củ nghệ được xem là một loại thuốc quý, với nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Nhờ hàm lượng curcumin dồi dào, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, nghệ giúp diệt khuẩn, giảm đau và chữa trị viêm nướu răng hiệu quả. Ngoài ra, củ nghệ tươi còn ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Cách thực hiện: 

– Bước 1: Lấy một muỗng cà phê bột nghệ trộn đều với một ít nước ấm sao cho thu được hỗn hợp đặc sệt.

– Bước 2: Sử dụng tăm bông lấy một lượng nhỏ hỗn hợp nghệ và thoa đều lên vùng nướu bị sưng tấy mỗi ngày 2 lần.

– Bước 3: Giữ nguyên bột nghệ trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất phát huy tác dụng và súc miệng lại bằng nước ấm cho sạch.

Ngoài ra, cha mẹ hãy thêm củ nghệ vào thực đơn hàng ngày của trẻ để tăng cường sức khỏe và giảm đau viêm nướu răng từ bên trong. Các mẹ có thể sử dụng củ nghệ để nấu các món ăn như: bò xào nghệ, ếch kho bột nghệ…

12.5. Sử dụng tinh dầu tràm trà cải thiện cơn đau nhức khi viêm nướu

Tinh dầu tràm trà cũng là một trong những nguyên liệu được nhiều người sử dụng để giảm cơn đau nhức do viêm nướu nhờ đặc tính kháng viêm và sát trùng tự nhiên. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn nên pha loãng để tránh gây kích thích các bộ phận trong khoang miệng. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được nuốt tinh dầu tràm trà bởi có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Cách thực hiện: 

– Bước 1: Nhỏ trực tiếp 2 – 3 giọt tinh dầu tràm trà vào trong 225ml nước ấm.

– Bước 2: Sử dụng dung dịch vừa pha để súc miệng trong khoảng 2 – 3 giây rồi nhổ bỏ.

– Bước 3: Cho trẻ súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ toàn bộ cặn bẩn ở trong khoang miệng.

Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng viêm, sát khuẩn tự nhiên

Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng viêm, sát khuẩn tự nhiên

12.6. Cách giảm đau răng khi viêm nướu bằng dầu dừa

Dầu dừa là một loại tinh dầu tự nhiên có chứa hàm lượng dưỡng chất phong phú. Chất axit lauric trong dầu dừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở khoang miệng hiệu quả. Chưa hết, dầu dừa còn giúp làm dịu các niêm mạc bị tổn thương và cải thiện tình trạng viêm nướu.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Cho trẻ chải răng bằng kem đánh răng chuyên dụng và súc miệng sạch sẽ.

– Bước 2: Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ và thoa chúng lên phần mô nướu bị viêm nhiễm.

– Bước 3: Đợi khoảng 5 – 10 phút rồi hướng dẫn trẻ súc miệng lại với nước sạch.

Với phương pháp trên, các mẹ có thể thực hiện khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày để giảm đau nhức và ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nướu tiếp tục lây lan.

12.7. Giảm đau nhức răng khi viêm lợi với gừng

Bên cạnh những phương pháp mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, các mẹ cũng có thể sử dụng gừng để cải thiện những cơn đau nhức do viêm nướu. Các hoạt chất gingerol và zingerone ở trong gừng có khả năng chống viêm tự nhiên, giúp giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức ở mô nướu hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị khoảng một nửa củ gừng tươi, rửa sạch và để ráo nước.

– Bước 2: Đem củ gừng đi đập dập cho hơi có nước và đắp trực tiếp lên vùng mô nướu bị tổn thương.

– Bước 3: Cho trẻ ngậm gừng trong khoảng 5 – 10 phút để các tinh chất từ gừng có thể tiết ra hết rồi nhổ bỏ.

Gừng có khả năng giảm đau nhức răng do viêm lợi

Gừng có khả năng giảm đau nhức răng do viêm lợi

12.8. Giảm đau nhức răng khi viêm lợi bằng đinh hương

Đinh hương là một nguyên liệu tự nhiên có chứa hàm lượng eugenol dồi dào. Đây là một chất gây tê tạm thời, chống viêm và kháng khuẩn nên có thể sử dụng để giảm đau nhức răng khi mắc các bệnh lý về răng miệng, điển hình là viêm nướu. Đặc biệt, mùi hương của đinh hương cực kỳ dễ chịu nên giúp hơi thở thơm mát trong thời gian dài.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Lấy một vài nụ đinh hương khô, nhai và ngậm ở trong khoang miệng.

– Bước 2: Nhổ đinh hương ra ngoài sau khoảng 2 – 3 phút.

– Bước 3: Cho trẻ súc miệng với nước sạch để loại bỏ toàn bộ cặn đinh hương ra khỏi khoang miệng.

Với phương pháp trên, các bé có thể áp dụng hàng ngày. Chỉ cần kiên trì, những cơn đau nhức răng do viêm nướu sẽ nhanh chóng được xoa dịu.

12.9. Mẹo giảm đau nhức răng với tỏi

Ngoài công dụng chế biến các món ăn hàng ngày, tỏi còn được nhiều người sử dụng để điều trị bệnh lý, trong đó có viêm nướu. Trong tỏi có chứa nhiều alliin. Khi tỏi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của men allinase, chất alliin trong tỏi sẽ chuyển hóa thành allicin. Đây là một hoạt chất có khả năng kháng khuẩn rất mạnh và hỗ trợ giảm đau nhức răng khi mắc bệnh lý viêm lợi.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Lấy một vài tép tỏi đã bóc sạch rồi đem đi nghiền nát với một ít muối.

– Bước 2: Sử dụng bông tăm lấy hỗn hợp tỏi, muối vừa nghiền để đắp trực tiếp vào vùng mô nướu bị đau nhức trong khoảng 2 – 5 phút.

– Bước 3: Nhổ bỏ tỏi ra khỏi khoang miệng và súc miệng với nước sạch.

Chữa bệnh viêm nướu ở trẻ em bằng tỏi

Chữa bệnh viêm nướu ở trẻ em bằng tỏi

13. Những cách giảm đau khi viêm lợi dân gian có thực sự hiệu quả không

Các mẹo dân gian giúp giảm đau nhức khi viêm nướu có đem lại hiệu quả đối với trường hợp viêm nướu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, trẻ cần kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài thì mới có thể thấy được kết quả.

Ưu điểm của các mẹo giảm đau khi viêm lợi tại nhà là tiện lợi, tiết kiệm chi phí và sử dụng các nguyên liệu tự nhiên. Do đó, chúng cực kỳ an toàn và không gây kích ứng hay tổn hại tới các bộ phận ở trong khoang miệng như răng, nướu, má trong, lưỡi…

Nhưng các phương pháp trên không thể thay thế hoàn toàn cho việc điều trị bệnh lý tại cơ sở nha khoa bởi chúng không chữa trị được dứt điểm bệnh lý. Chỉ sau một thời gian ngắn, những cơn đau nhức sẽ quay trở lại. Do đó, biện pháp tốt nhất để điều trị viêm nướu là tới cơ sở nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ của bệnh lý, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tư vấn giải pháp tối ưu.

14. Điều trị viêm nướu răng hết bao nhiêu tiền

Trên thị trường hiện nay, chi phí điều trị viêm nướu răng phụ thuộc vào mức độ của bệnh lý và phương pháp điều trị được áp dụng. Nếu bệnh lý nặng, chi phí chữa trị dao động từ 600.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Còn với bệnh lý nhẹ, trẻ có thể chỉ cần lấy cao răng và thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chi phí lấy cao răng tại các cơ sở nha khoa khoảng từ 150.000 đồng đến 400.000 đồng.

Thường thì, chi phí điều trị viêm nướu răng đã bao gồm phí khám và chẩn đoán ban đầu. Tuy nhiên, để biết chính xác mức giá chữa trị bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở nha khoa uy tín. Tại đó, các bác sĩ sẽ thăm khám răng miệng của trẻ và tư vấn chi tiết về chi phí điều trị cũng như phương pháp phù hợp cho bạn.

15. Những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm nướu răng ở trẻ em

Để ngăn chặn bệnh lý viêm nướu răng ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể của trẻ.

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt bởi chất đường là nguyên nhân hàng đầu gây nên mảng bám và cao răng.

– Đưa trẻ tới nha khoa thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ răng miệng và có phương án xử lý kịp thời nếu như phát hiện bất kỳ vấn đề gì xảy ra.

– Rèn cho trẻ thói quen chải răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ chải răng nhẹ nhàng để tránh gây tổn hại tới men răng và nướu.

– Cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn trong kẽ răng. Ngoài ra, các mẹ hãy dạy trẻ cách súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi khoang miệng.

Trẻ nên hạn chế ăn đồ ngọt

Trẻ nên hạn chế ăn đồ ngọt

16. Nha Khoa Paris – cơ sở khám viêm nướu răng uy tín hàng đầu

Trong số hàng trăm địa chỉ răng hàm mặt trên thị trường, Nha Khoa Paris luôn là cái tên được nhiều người lựa chọn để chữa trị bệnh lý viêm nướu răng. Đội ngũ bác sĩ tại đây được đào tạo chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất để chẩn đoán và điều trị bệnh lý. Ngoài ra, Nha Khoa Paris còn được trang bị các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. Phòng khám luôn được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vô trùng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho khách hàng. Bên cạnh đó, chi phí điều trị tại Nha Khoa Paris cũng được đánh giá là hợp lý và cạnh tranh trên thị trường.

16.1. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao

Khi tới Nha Khoa Paris, khách hàng được trực tiếp bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và có chuyên môn giỏi trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh lý viêm lợi. Trong đó có cả các tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực răng hàm mặt tại Việt Nam.

Trước khi chữa trị, các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng miệng của khách hàng. Căn cứ theo kết quả kiểm tra, bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị bệnh lý tối ưu. Toàn bộ các thao tác trong quá trình chữa trị bệnh viêm nướu răng đều được bác sĩ thực hiện cẩn thận và chính xác. Nếu như khách hàng chăm sóc răng miệng cẩn thận và phối hợp tốt với bác sĩ trong quá trình chữa trị thì bệnh lý viêm nướu răng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.

Nha Khoa Paris có đội ngũ bác sĩ giỏi

Nha Khoa Paris có đội ngũ bác sĩ giỏi

16.2. Trang thiết bị hiện đại

Một trong những thế mạnh nổi trội của Nha Khoa Paris so với các cơ sở khác trên thị trường là sở hữu những trang thiết bị và máy móc tiên tiến hàng đầu. Nha khoa luôn không ngừng cập nhật những thiết bị hiện đại nhất để mang tới cho khách hàng dịch vụ cao cấp và chuyên nghiệp.

Trong đó phải kể đến: hệ thống ghế nha thông minh, máy lấy cao răng siêu âm, máy chụp X-quang… Chúng được ví như những trợ thủ đắc lực của các bác sĩ trong suốt quá trình thăm khám và điều trị bệnh lý viêm nướu răng.

Không chỉ vậy, toàn bộ các thiết bị mà Nha Khoa Paris đang sử dụng đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài và đảm bảo về chất lượng. Nhờ sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại, quá trình chữa trị viêm nướu chắc chắn sẽ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng đạt được kết quả như mong muốn.

Nha Khoa Paris có trang thiết bị hiện đại

Nha Khoa Paris có trang thiết bị hiện đại

16.3. Phòng khám nha khoa hiện đại, sạch sẽ, đảm bảo vô trùng

Phòng khám hiện đại cũng là một điểm cộng của Nha Khoa Paris. Khi chữa trị viêm nướu răng tại nha khoa, khách hàng sẽ được trải nghiệm một không gian khám chữa bệnh khang trang, sạch sẽ và thoáng mát. Tất cả các phòng chức năng đều có đầy đủ trang thiết bị, máy móc cần thiết để quá trình chữa trị diễn ra suôn sẻ.

Ngoài ra, toàn bộ không gian, bề mặt trong phòng khám như sàn nhà, tường, ghế nha… đều thường xuyên được khử khuẩn. Các dụng cụ thăm khám cũng được vô trùng tuyệt đối để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm chéo giữa các khách hàng.

17. Review của khách hàng khi khám viêm nướu răng tại Nha Khoa Paris

Sau đây là một số phản hồi, đánh giá của một vài khách hàng sau khi điều trị viêm nướu răng tại Nha Khoa Paris:

– Anh Minh Tuấn (Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội):

“Bệnh viêm nướu răng đã gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của con mình. Sau đó, mình đã quyết định đưa con tới Nha Khoa Paris để điều trị. Do bệnh lý đang ở giai đoạn đầu, bé chỉ cần lấy cao răng và uống thuốc. Quá trình lấy cao răng rất nhẹ nhàng và không gây đau đớn cho bé. Hiện tại, bệnh viêm nướu đã được điều trị hoàn toàn và con mình đã có thể vận động và sinh hoạt bình thường.”

– Chị Kiều Oanh (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội):

“Sau khi được bạn bè giới thiệu, mình đã quyết định đưa con tới Nha Khoa Paris để chữa viêm nướu răng. Mình đánh giá rất cao chuyên môn của các bác sĩ tại đây. Trong suốt quá trình điều trị, bé nhà mình không hề bị đau nhức. Đặc biệt, sau khi chữa viêm nướu, các bác sĩ đã hướng dẫn tận tình cho mình cách vệ sinh răng miệng cũng như chế độ ăn uống hàng ngày để các triệu chứng của bệnh lý giảm bớt nhanh chóng.”

– Chị Lê Sương (Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội):

“Những cơn đau nhức do viêm nướu răng khiến cho con mình gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Vì vậy, mình đã quyết định đưa con tới Nha Khoa Paris để điều trị. Các bác sĩ tại đây rất tận tâm và có chuyên môn cao. Sau toàn bộ quá trình điều trị, các triệu chứng của bệnh lý đã nhanh chóng thuyên giảm và hiện tại bé đã có thể sinh hoạt hoàn toàn bình thường.”

Nha Khoa Paris được nhiều khách hàng đánh giá là đơn vị khám viêm nướu răng uy tín

Nha Khoa Paris được nhiều người đánh giá là đơn vị khám viêm nướu uy tín

18. Thông tin liên hệ đặt lịch dịch vụ khám viêm nướu tại Nha Khoa Paris

Hiện Nha Khoa Paris có tổng cộng 15 chi nhánh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Khi có nhu cầu thăm khám, điều trị viêm nướu, khách hàng hãy đến trực tiếp chi nhánh gần nhất. Ngoài ra, nếu như không muốn chờ đợi quá lâu, khách hàng có thể liên hệ đặt lịch theo những thông tin dưới đây:

  • Hotline: 1900 6900
  • Fanpage: https://www.facebook.com/NhaKhoaParis
  • Website: https://nhakhoaparis.vn/

Tóm lại, nếu bệnh viêm nướu răng ở trẻ em không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất răng. Do đó, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị viêm nướu, cha mẹ nên cho trẻ tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra và chữa trị.

Hiển thị nguồn

Thuốc Dân Tộc: “Viêm nướu răng ở trẻ em và cách trị tại nhà + thuốc”
Raising Children Network: “Gingivitis & gum disease”
Joyful Smiles Pediatric Dentistry: “How To Prevent Gingivitis In Children?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa viêm nướu răng
Bệnh viêm nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng thường gây đau đớn và khó khăn trong ăn uống. Tình trạng thường xảy ra do có sự tích tụ mảng bám trên răng. Nếu

Ngày 06/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Viêm nướu chân răng uống thuốc gì : 7 Loại thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng uống thuốc gì : 7 Loại thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng là bệnh lý thường gặp gây nhiều đau đớn và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế rất nhiều người bệnh không

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
7 Cách chữa viêm nướu hiệu quả và tự nhiên với mật ong

7 Cách chữa viêm nướu hiệu quả và tự nhiên với mật ong

Cách chữa viêm nướu bằng mật ong giúp làm giảm sưng tấy, đau nhức, khó chịu trong quá trình ăn uống. Hơn nữa với đặc tính chống viêm,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Nước súc miệng trị viêm nướu cho bà bầu – An toàn, hiệu quả

Nước súc miệng trị viêm nướu cho bà bầu – An toàn, hiệu quả

Các loại nước súc miệng trị viêm nướu cho bà bầu đang được đánh giá rất cao, bao gồm PlasmaKare, Détio của Pháp và nước muối sinh lý.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sưng nướu răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng & cách khắc phục

Sưng nướu răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng & cách khắc phục

Răng khôn hay răng số 8 thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25. Răng số 8 mọc thường đi cùng nhiều triệu chứng bất thường gây cản trở ăn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Viêm chân răng giả nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào

Viêm chân răng giả nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào

Viêm chân răng giả là tình trạng rất dễ gặp phải trong giai đoạn mới làm răng. Tìm hiểu bài viết sau đây để biết được nguyên nhân gây

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map