19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Viêm niêm mạc má là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Các vết loét thường gây đau nhức, sưng đỏ, mưng mủ và gây khó khăn trong ăn uống, giao tiếp bình thường của người bệnh. Sau đây là cách điều trị và ngăn ngừa viêm loét niêm mạc má hiệu quả mà ai cũng nên biết.
Viêm niêm mạc má là tình trạng niêm mạc vùng má xuất hiện các vết lở loét hình oval có kích thước từ vài mm đến vài cm. Vi khuẩn gây bệnh tấn công và ngăn ngừa sự sinh sản của tế bào niêm mạc vùng má. Điều này khiến các tế bào gặp khó khăn trong việc thực hiện chức năng tự phục hồi.
Khi các vết tổn thương hở lâu ngày còn xuất hiện mủ trắng. Viêm loét tại niêm mạc vùng má thường dễ tái phát bất chợt, gây cảm giác đau, xót, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Viêm loét niêm mạc má có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: nhiễm khuẩn, nhiễm virus, tác động của hóa chất, dấu hiệu của các bệnh lý, chấn thương.
Trong khoang miệng có nhiều loại vi khuẩn trú ngụ. Khi sức đề kháng suy giảm, nhiều loại vi khuẩn sẽ phát triển gây viêm loét lưỡi, lợi và má trong.
Tình trạng này gặp nhiều ở người mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể, thiếu dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng kém hoặc hút thuốc lá trong thời gian dài.
Virus herpes, Varicella zoster virus, Coxsackie virus, Rubella virus được xem là tác nhân chủ yếu gây viêm loét niêm mạc má.
– Virus Herpes gây viêm niêm mạc má:
Virus Herpes có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi xâm nhập vào khoang miệng, virus sẽ phát triển gây ra các mụn nước và lan rộng tạo thành các vết loét. Viêm loét do virus Herpes xuất hiện chủ yếu ở mép niêm mạc miệng và má. Hơn nữa, nhiễm virus Herpes còn gây ra các triệu chứng khác như sốt, viêm họng và nổi hạch.
– Varicella zoster virus gây viêm niêm mạc má:
Đây là virus chính gây bệnh thủy đậu. Sau khi thủy đậu được chữa khỏi, Varicella zoster virus trú ẩn trong các mô dây thần kinh và làm nổi mụn nước ở điều kiện thích hợp. Mụn nước có thể nổi ở ngoài da hoặc niêm mạc má, sau đó vỡ tạo thành vết loét.
– Coxsackie virus:
Coxsackie virus là tác nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Virus làm xuất hiện các mụn nước ở tay chân và trong niêm mạc má. Các mụn nước rất dễ vỡ và tạo thành vết loét ở trong niêm mạc.
– Rubella:
Rubella là tác nhân gây bệnh sởi ở trẻ em. Trước khi phát sinh các triệu chứng toàn thân, virus sẽ làm xuất hiện các hồng ban nhỏ với trung tâm bị hoại tử và có màu trắng trong niêm mạc má.
Một số trường hợp, viêm loét niêm mạc má cũng có thể xảy ra do tiếp xúc với axit có trong nước súc miệng, kem đánh răng hoặc bị hóa chất bắn vào miệng. Nếu do nguyên nhân này, vùng niêm mạc má bị viêm loét thường có biểu hiện đau rát và nổi mụn nước.
Ngoài ra, các bệnh lý khác cũng ảnh hưởng tới niêm mạc má như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng, viêm tủy,… Ngoài ra, viêm loét niêm mạc còn xảy ra khi mắc phải các bệnh tự miễn làm hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào khoang miệng gây viêm.
Chấn thương do té ngã, va đập và các kích thích tại chỗ là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét niêm mạc má:
– Ăn thức ăn có nhiệt độ quá nóng làm cung răng hàm trên, vòm miệng bị tổn thương
– Do chịu tác động từ bên ngoài như chấn thương, va đập, bị đánh, bị ngã,…
– Quá trình thực hiện thủ thuật nha khoa như nhổ răng, hàn trám răng, răng gãy, mẻ, răng giả tháo lắp bị hở,… bị lỗi
– Va chạm với các đồ vật sắc nhọn như đũa, bút, nĩa, que kem,…
Viêm loét niêm mạc má có triệu chứng khá đa dạng tùy thuộc từng nguyên nhân cụ thể. Đặc điểm chung của các trường hợp niêm mạc má là xuất hiện ổ viêm, loét kèm đau rát và khó chịu khi ăn uống.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét niêm mạc má:
– Xuất hiện vết loét ở niêm mạc má với kích thước và hình dáng đa dạng, có thể kèm theo mủ hoặc dịch
– Khô miệng, nước bọt đặc hơn
– Xung quanh vết loét có hiện tượng sưng đỏ, nóng và đau, nhất là khi ăn nhai
– Vết loét nặng có thể nổi hạch ở hàm và sốt cao
– Viêm loét niêm mạc má rất dễ tái phát, gây khó chịu, đau đớn khi ăn uống và sinh hoạt
Niêm mạc má là lớp màng mỏng nhưng có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Khi niêm mạc bị viêm nhiễm, bạn sẽ không thể ăn, uống hay giao tiếp thoải mái. Để hạn chế những hệ lụy nguy hiểm, bạn cần nhận biết dấu hiệu cũng như hình ảnh viêm niêm mạc vùng má thường gặp.
Viêm niêm mạc má không phải là bệnh lý gây nguy hiểm hay biến chứng nghiêm trọng. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng các triệu chứng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Tình trạng sưng đỏ, đau đớn gây khó khăn khi ăn nhai, có thể làm giảm ham muốn ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng. Dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng người bệnh cần kiểm tra và điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe tổng thể.
Viêm niêm mạc vùng má không trực tiếp dẫn đến nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, viêm loét niêm mạc má có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm, thậm chí gây nhiễm trùng huyết. Khi đó, quá trình điều trị viêm niêm mạc có thể trì hoãn điều trị ung thư hoặc gây các tác dụng phụ khác.
Viêm niêm mạc má có thể điều trị bằng việc sử dụng thuốc, dùng các mẹo chữa và chăm sóc tại nhà như sau:
Bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc để kháng khuẩn, sát trùng khoang miệng và giảm phù nề, đau nhức,.
– Thuốc giảm đau:
Viêm loét niêm mạc má gây đau có thể sử dụng Lidocain để cải thiện tại chỗ. Đây là hoạt chất gây tê giúp làm giảm tình trạng khó chịu và đau rát do các vết loét gây ra. Nếu viêm loét niêm mạc má kèm theo sốt cao, có thể dùng Paracetamol dạng bột sủi hoặc viên uống.
– Thuốc kháng virus:
Trong trường hợp viêm loét niêm mạc má do nhiễm virus, bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc kháng virus như Famciclovir, Alcyclovir,…
– Thuốc chống viêm:
Để giảm phù nề ở niêm mạc miệng, có thể dùng các loại thuốc bôi như Fluocinonide 0.05% gel. Nếu vết loét lớn gây sưng đỏ nặng và đau nhiều, bác sĩ có thể cân nhắc dùng các loại thuốc chống viêm dạng uống như Prednisolone và Isoprinosine.
– Dung dịch kháng khuẩn:
Có thể dùng dịch dịch súc miệng chứa Clorhexidin, Hydrogen peroxide 1% hoặc Tetracycline,… để sát trùng và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Nước súc miệng kháng khuẩn giúp ức chế hại khuẩn, ngăn chặn vết loét lan rộng và làm lành nhanh vết viêm niêm mạc má.
Các mẹo đơn giản tại nhà chữa viêm loét niêm mạc má mà ai cũng có thể thực hiện được:
+ Dùng nước muối:
Nước muối có công dụng khử trùng, làm khô các vết loét, an toàn và lành tính. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc pha tại nhà để chữa viêm loét niêm mạc má theo các bước sau:
– Pha một thìa muối với nửa cốc nước ấm, khuấy đều đến khi tan hoàn toàn hoặc dùng nước muối sinh lý.
– Ngậm nước muối trong miệng khoảng 15 – 30 giây rồi nhổ ra
– Súc miệng với nước muối 3 – 4 lần/ngày để vết loét nhanh lành
+ Sử dụng mật ong:
Mật ong có tính kháng khuẩn và hỗ trợ làm lành nhanh các vết viêm loét niêm mạc má. Ngoài ra, mật ong còn có công dụng bảo vệ vùng da bị nhiễm trùng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể thoa trực tiếp mật ong vào vùng miệng bị viêm loét, thực mỗi ngày 4 lần.
+ Dùng trà hoa cúc
Trà hoa cúc có chứa 2 hợp chất levomenol và azulene – 2 có tính chống viêm, khử trùng các vết viêm loét ở miệng. Bạn có thể đắp túi trà vào vết loét khi chúng còn ấm hoặc súc miệng với trà hoa cúc 3 – 4 lần/ngày.
+ Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa chứa acid lauric có tính kháng khuẩn, giúp giảm sưng đau, điều trị viêm loét niêm mạc hiệu quả. Bạn có thể thoa dầu dừa trực tiếp lên vết loét cho đến khi vết loét lành hẳn.
+ Dầu đinh hương
Dầu đinh hương chứa hoạt chất Eugenol có tính kháng khuẩn, giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét trong miệng. Bạn có thể sử dụng tăm bông và thấm dầu đinh hương trực tiếp vào vết loét miệng, thực hiện 3 – 4 lần/ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.
+ Dùng giấm táo
Giấm táo chứa axit axetic giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, làm vết loét miệng chóng lành hơn. Để trị viêm loét, bạn hãy pha giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1 và dùng để súc miệng mỗi ngày.
Để làm giảm tổn thương và ngăn ngừa sự phát triển của viêm niêm mạc má, bạn có thể chăm sóc tại nhà như sau:
– Đánh răng 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn – các tác nhân hàng đầu gây viêm niêm mạc má
– Chải răng nhẹ nhàng, lựa chọn kem đánh răng và nước súc miệng lành tính, không có chất ăn mòn để làm giảm kích ứng lên vết loét niêm mạc
– Không ăn thức ăn cay nóng, thuốc dị ứng và gây viêm loét niêm mạc má
– Ăn uống đủ chất, bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều các vitamin C, B6, PP, B12,…
– Hạn chế sử dụng các loại thức ăn có tính axit, cay nóng như tỏi, gừng, ớt, tiêu, mù tạt, giấm, nước mắm,… các loại trái cây như cam, chanh, quýt, dứa,…
– Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm, kích thích khoang miệng tiết nước bọt, thúc đẩy cơ chế tự làm lành vết viêm loét niêm mạc má
– Tập thể thao để tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cho cơ thể
– Khám nha khoa tổng quát ít nhất 6 tháng/ lần
Viêm niêm mạc má là tình trạng rất phổ biến, ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Bệnh có thể thuyên giảm nhanh nhưng rất dễ tái phát. Do đó ngoài các phương pháp khắc phục, bạn cần chủ động chăm sóc răng miệng và ăn uống khoa học để phòng ngừa hiệu quả.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×