Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Niềng răng có chụp MRI được không, Lưu ý khi chụp

Niềng răng là phương pháp được nhiều người áp dụng để nắn chỉnh các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng, nhiều người được chỉ định chụp MRI để chẩn đoán các bệnh lý ở vùng não bộ. Vậy niềng răng có chụp MRI được không? Có cần tháo niềng không? Cần lưu ý những gì khi chụp?

1. Kỹ thuật chụp MRI là gì

MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong y khoa thông qua tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Máy MRI hoạt động theo cơ thế tạo ra một từ trường mạnh trong cơ thể.

Khi đó, dưới tác động của từ trường và sóng radio, các nguyên tử hydrogen sẽ nhanh chóng hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Quá trình phóng thích được máy MRI thu nhận, xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh. Các hình ảnh từ máy sẽ phác họa chi tiết các bộ phận bên trong cơ thể như vùng não, tim, phổi…

Với phương pháp chụp MRI, bạn không cần phải di chuyển trong quá trình quét nhưng máy vẫn đảm bảo thu được nhiều hình ảnh ở mọi góc độ. Đặc biệt, kỹ thuật MRI cho ra hình ảnh cực kỳ rõ nét, giúp các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh lý và xây dựng phương pháp điều trị phù hợp.

Kỹ thuật chụp MRI

Kỹ thuật chụp MRI

2. Đang niềng răng có chụp MRI được hay không

Trên thực tế, niềng răng vẫn có thể áp dụng kỹ thuật chụp MRI để phát hiện, chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị bệnh lý. Tuy nhiên, đối với những người niềng răng mắc cài (nhất là mắc cài kim loại), các bác sĩ sẽ chỉ định tháo khí cụ niềng răng trước khi chụp để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Bởi các khí cụ như mắc cài kim loại, dây cung… đều được làm từ hợp kim. Trong khi đó, kỹ thuật MRI sử dụng sóng từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh. Tuy nhiên, kim loại lại có thể tương tác với từ trường, gây ra hiện tượng nhiễu sóng. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh và khiến bác sĩ dễ chẩn đoán sai bệnh lý.

Chưa kể, kim loại còn dễ bị nóng lên và cuốn vào từ trường trong máy. Điều đó không chỉ gây mất an toàn mà còn khiến cho bạn đau đớn và khó chịu. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn yêu cầu tháo khí cụ niềng răng trước khi chụp. Sau khi hoàn tất chụp MRI, bạn có thể gắn lại khí cụ ngay để tránh làm gián đoạn niềng răng.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn niềng răng trong suốt thì hoàn toàn có thể chụp MRI mà không cần phải tháo khí cụ chỉnh nha. Bởi khay niềng được làm từ chất liệu nhựa cao cấp, không hề chứa bất kỳ hợp chất kim loại nào. Do đó, việc đeo khay niềng không hề ảnh hưởng đến kết quả chụp MRI và đảm bảo an toàn.

Niềng răng có chụp MRI được hay không

Người niềng răng mắc cài cần tháo khí cụ trước khi chụp MRI

3. Lưu ý khi chụp MRI đối với người đang niềng răng

Nếu cần chụp MRI trong quá trình niềng răng, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

– Tuyệt đối không được tự tháo và khí cụ niềng răng trước khi chụp MRI mà cần phải có sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa.

– Tháo những đồ có chứa hợp kim trên cơ thể như trang sức, kẹp tóc, máy trợ thính…

– Báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý của bản thân.

– Giữ cố định phần cơ thể cần kiểm tra cho đến khi bác sĩ thông báo kết thúc để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

– Có thể cần sử dụng thuốc phản quang để các mô và mạch máu hiện rõ nét hơn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng như đau đầu, chóng mặt…

Bạn cần tháo những đồ có chứa hợp kim trước khi chụp MRI

Bạn cần tháo những đồ có chứa hợp kim trước khi chụp MRI

Như vậy, với vấn đề “niềng răng có chụp MRI được không” thì câu trả lời chính xác là có. Tuy nhiên, nếu khí cụ được làm từ hợp kim thì bạn cần tháo bỏ trước khi chụp để đảm bảo thu được hình ảnh chính xác nhất. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Niềng răng có chụp MRI được không và một số lưu ý”
Nature Journal: “MRI safety: MRI and fixed orthodontic appliances”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi niềng răng
Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Niềng răng là một kỹ thuật trong nha khoa nhằm nắn chỉnh các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí. Tuy nhiên, rất nhiều người còn lo

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng được sử dụng để tạo lực kéo cần thiết để di chuyển răng và đạt được kết quả niềng răng mong muốn. Vậy dây thun

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Niềng răng là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ, giúp cải thiện khớp cắn của hàm răng. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai, phát âm… cũng trở nên

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Niềng răng được xem là một giải pháp nha khoa hoàn hảo để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện

Ngày 15/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Niềng răng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng thưa, mọc chen chúc, hô, móm… Ở bài viết sau, chúng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Đối với cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng cần tập trung vào vệ sinh răng miệng, hạn chế thói quen xấu, đeo hàm duy trì, ăn uống đầy

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam