01/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Khớp cắn chéo tương đối khó phân biệt và dễ nhầm lẫn với răng móm, khớp cắn sâu. Kiểu khớp cắn này sẽ ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mỹ và cả chức năng ăn nhai. Vậy khớp cắn chéo là gì? Ảnh hưởng ra sao? Chữa như thế nào?
Khớp cắn chéo là hiện tượng khi có 1 hoặc nhiều răng cửa hàm trên nằm phía sau răng cửa dưới khi ngậm miệng. Hoặc nếu nhóm răng hàm phía trên nằm thụt vào trong so với răng hàm dưới cũng được gọi là khớp cắn chéo.
Hiện tượng cắn chéo thường không có nhiều biểu hiện quá rõ ràng trên khuôn mặt. Tức là trừ khi họ cười thì bạn mới có thể nhận ra sự mất tự nhiên trên hàm răng.
Đặc biệt với những người có mức độ sai lệch ít hoặc thuộc kiểu cắn chéo sau thì người đối diện sẽ rất khó nhận ra.
, người ta đang dựa vào nhóm răng bị sai lệch mà chia khớp cắn chéo thành 2 kiểu chính, bao gồm:
Khớp cắn chéo phía trước là hiện tượng khi có một số răng ở hàm trên nằm phía sau răng ở hàm dưới và những răng còn lại ở hàm trên nằm trước răng ở hàm dưới (răng thò răng thụt).
Kiểu khớp cắn này tương đối dễ nhầm lẫn với hiện tượng khớp cắn sâu. Để phân biệt chính xác, bạn quan sát nếu toàn bộ nhóm răng cửa hàm trên đều nằm sau răng cửa hàm dưới thì là hiện tượng cắn sâu.
Ngược lại răng cửa có cái thò cái thụt thì sẽ là khớp cắn chéo. Dạng sai lệch răng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và kéo theo nhiều hệ lụy tồi tệ khác cho các nhóm răng.
Khớp cắn chéo sau là hiện tượng mà 1 hoặc nhiều răng trong nhóm răng (nanh, tiền hàm, hàm) phía trên nằm thụt lùi vào trong theo chiều ngang so với nhóm răng phía dưới.
Theo các báo cáo thống kê, trên thế giới có từ 7 – 23 % dân số gặp phải hiện tượng này. Để xác định mình có bị cắn chéo sau không, bạn có thể sử dụng tay để cảm nhận hoặc tới phòng khám nha khoa để chuẩn đoán chính xác.
XEM THÊM: Tổng hợp các kiểu lệch khớp cắn phổ biến nhất
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng và gây ra hiện tượng khớp cắn chéo. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất.
Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng cắn chéo thường là do di truyền hoặc bẩm sinh. Có nhiều đứa trẻ ngay khi sinh ra đã có cấu trúc hàm dưới lớn hơn hàm trên, do vậy càng lớn thì cắn chéo càng rõ.
Hoặc đơn giản trong gia đình có người bị cắn chéo, những thế hệ sau có tỷ lệ khi sinh ra sẽ mắc phải hiện tượng này.
Rất nhiều người có tật thở bằng miệng. Khi thở bằng miệng, bạn sẽ liên tục phải há miệng.
Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và sự phát triển của gương mặt, kéo theo đó làm ảnh hưởng đến cả răng.
Do đó, trẻ có thói quen thở bằng miệng và hàm trên hẹp bẩm sinh có nguy cơ cao gặp tình trạng khớp cắn chéo.
Một số tật như mút ngón tay, lười nhai, sử dụng núm vú giả,…có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm ở trẻ. Dẫn đến khi lớn lên, trẻ dễ bị tình trạng khớp cắn chéo hơn.
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho răng mọc chen chúc là vì khi thay, các răng tuy đã lung lay nhưng vẫn bám chặt vào nướu, cản trở sự mọc lên của các răng vĩnh viễn. Điều này dẫn đến các răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ và phải mọc chồng lên răng tuy.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa đó là do cung hàm bị hẹp, không đủ chỗ để chứa hết các răng. Đó chính là tiền đề khiến cho các răng sau đó mọc lên cũng bị sai chỗ, gây ra khớp cắn chéo.
Khớp cắn chéo sẽ ảnh hưởng chủ yếu tới tính thẩm mỹ khi cười hoặc giao tiếp, đặc biệt với người bị cắn chéo phía trước.
Tuy nhiên theo các bác sĩ nha khoa, cắn chéo cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt với sức khỏe răng miệng, bao gồm:
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Một số trẻ gặp phải vấn đề về khớp cắn chéo rõ rệt ngay trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, thông thường tình trạng này có thể tự điều chỉnh được sau khi trẻ thay răng vĩnh viễn.
Trường hợp trẻ đã hơn 6 – 7 tuổi mà vẫn còn bị khớp cắn chéo quá rõ rệt thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chỉnh nha cho trẻ càng sớm càng tốt.
Việc chữa trị khớp cắn chéo sẽ đạt hiệu quả tốt nhất trong giai đoạn trẻ đang lớn. Vì lúc này việc điều chỉnh xương hàm sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy, cha mẹ cần phải thường xuyên quan sát tình hình răng miệng và cho bé đi khám răng định kỳ để có biện pháp xử lý kịp thời.
☯☯☯ QUAN TÂM: Niềng răng sớm cho trẻ em có tốt không?
Để điều trị khớp cắn chéo an toàn, hiệu quả thì cần xác định rõ nguyên nhân là do xương hay do răng. Việc xác định sai sẽ khiến khách hàng tốn nhiều thời gian, tiền bạc,..
Với trường hợp khớp cắn chéo do xương hàm trên kém phát triển, bác sĩ có thể sử dụng khí cụ nong hàm để điều trị.
Dụng cụ nong hàm sẽ giúp nới rộng khoảng cách, diện tích của khu vực hàm trên. Từ đó răng sẽ không còn mọc chen chúc nhau nữa. Thông thường khi nong hàm sẽ cần niềng răng ngay sau đó để sắp xếp, điều chỉnh răng vê vị trí chuẩn.
Phương pháp này đặc biệt phù hợp với trường hợp trẻ em bị khớp cắn chéo. Lúc này xương hàm vẫn chưa phát triển hết nên hiệu quả khi nong hàm sẽ rất tốt.
Với trường hợp khớp cắn chéo do răng, bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng thực hiện niềng răng.
Bác sĩ sẽ kiểm tra & lên kế hoạch điều chỉnh vị trí răng dựa trên tình hình thực tế. Sau đó khách hàng sẽ đeo các khí cụ niềng răng trong 1,5 – 2 năm để chữa cắn chéo.
Bạn có thể lựa chọn niềng răng mắc cài, niềng không mắc cài mà vẫn mang lại kết quả như nhau. Ở trẻ em, một số trường hợp sẽ cần sử dụng tới mũ đội đầu chỉnh nha (headgear)
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Phẫu thuật hàm thường sử dụng với trường hợp khớp cắn chéo do xương hoặc mức độ cắn chéo quá nặng.
Bác sĩ sẽ thực hiện 1 cuộc tiểu phẫu để cắt hoặc điều chỉnh cấu trúc xương hàm. Từ đó đưa toàn bộ khớp cắn của khách hàng về vị trí chuẩn.
Phương pháp này tuy tốn kém, dễ gây tâm lý sợ hãi nhưng sẽ giải quyết được tình trạng sai khớp cắn trong thời gian cực kỳ nhanh chóng.
Một số trường hợp mức độ cắn chéo nhẹ và chỉ xảy ra ở 1 – 2 răng thì bác sĩ sẽ cân nhắc bọc răng sứ.
Chỉ cần mài đi 1 lượng nhỏ men răng, sau đó dùng các mão răng giả hoặc mặt dán sứ veneer để phục hình lên, khách hàng sẽ có một hàm răng mới chuẩn, đẹp và tự nhiên.
Qua bài viết này, bạn có thể thấy khớp cắn chéo tương đối khó phân biệt. Do vậy để chuẩn đoán và điều trị chính xác nhất, bạn nên tới trực tiếp gặp bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×