15/09/2024
Tác giả: Nha khoa paris
“Thưa bác sĩ, tôi đang cân nhắc việc niềng răng nhưng rất lo lắng về việc nhổ răng khôn. Hiện tại, tôi có hai răng khôn mọc lệch và thường xuyên gây đau nhức. Vậy trong trường hợp của tôi, niềng răng có phải nhổ răng khôn không? Rất mong bác sĩ giải đáp. Cảm ơn bác sĩ!”, Thu Trà (23 tuổi – Đà Nẵng).
Cảm ơn câu hỏi bạn Thu Trà đã gửi đến cho Nha khoa Paris, thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp chi tiết ở nội dung dưới đây.
Niềng răng có phải nhổ răng khôn không là nỗi lo của nhiều người chuẩn bị niềng răng, vì sợ gây ra nhiều vấn đề như đau nhức và ảnh hưởng tới khả năng ăn uống. Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng Nha khoa Paris tìm hiểu trong bài viết sau.
Khi niềng răng, nhổ răng số 8 sẽ được chỉ định trong các trường hợp cần tạo khoảng trống, để sắp xếp lại răng mọc sai vị trí, giúp hàm răng trở nên đều đặn hơn. Mục đích của việc nhổ răng trong quá trình niềng là để giảm tình trạng xô lệch răng, đảm bảo kết quả niềng đạt hiệu quả tối ưu và rút ngắn thời gian tháo niềng. Ngoài ra, việc nhổ răng còn ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng và hạn chế những biến chứng nguy hiểm (1).
Tuy nhiên, có một số trường hợp không cần nhổ răng khi niềng. Nếu hàm răng có đủ khoảng trống để sắp xếp các răng vào vị trí đúng, bác sĩ sẽ cân nhắc và lên kế hoạch điều trị không cần nhổ răng, nhưng vẫn đạt được kết quả mong muốn sau khi niềng.
Để quá trình niềng răng có kết quả như mong muốn, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát tình trạng răng miệng cho khách hàng. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị có nhổ răng hay không.
Các trường hợp cần nhổ răng khi niềng răng gồm:
– Răng mọc chen chúc: thường gặp ở những người có khung hàm nhỏ, khiến răng không đủ khoảng trống để mọc đúng vị trí, gây mất thẩm mỹ và khó vệ sinh răng miệng. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bớt răng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển dễ dàng hơn
– Răng hô, móm: răng hô, móm ảnh hưởng đến sự hài hòa khuôn mặt và hoạt động ăn uống. Nhổ răng trong những trường hợp này giúp đảm bảo quá trình niềng răng đạt kết quả tốt nhất
– Hàm có quá nhiều răng: do không rụng răng sữa hoặc răng mọc ngầm, dẫn đến hàm có quá nhiều răng. Nhổ bớt răng sẽ tạo khoảng trống để sắp xếp răng đều và đẹp hơn
– Lệch khớp cắn: khi răng ở hai hàm không khớp nhau, chức năng ăn nhai sẽ bị suy giảm. Bác sĩ sẽ nhổ một hoặc vài chiếc răng để điều chỉnh khớp cắn chuẩn sau khi niềng
Một số trường hợp không cần phải nhổ răng mà vẫn có thể niềng răng đó là (2):
– Khung hàm rộng: với những người có khung hàm rộng, răng khấp khểnh hay lệch lạc có thể dễ dàng được kéo lại đúng vị trí mà không cần tạo thêm khoảng trống bằng cách nhổ răng
– Răng thưa: với những trường hợp răng thưa, đã có sẵn các khoảng trống tự nhiên, nên không cần phải nhổ răng để tạo thêm không gian cho việc di chuyển răng
– Hàm răng còn đang phát triển: trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 12, hàm răng vẫn đang phát triển, có thể can thiệp nong rộng hàm để nắn chỉnh mà không cần nhổ răng. Thời gian niềng răng cũng ngắn hơn
Việc tiến hành nhổ răng khôn khi niềng sẽ hướng đến ba lợi ích là tạo khoảng trống cho hàm răng di chuyển, ngăn ngừa bệnh lý về răng nướu và bảo vệ kết quả chỉnh nha.
Dù răng số 8 mọc thẳng, không gây ra bất kỳ sự ảnh hưởng nào nhưng nếu cung hàm hẹp, không đủ khoảng trống cho các răng di chuyển thì bác sĩ cũng thường chỉ định nhổ bỏ.
Răng khôn nằm ở trong cùng nên cũng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Thêm vào đó, nhờ vào kích thước “quá khổ” nên khi nhổ răng số 8 sẽ tạo ra một khoảng trống lớn trên cung hàm.
Nhờ vậy, bác sĩ có thể kéo, dàn đều răng ra tận cùng của góc hàm, từ đó giúp răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn, tạo khoảng cách giữa các răng đều và đẹp hơn.
Vì là răng mọc cuối cùng trên cung hàm, nên việc vệ sinh răng số 8 sạch sẽ thường rất khó. Thức ăn rất dễ bị giắt lại, đồng thời các mảng bám cũng tích tụ nhiều hơn và trở thành điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh nhanh chóng.
Trong các trường hợp răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm sẽ có những hệ quả không mong muốn. Đầu tiên, nó gây ra sự sưng đau và ảnh hưởng đến các răng kề cạnh. Thêm vào đó, việc răng mọc lệch còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm lợi trùm, viêm nha chu, và sâu răng.
Thế nên, nhổ răng khôn khi chỉnh nha còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng nướu một cách hiệu quả.
Răng khôn phát triển rất muộn, thậm chí có những người đến năm 30 tuổi mới mọc đầy đủ. Trong khi đó chúng thường mọc sai vị trí, rất khó kiểm soát.
Nên dù lúc đang niềng hay khi đã niềng xong thì sự phát triển của răng số 8 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng, thậm chí còn gây ra tình trạng tái xô lệnh.
Vì vậy, nhổ răng khôn để bảo vệ kết quả niềng răng là điều vô cùng cần thiết.
Nhổ răng số mấy khi niềng sẽ được bác sĩ nha khoa quyết định dựa trên tình trạng cung hàm thực tế của từng trường hợp. Nhưng để hạn chế tác động đến sức khỏe răng miệng thì răng số 4, 5 và 8 sẽ là các răng thường được chỉ định nhổ bỏ nhiều (3).
Tất nhiên sẽ không phải là cùng lúc nhổ cả 3 vị trí mà chỉ 1 trong 3 thôi. Về số lượng răng cần nhổ mỗi người cũng sẽ khác nhau, có người thì nhổ 1, 2 cái, nhưng có người cần nhổ 4 cái tổng trên cả hai hàm mới đạt khoảng trống chuẩn.
Trong niềng răng, việc nhổ răng số 4 thường là cần thiết để đảm bảo kết quả tốt nhất. Xét về cấu trúc và vị trí cung hàm, răng số 4 nằm ở giữa, có kích thước không quá to cũng không quá nhỏ nên dễ tạo ra khoảng trống để các răng còn lại dịch chuyển.
Xét về mặt chức năng thì răng số 4 là chiếc răng tiền hàm, đơn thuần chỉ là phối hợp với những răng khác để ăn nhai và nghiền thức ăn. Như vậy, chúng không giữ vai trò quá quan trọng trên cung hàm, nên dễ hiểu vì sao nhổ răng số 4 lại là phương án mà bác sĩ sẽ cân nhắc tới đầu tiên.
Cũng giống như răng số 4, răng số 5 cũng là răng tiền hàm nên cấu tạo không có sự khác biệt quá nhiều. Vai trò của chúng cũng chỉ là hỗ trợ vào quá trình ăn nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ tổng thể.
Hơn thế ở vị trí của răng số 5, phía dưới không tiếp xúc với nhiều dây thần kinh và hiếm bị ảnh hưởng nếu nhổ. Nên chỉ định nhổ răng số 5 được áp dụng với nhiều trường hợp khác nhau như răng móm, hô, mọc chen lấn, xô lệch.
Nhiều người dù không niềng răng vẫn nhổ răng số 8, đặc biệt là đối với trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm. Có kích thước lớn nhưng răng số 8 lại mọc sau cùng trên cung hàm nên gần như không mang chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ quá nhiều.
Hơn thế, do răng số 8 có kích thước lớn lại mọc cuối cùng khi cung hàm đã không còn đủ chỗ và đây là nguyên nhân gây đau nhức, các răng xung quanh bị ảnh hưởng khi chúng mọc lên.
Vì thế, căn cứ vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 8 khi tiến hành niềng răng.
Niềng răng hô nhẹ có phải nhổ răng không còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Quan trọng nhất là cấu trúc hàm và mật độ răng của bạn như thế nào.
Nếu răng của bạn thưa hoặc cung hàm rộng thì khi tiến hành niềng răng hô nhẹ có thể sẽ không cần thiết phải thực hiện nhổ răng.
Ngược lại, nếu các răng quá khít, không còn chỗ trống trên cung hàm thì bắt buộc phải nhổ răng khi niềng răng hô thì mới đạt được kết quả như mong muốn.
Đối với trường hợp niềng răng móm ở độ tuổi trưởng thành, cấu trúc hàm phức tạp thì khả năng phải nhổ răng là vô cùng cao.
Với niềng răng móm, bạn có thể phải nhổ 2 – 4 răng và thường là răng số 4 hoặc số 5. Ngoài ra những trường hợp có thêm răng 8 mọc lệch, mọc ngầm thì cũng cần nhổ bỏ.
Nhìn chung, nhổ răng khi niềng răng móm sẽ được bác sĩ nha khoa đưa ra chỉ định rõ ràng và nhằm đảm bảo kết chỉnh nha được tốt nhất.
Hơn thế, nếu bạn đi niềng răng từ sớm và nhất là các bé thì khả năng phải nhổ răng khi niềng móm là rất thấp. Đây cũng là lý do vì sao các bác sĩ chỉnh nha luôn đưa ra lời khuyên nên đi niềng răng càng sớm càng tốt, tất nhiên vẫn phải đúng thời điểm để đạt được tỷ lệ thành công cao hơn.
Răng khểnh là trường hợp răng mọc lệch lạc, dẫn đến khớp cắn bị sai. Do đó, chúng ta bắt buộc phải nhổ răng khi thực hiện chỉnh nha nếu như cung hàm nhỏ, không còn đủ khoảng trống để các răng khác di chuyển.
Không phải ai cũng may mắn sở hữu chiếc răng khểnh duyên, chúng dẫn đến mất thẩm mỹ và ăn nhai khó khăn.
Để làm những chiếc răng khểnh về lại vị trí thì chỉnh nha luôn được đánh giá là giải pháp tối ưu hàng đầu. Nhưng nếu cung hàm quá hẹp thì cần nhổ đi một vài chiếc răng nhằm tạo khoảng trống cho vị trí mới của răng.
Tất nhiên, nếu các răng của bạn khá thưa và cung hàm còn đủ khoảng trống thì không nhất thiết phải nhổ bỏ bất kỳ một chiếc răng nào.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, nhổ răng khi niềng răng không ảnh hưởng tới sức khỏe và không nguy hiểm.
Trong nha khoa, đây chỉ là kỹ thuật tương đối đơn giản ngay cả với các trường hợp nhổ răng khôn cũng chỉ là tiểu phẫu. Đối với các răng số 4 hoặc 5 thì quá trình nhổ cũng tiến hành rất nhanh chóng chỉ mất 5 – 10 phút là bác sĩ đã loại bỏ chúng ra khỏi hàm.
Cùng với đó, với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến thì quá trình nhổ răng khi niềng sẽ diễn ra an toàn, nhanh chóng và hạn chế tối đa tác động xâm lấn.
Điển hình như công nghệ nhổ răng không đau bằng máy siêu âm Piezotome, đây là công nghệ nhổ răng hiệu quả bậc nhất đang được rất nhiều đơn vị uy tín áp dụng.
Với việc sử dụng bước sóng siêu âm làm đứt dây chằng xung quanh răng khiến răng lung lay mà không cần phải rạch nướu, công nghệ trên sẽ hạn chế tối đa tác động xâm lấn, bảo vệ mô nướu xung quanh.
Phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome sẽ hạn chế các biến chứng, nguy hiểm cũng như rủi ro trong quá trình thực hiện. Vì vậy, so với phương pháp truyền thống thì đây đang là dịch vụ được đông đảo mọi người ưa chuộng hơn.
Quy trình nhổ răng tuy không phức tạp nhưng cần tuân thủ các bước chuẩn để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là quy trình nhổ răng chi tiết thường được áp dụng tại các nha khoa và bệnh viện:
Bước 1: Thăm khám răng miệng
Đầu tiên, khách hàng sẽ được kiểm tra răng miệng tổng quát và chụp X quang để bác sĩ đánh giá mức độ khó của ca nhổ răng. Việc này giúp phát hiện những bất thường và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình nhổ răng.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Trước khi nhổ răng, khách hàng sẽ được vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để ngăn ngừa viêm nhiễm. Đối với những trường hợp có nhiều cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng để đảm bảo khu vực răng khôn sạch sẽ.
Bước 3: Tiêm thuốc tê
Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại vùng xung quanh răng khôn để khách hàng không cảm thấy đau đớn hay ê buốt trong suốt quá trình nhổ răng. Thuốc tê giúp quá trình nhổ diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.
Bước 4: Nhổ răng khôn
Bác sĩ sẽ rạch đường nhỏ trên nướu để lộ thân răng khôn, sau đó sử dụng các dụng cụ nha khoa để làm đứt các dây chằng nha chu, giúp răng dễ dàng tách ra khỏi nướu mà không gây xâm lấn lớn. Việc này giảm thiểu chảy máu và đau đớn.
Bước 5: Khâu vết mổ
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu để đảm bảo vết thương kín, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Khách hàng sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc vết thương sau khi nhổ răng và hẹn lịch tái khám để kiểm tra tình trạng hồi phục.
Bước 6: Chăm sóc và theo dõi
Khách hàng cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng để tránh viêm nhiễm và đảm bảo quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng. Việc tái khám sau khoảng một tuần sẽ giúp bác sĩ đánh giá lại tình trạng và xử lý kịp thời nếu có biến chứng.
Để đảm bảo an toàn khi nhổ răng khôn trong quá trình niềng răng, bạn cần lưu ý những điều sau:
Trước khi nhổ răng:
– Cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh lý (như tim mạch, tiểu đường,…) và các loại thuốc đang dùng
– Xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh có thể gây chảy máu kéo dài
– Chụp X quang để bác sĩ đánh giá tình trạng của răng khôn
– Ăn no trước khi nhổ răng
– Tránh nhổ răng trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con bú
Sau khi nhổ răng:
– Cắn chặt bông gòn trong 30 phút, nếu vẫn chảy máu thì thay bông mới và cắn chặt thêm 15 phút
– Nuốt nước bọt thay vì nhổ ra ngoài để tránh chảy máu nhiều
– Trong 3 – 4 ngày sau khi nhổ răng, tránh đánh răng hoặc súc miệng bằng nước muối
– Chườm đá trong ngày đầu tiên để giảm sưng, sau đó chườm nóng để lưu thông máu
– Nếu đau nhức không chịu được, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến việc nhổ răng khôn trong quá trình niềng răng.
Quá trình nhổ răng khôn để niềng răng sẽ không gây đau nhức vì bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê ở vị trí điều trị. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, có thể sẽ xuất hiện cơn đau nhẹ và sưng tại vùng nhổ răng trong vài ngày đầu. Việc này có thể được kiểm soát tốt bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và các biện pháp chăm sóc hậu phẫu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể nhổ răng khôn trong quá trình niềng răng nếu cần thiết. Nhổ răng khôn trong giai đoạn niềng răng sẽ giúp tạo thêm khoảng trống để các răng di chuyển vào vị trí đúng, đồng thời ngăn ngừa biến chứng tiềm ẩn mà răng khôn có thể gây ra. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị cụ thể nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu cho quá trình niềng răng (4).
Thông thường, sau khi nhổ răng khôn, cần khoảng từ 1 đến 2 tuần để mô mềm và xương quanh răng ổn định trước khi tiến hành gắn mắc cài niềng răng. Khoảng thời gian này giúp đảm bảo vết thương lành hẳn, giảm nguy cơ viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình niềng răng. Tuy nhiên, thời gian cụ thể có thể thay đổi dựa trên tình trạng sức khỏe và sự hồi phục của từng bệnh nhân, do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch phù hợp.
Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt trong vài ngày đầu để tránh làm tổn thương vùng vết thương. Sau khoảng một tuần, bạn có thể dần dần quay lại chế độ ăn uống bình thường, nhưng nên tránh các thức ăn cứng, dai hoặc quá nóng để vết thương lành hoàn toàn.
Nha khoa Paris đã giải đáp chi tiết về vấn đề niềng răng có phải nhổ răng khôn không cho bạn Thu Trà. Không phải tất cả trường hợp khi thực hiện niềng răng đều sẽ phải nhổ răng khôn. Nhưng trong một số trường hợp thì đấy lại là điều kiện bắt buộc, không chỉ đảm bảo cho kết quả niềng răng mà còn giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của chính bạn.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×