Sưng mộng răng thực sự là nỗi “ám ảnh kinh hoàng” trong tất cả những vấn đề về răng miệng. Lúc này, bạn sẽ cảm giác vô cùng khó chịu và đau đớn, ăn không ngon ngủ không yên thậm chí chỉ cần há miệng đã đau muốn chảy nước mắt . Vậy sưng mộng răng là gì mà khủng khiếp đến thế?
Sưng mộng răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến có thể bắt gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Đây là một bệnh do vi khuẩn có hại trong khoang miệng gây ra, khiến cho phần lợi ở sát chân răng bị sưng, bạn có thể tưởng tượng một cách đơn giản là phần nướu bị phình to giống béo phì vậy.
“Mộng” ở đây chính là ổ viêm, ổ mủ. Khi phần lợi bị sưng to và đau nhức, tức là dưới chân răng đang có một ổ viêm được hình thành. Ổ viêm này có kích thước to nhỏ khác nhau và có thể nằm ở một số vị trí như dưới chân răng khôn, răng hàm, răng cửa, răng nanh….
Sưng mộng răng là gì
Sưng mộng răng có biểu hiện rất rõ ràng đó là cảm giác sưng và đau tại vùng lợi ngay sát chân răng. Nếu không để ý kỹ nhiều người vẫn bị nhầm tưởng với hiện tượng đau răng hay viêm lợi thông thường. Chính vì vậy, đến khi phát hiện chính xác vấn đề thì tình trạng đã khá nặng.
Do đó, bạn cần để ý những giai đoạn sưng mộng răng dưới đây để phát hiện bệnh kịp thời và chính xác:
Giai đoạn 1:
Vùng lợi phía dưới chân răng sưng đỏ và có cảm giác hơi ngứa cộm. Lúc này, bạn sẽ có một chút cảm giác đau nhức nhưng vẫn có thể ăn nhai và nói chuyện bình thường.
Triệu trứng dai đoạn đầu của sưng mộng răng
Giai đoạn 2:
Phần nướu bắt đầu sưng to hơn, đây là lúc ổ mủ bắt đầu phát triển. Bạn có thể nhìn thấy phần lợi sưng đỏ hơn trước, ấn vào có cảm giác đau nhói và buốt ngứa. Mùi hôi khoang miệng nồng nặc cho dù bạn vừa đánh răng.
Giai đoạn 3:
Lúc này bạn soi gương sẽ thấy 1 bên má sưng to như ngậm hạt táo. Ổ mủ vẫn làm miệng bạn có mùi hôi, tuy nhiên chúng có thể bị vỡ ra hoặc chưa. Chân lợi sưng to thậm chí là trùm hết 1 nửa chiếc răng của bạn. Lúc này bạn sẽ có cảm giác rất đau đớn, ổ mủ có thể có xu hướng biến đổi thành apxe, nếu không chữa trị có thể gây viêm xương, viêm mô tế bào rất nguy hiểm.
gia đoạn 3 của sưng mộng răng
Nguyên nhân chính gây mộng răng xét cho cùng là do vi khuẩn gây nên. Chúng trú ngụ sẵn trong khoang miệng và khi có điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành các ổ viêm.
Sau khi ăn, những mảnh thức ăn thừa li ti sẽ bám thành một lớp mỏng trên bề mặt răng của chúng ta. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ ngày qua ngày chúng sẽ là nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Sưng nướu răng do mảng bám thức ăn
Trong giai đoạn dậy thì, hormone thay đổi khiến cho hàm răng trở nên nhạy cảm hơn trước đó rất nhiều. Chỉ cần một tác động nhỏ tại chân răng cũng dễ dàng hình thành ổ viêm và gây hiện tượng sưng mộng răng.
Những người sử dụng thuốc thường xuyên như thuốc đau dạ dày, thuốc mất ngủ… sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ làm sưng nướu răng.
Sâu răng là một dạng tấn công của vi khuẩn trực tiếp lên phần men răng của chúng ta. Khi tình trạng sâu răng phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến phần lợi chân răng. Sâu răng sẽ làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây ra tình trạng viêm chân răng, viêm nướu và sưng mộng răng.
Sưng nướu răng do sâu răng
Như đã biết, quá trình mọc răng khôn thường làm rách lợi và đây cũng là vị trí khó đưa bàn chải đánh răng để vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chính vì vậy, vị trí mọc răng khôn chính là nơi dễ bị viêm nhiễm và sưng mộng răng nhiều nhất.
Sưng mộng răng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, có mủ hoặc không gây mủ nhưng đều gây cảm giác đau đớn khó chịu, thậm chí là gây nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách.
Răng khôn có thể mất đến vài năm để mọc lên được 1/10 mm. Mỗi lần mọc đều làm sưng và nứt lợi. Các chuyên gia nha khoa cho biết , vị trí mọc u mủ ở răng khôn thường dễ gặp nhất và cũng là nơi mọc mộng nguy hiểm nhất.
sưng mộng răng số 8
Sưng mộng răng hàm xảy ra với vị trí răng hàm số 5, 6, 7 với những triệu chứng ban đầu có thể kể đến như chảy máu chân răng, nướu răng bị sưng nhẹ….
Tuy nhiên, khi có những biểu hiện này bạn không nên chủ quan. Bởi vì chức năng của nướu là để bảo vệ chân răng, khi nướu bị sưng sẽ khiến vùng chân răng bị hở và lỏng lẻo. Lâu dần, răng sẽ bị ăn mòn, trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
Nếu để lâu vi khuẩn sẽ xâm nhập và tạo thành ổ viêm gây ra những tác hại cho sức khỏe khó lường trước được.
Sưng mộng răng có mủ có thể xảy ra ở bất cứ vị trí chân răng nào. Đây chính là kiểu nghiêm trọng nhất của sưng mộng răng. Sau khi nướu bị tổn thương và viêm nhiễm sẽ có một số cấp độ nặng như viêm lợi có mủ, sưng nướu răng có mủ. Những trường hợp này đều cần đến sự can thiệp của chuyên khoa răng miệng mới có thể xử lý triệt để.
Sưng mộng răng có mủ
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Tưởng chừng là một bệnh lý răng miệng không nguy hiểm, nhưng sưng mộng răng nếu không được quan tâm và xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe:
Thứ nhất: Sưng mộng răng chắc chắn sẽ làm bạn đau đớn và ảnh hưởng đến thói quen ăn uống hàng ngày. Bạn không thể ăn nhai bình thường, đa số những người sưng mộng răng chỉ có thể ăn cháo hoặc uống sữa.
Thứ 2: Khi mộng răng sưng, cảm giác đau đớn và khuôn hàm bị cứng lại khiến việc nói chuyện trở nên khó khăn, điều này ảnh hưởng lớn đến công việc, mối quan hệ xã hội…
Sưng mộng răng có thể gây ra những nguy hiểm gì
Thứ 3: Sưng mộng răng trong nhiều trường hợp có thể bị tụt chân nướu và làm chân răng lung lay. Lúc này, nhiều người có thể bị hỏng răng hoặc mất răng mãi mãi.
Thứ 4: Sưng mộng răng đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ có thể bỏ ăn, bỏ uống và quấy khóc làm ảnh hưởng đến sự phát triển. Phụ nữ mang thai bị sưng mộng răng dễ bị sinh non hoặc khi sinh con sẽ có khả năng cao bị dị tật.
Thực tế cho thấy sưng mộng răng gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Không những mang đến cảm giác đau đớn khó chịu, mà còn có thể biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm nếu không can thiệp kịp thời.
Muốn điều trị sưng bọng răng hiệu quả cần xác định đúng nguyên nhân gây viêm chân răng và bọng răng. Theo thống kê của những phòng khám chuyên khoa răng miệng, có đến 90% khách hàng sưng bọng răng do không lấy cao răng. Tình trạng này bao gồm cả 3 trường hợp sưng bọng răng khôn, sưng bọng răng hàm và sưng bọng răng có mủ.
Dù bệnh ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 hay 3 thì lấy cao răng là bước bắt buộc cần tiến hành trước khi điều trị.
Nếu thấy răng bị sưng đau quá 3 ngày với tình trạng đau sưng nặng dần, bạn nên đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Cách điều trị sưng mộng răng
Sau khi thăm khám và xác định được nguyên nhân gây mộng răng, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch cao răng tận sâu dưới nướu và xung quanh thân răng.
Đối với những trường hợp sưng mộng răng có ổ mủ lớn, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật nha chu để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm.
Sau khi cả hai vấn đề trên được xử lý thì tình trạng viêm nhiễm sẽ dần thuyên giảm. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc tiêu viêm và giảm đau để thúc đẩy quá trình hồi phục được nhanh nhất.
Bạn có thể yên tâm trở về nhà và tái khám theo lịch hẹn. Sau 1 ngày trở về nhà cảm giác đau sưng tại vùng mộng răng sẽ không còn nữa. Vùng nướu giảm sưng và nhanh chóng được phục hồi.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Với một số trường hợp sưng mộng răng nhẹ chưa có mủ bạn hoàn toàn có thể sử dụng một số mẹo trị bọng răng tại nhà dưới đây. Cách chữa rất đơn giản từ những nguyên liệu luôn có sẵn trong gian bếp nhà bạn.
Nước muối loãng có tính kháng khuẩn và sát trùng tốt nên có thể sử dụng hàng ngày để điều trị bệnh sưng mộng răng. Đây cũng là một dung dịch lành tính nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng thường xuyên mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Cách chữa sưng mộng răng bằng nước muối
Để nước muối phát huy công dụng tốt nhất, bạn nên sử dụng nước ấm để pha sau đó ngậm ít nhất 10 phút. Bạn cũng nên đánh răng sạch sẽ trước khi ngậm để loại bỏ tối đa vi khuẩn đang trú ngụ trong khoang miệng của mình.
Trước nay chúng ta chỉ quen sử dụng lá lốt trong chế biến ẩm thực mà không hề biết đến công dụng chữa sâu răng của loại dược liệu dân gian này. Sở dĩ lá lốt có thể sử dụng trong các bài thuốc trị đau răng bởi vì trong lá, thân, rễ của nó chứa một hàm lượng lớn chất tiêu viêm và giảm đau có tên khoa học là benzylacetat.
Benzylacetat là một hợp chất có tính kháng khuẩn mạnh, giúp làm tiêu viêm, giảm sưng, giảm đau vô cùng lành tính. Chính vì vậy, ông bà ta ngày xưa sử dụng lá lốt trị đau răng cho mọi đối tượng như trẻ con, người lớn, bà bầu… mà không lo tác dụng phụ. Sử dụng lá lốt chữa đau răng có thể theo 3 cách dưới đây:
Chữa sưng mộng răng bằng lá lốt
Cách 1: Giã nhuyễn lá lốt cùng muối trắng theo tỷ lệ 20 lá lốt + 3g muối. Sau đó chắt lấy nước bôi trực tiếp vào vị trí răng đau. Bạn có thể sử dụng bông gòn thấm đẫm nước lá rồi cắn chặt vào phần răng đau sẽ rất tốt
Cách 2: Giã hoặc xay lá lốt với tỷ lệ như trên sau đó chắt nước pha cùng nước ấm. Sử dụng lượng nước này để ngậm hoặc súc miệng nhiều lần trong ngày.
Cách 3: Cách này dành cho những bạn không ngửi được mùi nồng của lá lốt, có thể sử dụng rễ để thay thế. Giã lấy nước theo tỷ lệ như trên với cách làm tương tự.
Tương tự như lá lốt, gừng và tỏi cũng là 2 nguyên liệu dễ tìm và có khả năng kháng viêm rất cao.
Nếu chân răng có những dấu hiệu sưng viêm, bạn chỉ cần đập dập 1 – 2 nhánh gừng hoặc tỏi rồi đắp vào vị trí đau răng sẽ thấy ngay sự hiệu quả. Với tính ấm, gừng và tỏi sẽ có tác dụng giảm sưng lập tức và sẽ cho bạn một cảm giác dễ chịu ngay sau đó.
Chữa sưng mộng răng bằng gừng và tỏi
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều 2 nguyên liệu này vì tính nóng có thể gây ra những tác dụng ngược.
* Lưu ý: Gừng và tỏi đều cùng chung tính nóng, vì thế bạn có thể sử dụng riêng gừng, tỏi hoặc trộn cả 2, tuy nhiên vẫn chỉ nên duy trì 1 lần/ ngày là tốt nhất.
Sưng mộng răng chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc ăn uống, ngoài sử dụng những loại thức ăn mềm và dễ nuốt thì bạn nên bổ sung thêm nước ép hoa quả để tăng cường vitamin cho cơ thể.
Một số loại thực phẩm được gợi ý cho người bị sưng mộng răng giúp chống ngán như:
– Cháo và súp các loại
– Ngũ cốc
– Sữa hạt, sữa tươi
– Sinh tố, nước ép hoa quả
– Các loại mì, bún, phở… hay có thể đổi bữa bằng miến lạnh cho lạ miệng
Sưng mộng răng nên ăn gì
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên rằng bạn nên đặc biệt chú ý những loại thực phẩm cần tránh có thể gây sưng lợi và làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.
– Hạn chế ăn đồ cay nóng có nhiều ớt, tiêu để tránh gây kích ứng và làm lợi dễ bị tổn thương.
– Một số thực phẩm dễ gây mưng mủ và phù nề như xôi, đồ nếp, thịt gà cũng cần tuyệt đối kiêng khem đến khi tình trạng nướu được ổn định.
– Những thực phẩm kích thích như rượu bia, cafe, nước có ga cần được hạn chế hơn cả.
– Đặc biệt ăn ít đồ ngọt và thực phẩm có đường. Nếu không tránh được nên hạn chế nhai trực tiếp vào vùng mộng răng và phải súc miệng và đánh răng thật kỹ sau ăn.
Để điều trị sưng mộng răng hiệu quả cần phối hợp nhiều cách điều trị cùng một lúc. Bên cạnh đó vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách cũng sẽ giúp tình trạng răng miệng nhanh được ổn định.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng
Sưng mộng răng là hiện tượng nướu bị viêm nhiễm, dẫn đến sưng nướu và gây đau nhức. Cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại tác nhân
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sưng lợi sau khi nhổ răng khôn là do quá trình thực hiện đã tác động vào vùng nước và xương ô răng
Sưng lợi răng hàm thường rất hay gặp gần khu vực răng khôn số 8 hàm dưới. Cao răng được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng
Cách chữa sưng mộng răng như thế nào là tốt và an toàn nhất ? Khi mà bệnh sưng mộng răng sẽ làm bạn khó chịu và nếu không được điều trị
Đau răng khôn không loại trừ bất cứ 1 ai, từ đau âm ỉ cho đến đau dữ dội tùy vào từng trường hợp. Biểu hiện thường gặp nhất khi đau
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×