23/07/2024
Tác giả: Nha khoa paris
“Thưa bác sĩ, tôi nghe nói đến răng số 4 và răng 48 nhưng chưa hiểu rõ chúng nằm ở vị trí nào trong hàm. Việc nhổ các răng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng không? Rất mong bác sĩ giải đáp. Cảm ơn bác sĩ!”, chị Thanh Hoa (34 tuổi – Hà Nội).
Răng số 4 và 48 là răng nào được nhiều người thắc mắc. Răng số 4 nằm ở vị trí thứ tư tính từ giữa hàm ra, có vai trò cắn và xé thức ăn. Răng 48 hay còn gọi là răng khôn hàm dưới bên phải, thường mọc muộn và có thể gây nhiều vấn đề nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy việc nhổ những răng này có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không? Hãy cùng Nha khoa Paris tìm hiểu trong bài viết sau.
Răng số 4, còn gọi là răng tiền hàm hoặc răng hàm nhỏ, gồm 4 chiếc nằm ở hai hàm với 2 răng trên và 2 răng dưới đối xứng nhau. Răng 4 có hình dạng giống ngọn giáo với mũi răng dày, nhọn và dài hơn các răng khác, giúp nhai và nghiền thức ăn hiệu quả, đồng thời hỗ trợ phát âm và duy trì thẩm mỹ.
Răng số 48 hay còn gọi là răng khôn ở hàm dưới bên phải, nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm. Người bình thường sẽ có 4 răng khôn, nhưng số lượng này có thể thay đổi. Răng khôn thường mọc ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, do mọc muộn và gặp nhiều trở ngại, răng khôn thường gây đau đớn và ít có tác dụng trong việc ăn nhai hay thẩm mỹ (1).
Răng số 48 mọc ở vị trí cuối cùng của hàm nên thường gây ra nhiều vấn đề. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết khi răng số 4 và 48 mọc (2):
– Đau nhức hàm: răng khôn mọc cuối cùng khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện, không còn đủ chỗ để chúng trồi lên tự nhiên. Do đó, chúng thường gây ra cơn đau nhức khó chịu
– Sưng đỏ nướu: khi răng khôn mọc, không chỉ phần nướu ở trên bị sưng đỏ mà cả vùng xung quanh răng cũng có thể bị tác động. Đặc biệt là khi răng khôn đang phát triển và đâm xuyên qua nướu, sưng đỏ và cảm giác đau nhức sẽ càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ dần dần giảm khi răng mọc đầy đủ và ổn định
– Viêm lợi trùm: khi bờ nướu quá dày, răng khôn sẽ gặp khó khăn trong việc trồi lên và có thể dẫn đến viêm lợi trùm, gây ra sự viêm nha chu và áp xe răng nếu để không điều trị kịp thời
– Sốt nhẹ: cơ thể có thể phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ khi răng khôn sắp mọc, đặc biệt là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Cảm giác đau nhức từ răng khôn cũng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, tạo ra cảm giác như đau đớn và sốt nhẹ
– Hàm cử động không linh hoạt: khi răng khôn sắp mọc, hàm có thể trở nên co cứng và không linh hoạt như bình thường. Đây là lúc mà các hoạt động nhai và cử động hàm có thể gặp khó khăn, đôi khi đến mức không thể ăn uống bình thường cho đến khi tình trạng răng khôn được ổn định
Răng số 4 có thay 1 lần trong giai đoạn phát triển của trẻ.
Bộ răng sữa có khoảng 20 chiếc răng, bao gồm: 4 răng cửa ở giữa, 4 răng cửa bên, 4 chiếc răng nanh và 8 chiếc răng hàm (răng cối). Răng số 4 cũng nằm trong số 20 chiếc răng này.
Bộ răng sữa sẽ thay trong độ tuổi từ 6 – 13 tuổi, răng số 4 cũng không ngoại lệ. Thông thường, trong độ tuổi từ 10 – 12 tuổi, răng tiền hàm số 4 sẽ lung lay, rụng đi và được thay thế bằng một chiếc răng mới. Sau giai đoạn này, răng hàm số 4 sẽ không được thay thế thêm một lần nào nữa.
Vì thế, phụ huynh cần lưu ý trẻ giữ gìn và bảo vệ răng hàm số 4, tránh việc chúng bị tổn thương, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến việc phải nhổ răng, thay răng mới.
Nhổ răng số 4 và nhổ răng 48 không gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng, các dây thần kinh liền kề và sức khỏe toàn thân nếu được thực hiện đúng kỹ thuật (3).
Hiện nay, nhờ vào sự phát triển công nghệ, kỹ thuật nhổ răng đã trở thành một tiểu phẫu đơn giản, không quá phức tạp và gây đau đớn nhiều. Thông thường, nhổ răng chỉ gây đau nhức trong ngày đầu tiên sau và bạn sẽ được hỗ trợ bằng thuốc kháng sinh nên không cần quá lo lắng.
Bên cạnh đó, trước khi nhổ răng bác sĩ đã cân nhắc rất kỹ càng nên không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng.
Chỉ những người bệnh ham rẻ hoặc không may thực hiện tại cơ sở nha khoa kém chất lượng, thiếu trang thiết bị, bác sĩ thiếu kinh nghiệm và tay nghề kém thì có thể dẫn đến các vấn đề như:
– Cảm giác đau nhức: sau khi nhổ răng, bạn có thể gặp phải cảm giác đau trong vài ngày do vết thương gây ra. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để giúp giảm bớt cơn đau
– Chảy máu: chảy máu sau nhổ răng là điều bình thường và sẽ ngừng sau một thời gian ngắn. Nếu chảy máu kéo dài hoặc quá nhiều, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra và xử lý
– Nguy cơ nhiễm trùng: nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận sau khi nhổ răng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương, gây nhiễm trùng. Biểu hiện của nhiễm trùng bao gồm sưng tấy, đau nhức và sốt cao, có thể lan rộng ra các vùng khác
– Tổn thương dây thần kinh: do vị trí gần dây thần kinh, trong một số trường hợp hiếm gặp, việc nhổ răng số 48 có thể làm tổn thương dây thần kinh, dẫn đến cảm giác tê bì, châm chích hoặc mất cảm giác ở môi, lưỡi hoặc cằm. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ là tạm thời và sẽ hồi phục sau một thời gian
Việc mất răng số 4 gây ra rất nhiều những ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe răng miệng của khách hàng, đặc biệt nếu để mất răng lâu năm. Cụ thể như sau:
Răng hàm đóng vai trò quan cắn và nghiền thức ăn, vì vậy mất răng sẽ làm suy giảm khả năng ăn nhai.
Khi thức ăn không được nghiền kỹ, hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, dạ dày cần co bóp mạnh và tiết nhiều dịch hơn để tiêu hóa. Điều này kéo dài có thể dẫn đến khó tiêu, đau dạ dày và suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Đặc biệt, đối với người cao tuổi, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh lý hấp thụ kém, mất răng sẽ làm tăng gánh nặng (4).
Do không còn tác động của lực nhai, xương hàm tại vị trí răng số 4 bị mất sẽ dần tiêu biến. Qua đó dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn cho sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ gương mặt như tụt nướu, lệch khớp cắn, biến dạng khuôn mặt và khó khăn trong việc phục hình răng mới.
Để tránh những hệ lụy này, bác sĩ khuyến nghị việc trồng răng số 4 nên được thực hiện càng sớm càng tốt.
Khi mất răng hàm số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng số 3 và số 5 liền kề. Đồng thời gây xô lệch các răng bên cạnh vì chúng có xu hướng nghiêng vào khoảng trống do răng bị mất.
Bên cạnh đó, vị trí mất răng trở nên khó vệ sinh hơn, dễ tích tụ mảng bám và cặn thức ăn thừa. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như viêm nha chu, tụt nướu và sâu răng.
Răng số 4 nằm ở vị trí giữa khung hàm nên khi cười rất dễ thấy. Mất răng số 4 sẽ làm giảm thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến nhiều người thiếu tự tin trong giao tiếp, ngại cười với người khác. Về lâu dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, cảm thấy tự ti và hạn chế trong các hoạt động xã hội.
Dưới đây là bảng so sánh giữa răng số 4 và răng số 48 về vị trí, tính chất, chức năng và các vấn đề thường gặp khi mọc răng.
Tiêu chí | Răng số 4 | Răng số 48 |
Vị trí | Ở vị trí thứ tư tính từ răng cửa giữa trên cung hàm | Răng khôn trong cùng hàm dưới bên phải |
Chức năng | Giữ vai trò ăn nhai, nghiền thức ăn và thẩm mỹ cho hàm răng | Thường không có chức năng nhai và thẩm mỹ |
Thời điểm mọc | 10 – 12 tuổi | giai đoạn trưởng thành từ 17 – 25 tuổi |
Biến chứng khi mọc | Ít gặp biến chứng | Thường gặp biến chứng như mọc lệch, mọc ngầm, gây đau nhức, viêm lợi, sưng đau |
Điều trị phổ biến | Trồng lại răng bằng cầu răng hoặc Implant | Chỉ định nhổ bỏ nếu gây biến chứng |
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về răng số 4 và răng số 48 cùng giải đáp chi tiết.
Sau 2 – 3 ngày nhổ răng, vết thương tại vị trí nhổ răng bắt đầu hết đau và sưng tấy. Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh lành. Sau 3 – 4 tuần, vết thương sẽ lành hoàn toàn và huyệt ổ răng sẽ được lấp đầy trong khoảng 3 – 6 tháng sau đó.
Trong quá trình nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vị trí điều trị nên bạn sẽ không có cảm giác đau nhức hay khó chịu. Cảm giác khó chịu thường chỉ xuất hiện sau khi thuốc tê hết tác dụng.
Tuy nhiên, nhờ vào các kỹ thuật nha khoa hiện đại và thuốc giảm đau được kê đơn sau khi nhổ, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy một chút đau nhức nhẹ, không gây quá nhiều khó chịu.
Nhổ răng số 4 có thể gây hóp má nếu không được khắc phục kịp thời. Tình trạng hóp má xuất hiện do tiêu xương ở vùng răng bị mất. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhổ răng số 4 để niềng răng thì hoàn toàn khác. Sau một thời gian niềng, các răng khác sẽ dịch chuyển đến vị trí răng số 4, lấp đầy chỗ trống. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề tiêu xương hay hóp má khi nhổ răng số 4 để niềng.
Răng số 4 ở hàm dưới thường chỉ có một chân, trong khi ở hàm trên, răng số 4 có thể có từ 1 đến 2 chân. Nhờ vào việc có ít chân răng, quá trình nhổ răng hàm số 4 diễn ra nhanh chóng và không đòi hỏi các thao tác phức tạp. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và sự khó chịu trong quá trình thực hiện tiểu phẫu nhổ răng.
Răng số 4, hay còn gọi là răng tiền hàm, chỉ thay một lần duy nhất trong đời.
Trong giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi, răng số 4 sẽ thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Để bảo đảm sức khỏe răng miệng tốt cho răng số 4 và các răng khác, cần phải thường xuyên thăm khám nha khoa định kỳ, giúp theo dõi và kịp thời xử lý vấn đề về răng miệng.
Trên đây là giải đáp về răng số 4 và 48 là răng nào, hy vọng chị Thanh Hoa đã có thêm thông tin hữu ích. Nếu bạn muốn phục hình răng hoàn hảo, lấy lại khả năng ăn nhai trọn vẹn, ngăn ngừa mọi biến chứng thì Nha khoa Paris sẽ là sự gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×