Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sự thật về vi khuẩn sâu răng dưới kính hiển vi có thể bạn chưa biết

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng rất phổ biến với tỉ lệ người mắc cao, lên đến hơn 80%. Hiện có rất nhiều người thắc mắc hình ảnh sâu răng dưới kính hiển vi trông như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên và tư vấn biện pháp chữa trị bệnh sâu răng hiệu quả.

1. Vi khuẩn sâu răng dưới kính hiển vi trông như thế nào

Hình ảnh sâu răng qua kính hiển vi sẽ có sự khác biệt khi soi nước bọt, bề mặt răng miệng và cấu trúc răng.

1.1. Sâu răng qua soi nước bọt

Không chỉ ở bề mặt thân răng, vi khuẩn gây sâu răng còn tồn tại rất nhiều trong nước bọt. Thông qua kính hiển vi, chúng có hình dáng độc đáo. Kích thước của vi khuẩn gây sâu răng khá dài với khả năng sinh sản vô tính.

Theo thời gian, vi khuẩn gây sâu răng sẽ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi bạn vệ sinh răng miệng không cẩn thận. Nếu như không được loại bỏ sớm, chúng sẽ khiến cho bệnh lý sâu răng ngày một nghiêm trọng.

Sâu răng khi soi dưới kính hiển vi

Sâu răng khi soi qua nước bọt

1.2. Sâu răng khi soi qua bề mặt răng miệng

Các vi khuẩn gây bệnh sâu răng bám rất chắc vào bề mặt răng miệng. Dưới kính hiển vi, chúng không cố định mà tồn tại ở nhiều hình thù và màu sắc khác nhau. Những vi khuẩn gây bệnh sẽ ăn sâu vào cấu trúc răng, khiến cho răng chuyển sang màu ố vàng, thậm chí tạo ra những vệt đen trên thân răng.

1.3. Sâu răng qua soi cấu trúc răng

Thông qua kính hiển vi, bạn có thể dễ dàng nhận thấy một lớp màng bám chắc và bao phủ toàn bộ răng. Đây không phải là lớp màng bảo vệ răng như nhiều người vẫn nghĩ mà chính là lớp vi khuẩn gây sâu răng. Chúng tập trung dày đặc vào tạo thành các mảng bám bao quanh răng.

Nếu đã phát triển thành mảng, vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong cấu trúc răng và dần ăn mòn răng. Sau khi đã tấn công tới lớp men răng, ngà răng, vi khuẩn sẽ tiếp tục đi vào tủy răng, gây viêm nhiễm và hỏng răng vĩnh viễn. Đây là trường hợp sâu răng đã tiến triển nặng nên quá trình điều trị cần rất nhiều thời gian.

Mảng bám chứa đầy vi khuẩn gây sâu răng

Mảng bám chứa đầy vi khuẩn gây sâu răng

2. Làm thế nào để chữa dứt điểm bệnh lý sâu răng

Để chữa trị triệt để bệnh lý sâu răng, bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín và áp dụng một trong các biện pháp sau: tái khoáng răng, hàn trám, bọc sứ hoặc nhổ bỏ răng vĩnh viễn.

– Tái khoáng răng: Nếu như bệnh sâu răng chỉ ở giai đoạn mới chớm, men răng chưa bị tổn thương nhiều thì bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định áp dụng phương pháp tái khoáng răng bằng Fluoride. Sau khi loại bỏ ổ viêm, bác sĩ sẽ bổ sung Fluoride vào răng bị sâu. Dần dần, các vị trí men răng bị tổn thương sẽ được phục hồi.

– Hàn trám: Trong trường hợp lỗ sâu nhỏ, sau khi làm sạch ổ viêm, bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám để lấp đầy các mô răng đang bị khuyết thiếu bằng các vật liệu nhân tạo như GIC, amalgam, composite… Chỉ sau khoảng 20 – 30 phút, các lỗ sâu đã được lấp đầy hoàn toàn. Vật liệu trám răng đều có khả năng tương thích cao với cơ thể nên đảm bảo an toàn.

– Bọc răng sứ: Nếu lỗ sâu không quá lớn, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ mài đi một phần men răng và bọc mão sứ ở bên ngoài để phục hình răng. So với hàn trám, bọc răng sứ được đánh giá cao hơn về tình thẩm mỹ do răng sứ có hình dáng, màu sắc tương tự răng thật. Ngoài ra, khả năng chịu lực của răng sứ cũng rất tốt nên bạn có thể ăn nhai thoải mái.

– Nhổ răng: Phương pháp nhổ răng được áp dụng trong trường hợp răng bị sâu nặng, cấu trúc răng đã bị phá hủy nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng, bạn cần phải tiến hành trồng răng giả thay thế để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng.

Phương pháp hàn trám cho răng bị sâu

Phương pháp hàn trám cho răng bị sâu

3. Biện pháp ngăn ngừa sâu răng

Để ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng phát triển, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây khi chăm sóc răng miệng:

– Hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo ngọt, bắp rang bơ… bởi sẽ khiến cho vi khuẩn gây sâu răng nhanh chóng phát triển.

– Ưu tiên những loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất như rau xanh, thịt cá… để răng, nướu thêm chắc khỏe.

– Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng để làm sạch răng miệng 2 – 3 lần/ngày.

– Nên sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride để men răng luôn chắc khỏe, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

– Kết hợp chải răng với sử dụng chỉ nha khoa/máy tăm nướcnước súc miệng chuyên dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

– Tới nha khoa để làm sạch cao răng định kỳ 2 lần/năm.

Với những thông tin mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ ở trong phần trên, mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về sâu răng dưới kính hiển vi. Nhìn chung, vi khuẩn gây sâu răng có thể tồn tại ở mọi vị trí trong khoang miệng. Do đó, bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận để ngăn chặn chúng phát triển nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi sâu răng
Răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ? Phòng tránh răng sâu bị vỡ

Răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ? Phòng tránh răng sâu bị vỡ

Thói quen ăn uống có nhiều đồ ngọt hoặc chăm sóc răng không sạch dễ dẫn đến sâu răng. Những chiếc răng đã sâu không được xử lý sớm sẽ

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng gây nên những cơn đau nhức kéo dài khiến răng bị sưng tấy và viêm nhiễm khó chịu. Theo dân gian, sâu răng có thể được điều trị

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Top 12 thuốc trị sâu răng cho bé an toàn & hiệu quả nhất

Top 12 thuốc trị sâu răng cho bé an toàn & hiệu quả nhất

Sâu răng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ do sự phá hủy vào cấu trúc răng của vi khuẩn do vệ sinh răng miệng không tốt. Bệnh lý nếu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang