Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tổng quan về nâng xoang: Quy trình và lưu ý khi thực hiện

Nâng xoang là kỹ thuật hỗ trợ người bị mất răng lâu năm, người mắc bệnh lý về răng miệng có thể trồng răng Implant. Qua đó đảm bảo xương hàm đáp ứng điều kiện để nâng đỡ trụ Implant lâu dài. Để hiểu rõ hơn về quy trình và phương pháp nâng xoang trong cấy ghép Implant, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về nâng xoang

Nâng xoang là quá trình ghép xương để chuẩn bị cho việc đặt trụ Implant. Nâng đáy xoang thực hiện trong trường hợp cấy ghép cho vùng răng hàm trên, đặc biệt là răng số 6 và 7. Việc nâng đáy xoang hàm lên giúp làm tăng chiều cao xương lên phía trên.

Ở điều kiện bình thường, răng hàm trên đầy đủ thì xương hàm sẽ ổn định, đảm bảo xoang ở đúng vị trí giữa đầu và mũi. Nhưng khi răng hàm trên bị mất, xương bị tiêu, khiến xoang hàm mở rộng ra, hướng về phía các răng và phá hủy xương hàm từ trong ra ngoài.

Nếu muốn phục hình răng bằng phương pháp trồng răng Implant, bác sĩ bắt buộc phải thực hiện nâng đáy xoang hàm. Đây là biện pháp đặt xương nhân tạo hoặc xương tự thân vào giữa màng xoang với bề mặt xương vùng đáy xoang hàm. Qua đó làm tăng khối lượng xương và đảm bảo đủ độ vững chắc cần thiết cho chân giả răng, trụ Implant tích hợp tốt với xương hàm và không bị đào thải khi sử dụng.

Kỹ thuật nâng đáy xoang

Kỹ thuật nâng đáy xoang

2. Các phương pháp nâng xoang hiện đại

Hiện nay có 2 phương pháp nâng đáy xoang trong cấy ghép Implant phổ biến là nâng đáy xoang kín và nâng đáy xoang hở. Mỗi phương pháp sẽ có các đặc điểm riêng. Tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sẽ sẽ chỉ định thực hiện biện pháp nào.

2.1. Nâng xoang kín

Nâng đáy xoang kín là còn gọi là kỹ thuật nâng đáy xoang từ bên trong. Với phương pháp này, xương sẽ được bơm qua lỗ nhỏ ở mô nướu dưới chân răng. Lúc đó, xương hàm sẽ được nâng cao lên, lấp đầy khoảng trống ở giữa xương hàm và màng xoang.

Nâng đáy xoang kín hạn chế được việc phải phẫu thuật nhiều và có thể thực hiện đồng thời khi cấy Implant.

Nâng đáy xoang kín phù hợp với những người có xoang hàm trên hạ không quá thấp, lượng xương cần ghép vào không nhiều hoặc xoang hàm không bị trễ xuống sâu.

Ngoài ra, nâng đáy xoang kín cần đảm bảo các điều kiện: đáy xoang không gồ ghề, xơ dính, màn xoang không dày, không có dịch, không dị tật,…

2.2. Nâng xoang hở

Nâng đáy xoang hở còn gọi là nâng đáy xoang bằng cửa sổ bên, được thực hiện ngay tại vị trí nướu bên cạnh răng đã mất.

Bác sĩ sẽ tạo ra vách ngăn ở khu vực này để bơm thêm xương hàm. Vách ngăn sẽ khá lớn và có hình vuông hoặc tròn, giúp bóc tách lớp mô và làm lộ ra xương hàm.

Nâng đáy xoang hở được thực hiện trong trường hợp có mật độ xương quá mỏng hoặc xoang tụt quá sâu. Đặc biệt phù hợp cho những người bị mất răng lâu năm, tiêu xương nghiêm trọng.

Trường hợp có đáy xoang gồ ghề, xơ dính, màn xoang có dịch, dày, có dị tật không thể nâng đáy xoang kín sẽ cần thực hiện nâng đáy xoang hở.

Các phương pháp nâng đáy xoang hiện đại

Các phương pháp nâng đáy xoang hiện đại

3. Quy trình thực hiện nâng xoang

Quy trình nâng đáy xoang kín và nâng đáy xoang hở sẽ có sự khác biệt do kỹ thuật thực hiện khác nhau. Sau đây các bước trong quy trình nâng đáy xoang tiêu chuẩn.

3.1. Quy trình nâng xoang kín

Quy trình nâng đáy xoang kín được thực hiện như sau:

Bước 1: Thăm khám, chụp X quang răng để đánh giá tình trạng xương hàm. Qua đó tiên lượng khu vực cấy ghép, lượng xương cần ghép,… và đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết.

Bước 2: Bác sĩ sẽ mở 1 đường nhỏ dưới chân răng với đường kính 3.6mm để tạo lỗ thông cho dụng cụ y tế tiếp xúc với đáy xoang và thực hiện thao tác cần thiết.

Bước 3: Nâng đáy xoang hàm lên cao với ống đẩy chuyên dụng.

Bước 4: Tiến hành ghép xương, xương được bơm vào trong qua ống bơm, đảm bảo theo số lượng xương yêu cầu.

Bước 5: Có thể cắm trụ Implant ngay sau khi nâng đáy xoang để cùng tích hợp với xương vừa ghép. Sau đó bác sĩ sẽ khâu vạt nướu với chỉ tự tiêu để hoàn tất quá trình nâng đáy xoang.

3.2. Quy trình nâng xoang hở

Quy trình nâng đáy xoang kín cụ thể như sau:

Bước 1: Thăm khám và chụp X quang để chẩn đoán các vấn đề về xoang hàm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bước 2: Thực hiện các đường mở nướu từ niêm mạc màng xương dọc sống hàm tại vùng mất răng, tách niêm mạc màng xương để lộ bề mặt xương hàm.

Bước 3: Tách và nâng nhẹ màng xương lên với dụng cụ y khoa chuyên dụng và giữ màng xương ở khu vực đó.

Bước 4: Thông qua lỗ khoan bác sĩ sẽ ghép xương vào đến khi đủ số lượng cần thiết.

Bước 5: Khâu niêm mạc và hẹn ngày cấy trụ Implant với trường hợp nâng đáy xoang hở không thể cấy Implant tức thì.

4. Chăm sóc sau khi thực hiện nâng đáy xoang

Nâng đáy xoang được xem là một cuộc tiểu phẫu trước khi cấy ghép Implant. Sau khi nâng đáy xoang thì cần thêm thời gian liền vết thương nhất định thì mới có thể đặt trụ răng Implant được. Trong thời gian chờ, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

– Tránh tác động mạnh đến vết thương như chọc, ngoáy vết thương, ăn thức ăn nhiều axit làm nhiễm trùng vết thương

– Trong 2 – 3 tháng đầu sau khi nâng đáy xoang, người bệnh cần hạn chế hắt hơi hết sức có thể

– Không sử dụng ống hút, tránh khạc nhổ

– Hạn chế khu vực có thay đổi áp suất như đi máy bay, lặn biển,…

– Hạn chế công việc nặng nhọc, cần vận động nhiều

Tất cả những tác động trên đều có nguy cơ làm tổn thương màng xoang đang trong quá trình hồi phục.

5. Lợi ích và rủi ro khi thực hiện nâng xoang

Nâng đáy xoang trước khi trồng răng Implant có thể mang đến một số lợi ích và nguy cơ sau.

5.1. Lợi ích

Khi mất răng lâu ngày, xoang hàm sẽ có xu hướng đi xuống thấp, mào xương ổ cũng tiêu biến dần. Qua đó khiến xương hàm ngày càng mỏng, không phục hồi lại được.

Điều kiện quan trọng để một ca trồng Implant thành công là mật độ, chiều cao và thể tích xương hàm đủ tốt để trụ răng Implant đứng vững trên xương hàm.

Do đó, nếu bạn đang ở trong tình trạng tiêu xương hàm thì việc nâng xương hàm là cần thiết bởi:

– Chỉ khi nâng đáy xoang hàm mới có thể làm tăng được kích thước chiều ngang xoang hàm trên, tạo không gian đủ để khi cấy xương hàm sau đó diễn ra suôn sẻ hơn

– Đảm bảo độ dài trụ răng Implant sau khi cấy vào sẽ không gây tổn thương xoang hàm và có thể đứng vững trong xương hàm

– Nâng đáy xoang hàm trước khi trồng Implant còn giúp ngăn chặn biến chứng như đâm thủng vách xoang hàm, đào thải trụ Implant, chảy máu xoang hàm,…

Lợi ích khi thực hiện nâng đáy xoang

Lợi ích khi thực hiện nâng đáy xoang

5.2. Nguy cơ có thể gặp phải

Nâng đáy xoang hàm trong trồng răng Implant là kỹ thuật khó, yêu cầu cơ sở thực hiện uy tín và bác sĩ phải có tay nghề, chuyên môn cao mới đảm bảo phẫu thuật an toàn.

Nếu như nha khoa bạn lựa chọn không đáp ứng các yêu cầu trên, trong quá trình nâng đáy xoang dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm như:

– Chảy máu xoang hàm: sau khi nâng đáy xoang, chảy máu có thể xảy ra trong ngày đầu phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu chảy máu này kéo dài không dứt, bạn nên đến nha khoa để xử lý kịp thời

– Thủng màng xoang: đây là biến chứng dễ gặp phải nếu như thực hiện bởi bác sĩ ít kinh nghiệm. Trường hợp có lỗ thủng nhỏ, bác sĩ sẽ khâu lại và tiếp tục nâng đáy xoang. Ngược lại, nếu lỗ thủng to, bác sĩ sẽ ngưng phẫu thuật và hẹn lịch lại khi vết thương lành

– Trụ Implant lọt vào xoang: khi xương hàm quá xốp mỏng hoặc do thủng xoang trước đó, cộng thêm tay nghề bác sĩ không vững khiến trụ răng Implant rơi vào xoang hàm

– Viêm xoang hàm: đây là hệ lụy của các biến chứng khác như viêm nhiễm, thủng màng xoang, dị vật rơi vào xoang,…

6. Khách hàng chia sẻ kinh nghiệm thực hiện nâng xoang

Dưới đây là những câu chuyện thực tế của những người đã trải qua quá trình nâng xoang thành công tại Nha khoa Paris.

Chị Mai Linh – 40 tuổi:

“Sau khi thực hiện nâng đáy xoang tại Nha khoa Paris để chuẩn bị cho quá trình cấy ghép trụ Implant, tôi đã thực sự cảm thấy yên tâm và hải lòng. Bác sĩ rất tận tâm giải thích rõ ràng về quá trình và giúp tôi hiểu rõ những lợi ích mà nâng xoang mang lại. Quá trình nâng đáy xoang không gây đau đớn nhiều như tôi lo lắng. Sau đó, quá trình hồi phục cũng rất nhanh chóng. Khi đến lúc cấy ghép trụ Implant, trụ Implant tích hợp rất tốt. Tôi rất hài lòng với sự chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ nha sĩ tại Nha khoa Paris.”

Chia sẻ từ khách hàng Nguyễn Văn Dinh – 60 tuổi:

“Mất răng đã khiến cho tôi cảm thấy mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Tôi quyết định thực hiện cấy ghép trụ Implant và bác sĩ tại Nha khoa Paris đã khuyên tôi nâng đáy xoang để đảm bảo xương hàm chắc chắn. Quá trình nâng đáy xoang không chỉ là bước chuẩn bị quan trọng mà còn làm tăng sự ổn định cho quá trình cấy ghép sau này. Hồi phục diễn ra nhanh chóng. Tôi rất hài lòng với quyết định và sự chăm sóc chuyên nghiệp từ Nha khoa Paris.”

Khách hàng chia sẻ kinh nghiệm nâng đáy xoang

Khách hàng chia sẻ kinh nghiệm nâng đáy xoang

Nâng xoang là kỹ thuật phức tạp, có độ khó cao, không phải bác sĩ và nha khoa nào cũng thực hiện được. Do đó, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cùng trang thiết bị tân tiến để thực hiện, tránh biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nâng xoang
Nâng xoang trong cấy ghép Implant là gì? Khi nào cần thực hiện

Nâng xoang trong cấy ghép Implant là gì? Khi nào cần thực hiện

Nâng xoang trong cấy ghép Implant là kỹ thuật hiện đại, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện mật độ xương hàm bị thiếu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Nâng xoang hàm là gì? Các kỹ thuật nâng xoang tốt nhất

Nâng xoang hàm là gì? Các kỹ thuật nâng xoang tốt nhất

Nâng xoang hàm là gì – câu hỏi đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ những người có ý định phục hình cho răng. Trên thực tế, đây

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Nâng xoang kín và hở trong Implant là gì? Khác gì nhau? Sao phải làm?

Nâng xoang kín và hở trong Implant là gì? Khác gì nhau? Sao phải làm?

Nâng xoang trong cấy ghép implant là điều kiện cần thiết trước khi thực hiện cắm trụ implant đối với những người có mật độ xương hàm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Khi nào cần nâng xoang ghép xương trước khi cấy ghép Implant?

Khi nào cần nâng xoang ghép xương trước khi cấy ghép Implant?

Nâng xoang ghép xương được chỉ định cho những trường hợp khách hàng muốn cấy ghép Implant nhưng xương hàm hạn chế, mật độ xương hàm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh