31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng bị va đập mạnh sẽ làm cho bạn cảm thấy ê buốt, đau nhức, lung lay hoặc nghiêm trọng hơn là bị gãy. Trong mỗi trường hợp sẽ có cách giải quyết, điều trị khác nhau, do vậy để khắc phục tình trạng này bạn nên đến nha khoa để nhờ sự giúp đỡ từ bác sĩ
Răng thường bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mỗi khi răng bị va đập mạnh là răng cửa. Khi bị va đập mạnh có thể làm cho răng bị nứt, vỡ đôi, mẻ hoặc nghiêm trọng hơn là gãy. Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị ảnh hưởng như bị tai nạn giao thông, bị vấp ngã, bị tai nạn trong thể thao… Mỗi một nguyên nhân sẽ dẫn đến những ảnh hưởng, cách khắc phục khác nhau.
Khi răng bị va đập mạnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn có thể tham khảo 1 số hậu quả do va đập mạnh dưới đây để thấy mức độ nghiêm trọng của nó
Đối với răng cửa khi bị va đập mạnh rất dễ bị sứt, mẻ hoặc gãy. Như vậy sẽ làm cho bạn cảm thấy tự ti khi cười, không thoải mái khi giao tiếp. Điều này làm cho công việc của bạn không thuận lợi, nhất là với những bạn đang làm trong ngành dịch vụ.
Bị tại nạn làm răng cửa bị va đập mạnh
Khi bị chấn thương liên quan đến răng sẽ làm răng bị sứt mẻ, mất đi chức năng ăn nhai bình thường. Lúc này sẽ làm cho việc ăn nhai của bạn không được bình thường, thậm chí còn gây đau đớn làm bạn không thể ăn uống được. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm bạn bị chấn ăn, sụt cân.
Nếu răng bị va đập mạnh do ngã thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu, sưng môi, nướu, dập xương hàm… Và nếu nghiêm trọng hơn bạn có thể bị trật khớp thái dương hàm, gãy xương hàm.
Khi bị va đập nghiêm trọng như vậy bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín hoặc bệnh viện để bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.
Sau có ngoại lực lớn tác động đến răng có thể dẫn đến tình trạng sung huyết tủy, chảy máu chân răng. Nếu để lâu ngày còn có thể dẫn đến tình trạng tiêu chân răng, hoại tử tủy và gây ra nhiều bệnh về răng khác.
Ở độ tuổi trưởng thành tủy răng có thể tự lành sau khi bị va đập mạnh nên nhiều người và bác sĩ hay chủ quan khi không điều trị ngay mà muốn để tủy tự lành. Chính vì vậy, nên rất dễ dẫn đến tình trạng hoại tử tủy.
Có rất nhiều triệu chứng và biểu hiện mà bạn có thể cảm nhận được ngay sau khi bị va đập mạnh. Cùng điểm qua những triệu chứng sau khi răng bị va đập mạnh dưới đây:
Đây là triệu chứng thường gặp nhất sau khi bạn chẳng may té xe bị gãy răng hay gặp tai nạn mà vẫn giữ được răng. Nếu ở mức độ nhẹ thì bạn không cần quá lo lắng vì tình trạng này không kéo dài, có thể tự khỏi sau vài ngày. Còn khi ê buốt kéo dài, không có dấu hiệu giảm bớt, ngày càng nặng thì lúc này bạn nên đến cơ sở nha khoa để khám. Vì có thể đây là dấu hiệu cho những triệu chứng nặng hơn, tiềm ẩn sau va đập.
Khi răng bị va đập mạnh có thể đã làm tổn thương dây chằng nha chu hoặc ổ xương dẫn đến tình trạng răng bị lung lay, thậm chí là đau đớn.
Nếu răng cửa bị lung lay nhẹ thì chúng có thể tự phục hồi, tự cứng lại sau 1 khoảng thời gian nhất định mà bạn không cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
Với trường hợp răng thay rồi bị lung lay nhưng không thể tự phục hồi thì bác sĩ sẽ phải trám cố định răng vào bên cạnh hoặc sẽ phải dùng dây thép nha khoa để cố định lại răng. Đồng thời bác sĩ sẽ phải mài ngắn đi chiếc răng ấy để không bị ảnh hưởng bởi hoạt động ăn nhai hàng ngày của bạn.
Răng bị lung lay nhiều, đau đớn sau khi bị va đập thì có nghĩa răng của bạn đã bị tổn thương ổ răng. Lúc này không thể phục hình cũng như giữ được răng, bắt buộc bác sĩ phải nhổ bỏ răng để không ảnh hưởng đến những răng bên cạnh. Sau khi nhổ bác sĩ sẽ phải phục hình làm cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant cho bạn.
Còn khi bé bị ngã lung lay răng thì bạn cũng không nên quá lo lắng nếu như trẻ nhỏ chưa thay răng cuối cùng. Nhưng khi đó là răng vĩnh viễn của bé thì phụ huynh nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa gần nhất để chuẩn đoán cũng như điều trị để không để lại biến chứng sau này.
Răng lung lay sau khi bị va đập mạnh
Tình trạng răng bị lún là do chấn thương khớp cắn sau khi chấn thương răng. Lúc này bác sĩ sẽ phải hạ khớp cắn xuống và nó có thể lành lại sau 1 thời gian ngắn. Nhưng tình trạng răng bị lún xuống xương ổ răng quá nhiều bác sĩ sẽ phải kéo răng của bạn bằng răng bên cạnh rồi cố định bằng nhựa nha khoa trong 3 tuần liên tiếp. Nếu răng không ổn định, kèm theo sưng đau thì bắt buộc bạn phải lấy tủy.
Lúc này bạn sẽ mất 1 phần răng hoặc răng bị gãy chỉ còn lại chân răng, đây là triệu chứng nặng nhất sau khi răng bị va đập mạnh. Vì vậy bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, theo dõi tình hình răng để có phương pháp điều trị kịp thời.
Tình trạng răng bị mẻ, gãy không chảy máu thì sau 3 tuần theo dõi, không bị đau hay sưng thì bác sĩ sẽ bắt đầu hàn trám phục hình lại thân răng. Răng bị gãy cùng với chảy máu thì bác sĩ sẽ phải điều trị tủy, trám tạm ống tủy vì khi này răng đã bị tổn thương đến chóp chân răng. Để chóp răng đóng và trám tủy vĩnh viễn thì bạn phải điều trị trong khoảng thời gian từ 3 tháng – 3 năm.
Răng bị mẻ, gãy ngang thân răng hoặc dọc chân răng sau khi va đập mạnh nếu không thể gắn lại với nhau thì bạn sẽ phải nhổ răng. Nhiều trường hợp nặng bị nhiễm trùng bác sĩ sẽ phải làm tiểu phẫu khoét hết phần chóp chân răng nhiễm trùng rồi điều trị tủy phần thân răng còn sót lại.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Khi răng bị va đập mạnh, việc đầu tiên cần làm là kiểm tra tình trạng của răng. Nếu bạn thấy răng bị lệch, mẻ hoặc có bất kỳ biểu hiện đau đớn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa ngay lập tức. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, chụp X-quang và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của răng, bác sĩ nha khoa sẽ đề xuất các phương pháp điều trị thích hợp. Điều trị có thể bao gồm:
– Sử dụng vật liệu nha khoa để phục hồi răng bị mẻ hoặc lung lay.
– Tiến hành các quá trình chỉnh răng hoặc cấy ghép răng nếu răng bị mất hoặc gãy nặng.
– Thực hiện các phương pháp điều trị endodontic nếu tổn thương ảnh hưởng đến mô rễ của răng.
Để tránh tình trạng răng bị va đập mạnh trong tương lai, chúng ta cần thực hiện những biện pháp bảo vệ răng hiệu quả như:
– Đeo bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể thao có nguy cơ va chạm cao.
– Ăn uống đúng cách và tránh nhai thức ăn quá cứng.
– Thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày, bao gồm chải răng đúng cách và sử dụng chỉ điểm để làm sạch vùng răng kẹp.
– Thăm khám định kỳ và kiểm tra răng bởi bác sĩ nha khoa.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×