
Câu hỏi “Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?” thường được đặt ra với sự quan tâm của nhiều người. Trong trường hợp răng bị áp xe hoặc lung lay nặng, chuyên gia nha khoa thường khuyên nhổ và trồng răng giả thay thế để tránh tác động tiêu cực đến các bộ phận khác. Sau khi quá trình lấy tủy đã hoàn tất, duy trì một chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh răng miệng cẩn thận và thăm khám định kỳ là rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ của răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Theo bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương từ Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết rằng: răng đã lấy tủy có thể được bảo tồn từ 10 đến 15 năm, và thậm chí còn lâu hơn nếu bạn chăm sóc răng miệng một cách đúng mực.
Tuy nhiên, thời gian bảo tồn răng đã lấy tủy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cách chăm sóc răng miệng và tình trạng tổn thương ban đầu của răng. Để tăng khả năng bảo tồn răng đã lấy tủy, bạn phải duy trì một chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng đúng cách, sử dụng chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa và thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng tại nha khoa.
Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu
Về bản chất, sau khi điều trị tủy răng xong, cảm giác đau nhức sẽ biến mất và bạn không cảm nhận được nhiệt ở răng. Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp vẫn bị đau nhức sau khi chữa viêm tủy răng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những lý do sau:
Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật có thể gây đau nhức sau khi lấy tủy
Trên thực tế, bảo tồn răng thật luôn là phương pháp được ưu tiên trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, răng đã lấy tủy nên bọc sứ hay trồng răng mới còn tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh lý, cụ thể như sau:
Nếu chân răng sau khi điều trị tủy vẫn khỏe mạnh thì các bác sĩ nha khoa luôn khuyến khích bọc răng sứ để bảo vệ răng tốt hơn, đồng thời khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng. Nhưng điều kiện tốt nhất để tiến hành bọc sứ là mô răng thật phải còn lại nhiều, đủ khỏe và chắc chắn để làm trụ nâng đỡ cho mão sứ bên trên.
Trong trường hợp răng đã lấy tủy bị áp xe, viêm hay răng lung lay nặng thì các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ bỏ để bảo vệ các tổ chức xung quanh răng, ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng và gây ảnh hưởng xấu tới các răng lân cận. Sau khi nhổ bỏ răng, bạn nên trồng răng giả thay thế tránh nhằm tránh những biến chứng do mất răng gây nên như: răng xô lệch, tiêu xương răng…
Bọc răng sứ
Trong suốt quá trình nhổ răng đã lấy tủy, bạn hoàn toàn không cảm giác đau đớn bởi các bác sĩ sẽ gây tê trước khi thực hiện. Mặc dù răng sau khi lấy tủy đã không còn cảm giác nhưng chân răng vẫn bám chắc trên cung hàm. Vì vậy, sau khi nhổ răng, hiện tượng đau nhức vẫn sẽ xảy ra.
Những cơn đau nhức cũng không quá nghiêm trọng nên bạn không cần phải quá lo lắng. Nếu như bạn chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nha khoa Học (Journal of Dentistry) vào năm 2014 đã khảo sát 181 người nhổ răng sau khi lấy tủy tại các cơ sở nha khoa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian đau nhức trung bình là khoảng 2 – 3 ngày.
Tuy nhiên, thời gian và mức độ đau nhức sau khi nhổ răng sẽ còn phụ thuộc vào địa chỉ nha khoa mà bạn lựa chọn. Nếu bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm kết hợp với các công nghệ hiện tại thì tình trạng đau nhức cũng không đáng kể.
Trên thực tế, trong một số trường hợp, răng bị chết tủy vẫn hoàn toàn có thể niềng được. Tuy nhiên, quá trình niềng răng chắc chắn sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với niềng những chiếc răng khỏe mạnh.
Trước tiên, các bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định chính xác tình trạng của răng. Sau đó, các bác sĩ đưa ra phương án điều trị tủy viêm trước khi niềng răng. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng nhằm loại bỏ những mô tủy bị chết hoặc viêm nhiễm, giúp khắc phục tình trạng đau nhức và bảo vệ răng tốt hơn
Sau khi lấy tủy răng, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của răng để xác định chính xác có thể niềng răng được hay không. Nếu như răng sau khi lấy tủy vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tốt, bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình niềng răng để nắn chỉnh các răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm.
Còn trong trường hợp răng yếu, các bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn nên tiến hành bọc răng sứ trước để đảm bảo chịu được lực kéo trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, niềng răng đã lấy tủy rất phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm thì mới có thể đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Răng đã chữa tủy thường rất yếu, dễ bị lung lay, gãy rụng nên bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi chăm sóc răng miệng tại nhà:
Bạn cần hạn chế ăn những đồ ăn cứng, dai và có nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh vì dễ làm răng bị kích thích, nứt vỡ. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên bổ sung thực phẩm chức nhiều vitamin D, canxi và sắt giúp răng, nướu thêm ổn định, chắc khỏe.
Mỗi ngày, bạn cần chải răng ít nhất 2 lần với bàn chải lông mềm và kem đánh răng. Đặc biệt, bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước và súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng để làm sạch mảng bám, cặn thức ăn ở kẽ răng, chân răng, ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.
Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát toàn bộ khoang miệng. Nếu như phát hiện răng có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bác sĩ sẽ xây dựng phương án xử lý kịp thời để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai.
Máy tăm nước có thể dễ dàng làm sạch mảng bám, cặn thức ăn ở kẽ răng
Như vậy, những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề “răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu” đã được Nha Khoa Paris chia sẻ chi tiết ở trong bài viết trên đây. Nếu như bạn còn bất kỳ vấn đề gì chưa được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×