17/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng sứ được đánh giá là có độ bền khá cao, thậm chí có thể lên đến 25 năm nếu như bạn chọn răng toàn sứ cao cấp và chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, răng sứ có bị mòn theo thời gian không? Những yếu tố nào khiến cho răng sứ nhanh bị mòn hơn? Cách khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau của Nha Khoa Paris.
Răng sứ hoàn toàn có thể bị mòn mặt nhai theo thời gian do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù răng sứ có khả năng chống mài mòn rất tốt nhưng bề mặt hai răng đối diện tiếp xúc với nhau lâu ngày vẫn sẽ dẫn đến hiện tượng mài mòn. Bên cạnh đó, chế độ chăm sóc tại nhà không đúng cách cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình mài mòn răng sứ diễn ra nhanh hơn.
Răng sứ bị mài mòn sẽ có những dấu hiệu điển hình như:
– Lớp ngoài cùng của răng sứ bị tổn thương, trở nên bằng phẳng hơn so với lúc ban đầu.
– Cùi răng thật trở nên nhạy cảm hơn, dễ gặp phải tình trạng ê buốt khi ăn những thực phẩm nóng/lạnh.
– Cùi răng bị mất đi lớp bảo vệ bên ngoài nên vi khuẩn gây hại dễ dàng tấn công và bị viêm nhiễm.
– Răng sứ trông ngắn hơn những chiếc răng còn lại trên cung hàm, gây mất thẩm mỹ hàm răng.
Răng sứ có thể bị mài mòn sau khoảng thời gian từ 5-10 năm, tuy nhiên thời gian răng sứ bị mài mòn có thể dài hơn hoặc ngắn hơn phụ thuộc vào các yếu tố: chất lượng và loại sứ, cách chăm sóc răng miệng, thói quen ăn uống, lực cắn và cọ sát.
Chất lượng và loại sứ: Răng sứ có nhiều loại và chất lượng khác nhau. Sứ cao cấp thường bền hơn và có thể kéo dài độ bền răng sứ. Tuy nhiên, ngay cả răng sứ cao cấp cũng có thể bị mòn sau một thời gian dài.
Chăm sóc răng miệng: Cách bạn chăm sóc răng miệng và thực hiện vệ sinh hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến độ bền của răng sứ. Nếu bạn không chải răng đúng cách hoặc không thực hiện vệ sinh đều đặn, việc mòn răng sứ có thể xảy ra nhanh hơn.
Thói quen ăn uống: Thức ăn và đồ uống bạn tiêu thụ cũng có thể ảnh hưởng đến răng sứ. Thức ăn có chứa axit, đường và thức uống có nhiều cafein có thể gây ăn mòn răng sứ nhanh hơn.
Lực cắn và cọ sát: Nếu bạn có thói quen cắn chặt hoặc nghiến răng, hoặc nếu răng sứ của bạn tiếp xúc với những vật liệu cứng như đá, răng sứ có thể bị mòn nhanh hơn.
Hiện tượng răng sứ nhanh bị mài mòn xảy ra do những nguyên nhân sau: thường xuyên ăn thực phẩm có tính axit cao, nghiến răng khi ngủ, thói quen xấu, vệ sinh răng miệng sai cách, mắc bệnh trào ngược dạ dày, ăn nhai một bên và vật liệu răng sứ không tốt.
Những thực phẩm có tính axit cao như nước ngọt có gas, thịt đỏ, trái cây họ cam quýt, cà chua… không chỉ làm cho răng thật bị mài mòn mà ngay cả răng sứ cũng vậy. Hàm lượng axit cao sẽ làm giảm hỏng đi lớp men sứ, khiến cho răng nhanh mòn.
Nghiến răng là một hành động vô thức xảy ra khi ngủ. Hai hàm răng siết chặt với nhau lặp đi lặp lại và tạo ra những âm thanh khó chịu. Khi nghiến răng, lực cắn của răng sẽ mạnh gấp 10 lần so với lực ăn nhai bình thường. Chưa kể, thời gian diễn ra hành động nghiến răng có thể kéo dài lên tới 40 – 60 phút, khiến cho răng sứ nhanh chóng bị mòn mặt nhai.
Những thói quen xấu như thường xuyên nhai vật cứng, cắn móng tay… cũng có thể khiến cho răng sứ nhanh bị mài mòn. Bởi những hành động trên đều tác động lực liên tục lên răng sứ. Nguy hiểm hơn, răng sứ còn dễ bị nứt, vỡ hoặc rơi ra khỏi cùi răng thật.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến cho răng sứ nhanh chóng bị mài mòn. Điển hình như chải răng quá mạnh, chải răng theo chiều ngang… Những thói quen trên sẽ tạo ra lực ma sát mạnh lên phần men răng sứ ở bên ngoài. Lâu ngày, răng sứ sẽ bị mài mòn và trở nên suy yếu.
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, xảy ra khi dịch vị từ dạ dày trào lên vùng thực quản, họng và cả miệng, gây ra cảm giác khó chịu. Dịch vị có chứa axit nên sẽ bào mòn men răng theo thời gian.
Những người có thói quen chỉ ăn nhai ở một bên răng sứ cũng khiến cho răng nhanh chóng bị yếu đi và dễ mài mòn. Bởi những chiếc răng bên ăn nhai nhiều sẽ phải hoạt động với cường độ nhiều hơn. Chính vì vậy, bề mặt nhai của răng sẽ bị bào mòn nhanh hơn so với bình thường.
Thực tế có rất nhiều người vì ham giá rẻ mà lựa chọn làm răng sứ tại những địa chỉ kém uy tín. Tuy nhiên, răng sứ giá rẻ thường làm từ vật liệu kém chất lượng nên có khả năng chống mài mòn không tốt. Chỉ sau vài năm sử dụng, bạn đã có thể thấy răng đã bị mài mòn đi rõ rệt. Chưa kể, bạn còn phải đối mặt với nhiều rủi ro như kích ứng nướu, không đảm bảo chức năng ăn nhai…
Nếu như răng sứ đã bị mòn nhiều, thì bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định bọc răng sứ khác để thay thế. Bác sĩ sẽ tháo bỏ lớp mão sứ cũ và thay bằng mão sứ mới. Đây là phương án mang lại hiệu quả tốt nhất, giúp khôi phục cả tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của hàm răng.
Quy trình bọc mão sứ mới cũng tương tự như bọc lần đầu tiên. Tuy nhiên, bạn không cần phải mài răng mà có thể bọc trực tiếp lên cùi răng cũ. Điều quan trọng khi thay thế răng sứ là bạn cần phải lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để làm răng. Ngoài ra, bạn nên chọn những dòng răng toàn sứ để kéo dài thời gian sử dụng và đảm bảo an toàn với sức khỏe răng nướu.
Trong trường hợp răng sứ chỉ bị mài mòn mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng đáng kể tới thẩm mỹ và ăn nhai thì bạn chưa cần thay răng. Tuy nhiên, bạn nên thay đổi cách chăm sóc răng miệng hàng ngày để duy trì độ bền của răng.
Để hạn chế hiện tượng mài mòn răng sứ, bạn cần đặc biệt lưu ý đến việc chăm sóc răng miệng tại nhà. Cụ thể như sau:
– Không nên ăn những loại thực phẩm quá cứng, quá dai như sườn sụn, gân bò… bởi chúng sẽ làm tổn thương tới răng sứ.
– Hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính axit cao như nước ngọt có gas, cam, chanh, cà chua…
– Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng đều đặn 2 lần/ngày.
– Chỉ nên chải răng theo chiều dọc hoặc đường tròn, không chải theo chiều ngang hoặc chải quá mạnh vì sẽ làm tổn thương tới men răng.
– Bỏ các thói quen xấu như dùng răng mở nắp chai, cắn đầu bút, ăn nhai tập trung ở bên răng sứ.
– Đeo máng chống nghiến nếu như bạn hay nghiến răng khi ngủ.
– Đến nha khoa thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra răng sứ.
– Lựa chọn những loại răng toàn sứ thay vì răng kim loại bởi chúng có khả năng chống mài mòn khá tốt.
Như vậy, với câu hỏi “răng sứ có bị mòn theo thời gian không” thì câu trả lời chính xác là có. Tuy nhiên, tốc độ mài mòn của răng sứ sẽ phụ thuộc vào cách chăm sóc tại nhà. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×