Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng sứt mẻ: Nguyên nhân và phương pháp xử lý hiệu quả

Răng sứt mẻ là tình trạng xảy ra phổ biến, làm tổn thương mô răng và gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không có giải pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân, tác hại cũng như phương pháp khắc phục răng bị sứt mẻ ngay sau đây.

1. Nguyên nhân làm răng sứt mẻ

Cấu tạo của răng gồm 3 lớp là men răng, ngà răng và tủy răng. Men răng là lớp ở ngoài cùng bao bọc răng. Men răng cứng giúp bảo vệ mô ở bên trong. Tuy nhiên, khi có tác động do va đập sẽ khiến men răng bị tổn thương, cấu trúc răng bị vỡ 1 phần, làm sứt mẻ răng.

Có nhiều nguyên nhân làm sứt mẻ răng, nhưng chủ yếu là do lực tác động mạnh vào răng như:

– Chấn thương: hàm răng bị va chạm mạnh vào một vật cứng hoặc do lực tác động từ bên ngoài vào khiến răng bị nứt, mẻ

– Nghiến răng: những người có thói quen nghiến răng khi ngủ khiến cho răng bị mài mòn, trở nên yếu dần và dễ bị nứt, mẻ

– Cắn vật cứng: khi cố nhai, cắn thức ăn cứng hoặc dùng răng để cạy đồ vật cũng sẽ gây tình trạng nứt, mẻ cho răng

– Bị mài mòn: khi ăn các loại thực phẩm có nhiều axit như chanh, cam, dưa chua, cà phê, rượu,… sẽ khiến cho răng mài mòn, trở nên yếu và nhạy cảm hơn

– Thiếu canxi: khi bạn ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi ở răng, khiến răng dễ bị gãy vỡ khi nhai

– Mắc bệnh lý răng miệng: nếu bạn đang bị sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy,… thì răng cũng sẽ nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị sứt mẻ khi nhai thức ăn

Nguyên nhân làm răng sứt mẻ

Nguyên nhân làm răng sứt mẻ

2. Giải pháp khắc phục răng bị sứt mẻ

Khi gặp tình trạng răng bị mẻ, bác sĩ sẽ tư vấn một trong 3 giải pháp phục hình là trám răng, bọc răng sứ hoặc dán sứ Veneer. Mỗi phương pháp phục hình sẽ có ưu nhược điểm khác nhau.

2.1. Trám răng

Bác sĩ sẽ dùng nhựa composite hoặc sứ để trám và phục hồi lại hình dạng của răng. Sau đó dùng ánh sáng cực tím để làm cứng phần trám rồi tiếp tục chỉnh hình cho tới khi răng có được hình dạng như mong muốn.

Ưu điểm:

– Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất 20 – 30 phút là bác sĩ đã xử lý xong chiếc răng bị mẻ

– Kỹ thuật trám răng không cần phải mài răng như bọc sứ, đảm bảo tính an toàn của răng thật

– Chi phí thực hiện rẻ hơn rất nhiều so với bọc răng sứ

– Thông thường các vật liệu dùng để trám răng sẽ có màu sắc giống răng thật, thậm chí người đối diện khó có thể nhận ra răng đã trám

Nhược điểm:

– Trám răng có thời gian sử dụng ngắn, chỉ khoảng 2 – 3 năm là bạn sẽ phải đi trám lại

– Khi ăn thức ăn cứng và dai nếu khi ăn, có thể làm bung mảng trám răng

2.2. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ được nhiều chuyên gia đánh giá là biện pháp hoàn hảo để khắc phục tình trạng răng bị sứt mẻ. Đặc biệt là khi răng vỡ lớn trên 2mm.

Với phương pháp trên, bác sĩ sẽ mài nhỏ phần cùi răng để tạo sự kết nối vững chắc giữa răng sứ và răng thật. Sau đó sẽ gắn răng sứ bên ngoài.

Răng sứ sau khi phục hình sẽ tái tạo hình dáng của răng bị sứt mẻ. Đồng thời, răng có màu sắc giống như răng thật nên có tính thẩm mỹ cao.

Ưu điểm:

– Phục hình lại răng bị mẻ, vỡ nhiều mà trám răng không thực hiện được

– Khắc phục tình trạng răng hở kẽ, thưa, xô lệch,… gây khó khăn trong ăn nhai và vệ sinh răng miệng

– Cải thiện thẩm mỹ hàm răng, đặc biệt là răng nhiễm màu

– Răng sứ có thời gian sử dụng rất lâu, có thể đến 20 năm nếu như sử dụng loại răng sứ tốt và vệ sinh răng miệng đúng cách

Nhược điểm:

– Khi bọc sứ, bác sĩ sẽ mài nhỏ răng. Do đó nếu mài cùi răng không đúng tỉ lệ sẽ làm cho cả răng thật và răng sứ bị ảnh hưởng nặng nề

– Chi phí bọc sứ cao hơn so với trám răng rất nhiều

Bọc sứ cho răng mẻ

Bọc sứ cho răng mẻ

2.3. Dán sứ Veneer

Dán sứ Veneer cho răng mẻ là kỹ thuật che phủ vết mẻ trên răng bằng mặt dán với độ dày từ 0.2 – 0.5 mm. Tùy từng vị trí răng mẻ khác nhau mà mặt dán có thể che phủ một phần hay toàn bộ mặt trước của răng.

Ưu điểm:

– Vì không cần mài hoặc chỉ mài ít nên dán sứ sẽ bảo tồn tối đa men răng thật, không làm ảnh hưởng đến tủy răng

– Dù có bề mặt rất mỏng nhưng mặt dán sứ có độ chịu lực tốt. Nếu được chăm sóc đúng cách, mặt dán có thể sử dụng lâu dài

– Màu sắc của dán sứ giống như răng thật khiến người đối diện khó phân biệt được

– Chỉ mất 2 lần hẹn là bạn đã có thể thực hiện xong dán sứ veneer và có được hàm răng trắng sáng

Nhược điểm.

– Do sở hữu nhiều ưu điểm nên chi phí dán sứ cao gấp răng sứ thông thường

– Yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm

– Với những trường hợp răng có khuyết điểm hoặc nhiễm màu nặng, dán sứ sẽ không thể khắc phục được

Dán sứ Veneer phục hình lại răng

Dán sứ Veneer phục hình lại răng

3. Tác hại của tình trạng răng sứt mẻ

Sứt mẻ răng có thể gây ra nhiều tác hại mà bạn không ngờ tới như: dễ mắc bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, răng nhạy cảm hơn, ảnh hưởng chức năng nhai và mất thẩm mỹ.

3.1. Dễ mắc bệnh lý răng miệng

Răng bị nứt mẻ có thể khiến ngà răng lộ ra ngoài và tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công. Bạn sẽ dễ mắc phải những bệnh lý răng miệng như viêm tủy răng, viêm nha chu, sâu răng,… Hệ lụy lớn nhất nếu không xử lý kịp thời chính là mất răng và ảnh hưởng đến những răng lân cận.

3.2. Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Khi thức ăn không được nghiền nhỏ, đi vào dạ dày và ruột non sẽ khiến các cơ quan này hoạt động nhiều hơn. Lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa. Hơn nữa, nếu răng bị sứt mẻ trong quá trình nhai, mảnh vỡ có thể trôi theo thức ăn xuống hệ tiêu hóa có thể gây chảy máu, tổn thương, thậm chí là làm thủng đường tiêu hóa.

3.3. Răng nhạy cảm hơn

Khi men răng bị vỡ sẽ làm lộ ngà răng, khiến răng nhạy cảm, ê buốt hơn. Chưa kể, các vi khuẩn sẽ tấn công và gây các bệnh lý răng miệng.

3.4. Ảnh hưởng chức năng nhai

Khi răng bị sứt mẻ sẽ trở nên yếu hơn so với các răng khác. Điều này khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai. Đặc biệt nếu vị trí răng bị sứt mẻ là răng hàm, nanh, cấm,… thì việc ăn nhai càng khó khăn hơn.

3.5. Mất thẩm mỹ

Một tác động hiển nhiên mà bạn có thể nhìn thấy chính là thẩm mỹ của răng và khuôn mặt sẽ giảm đáng kể. Đặc biệt nếu vị trí răng bị mẻ ở răng cửa sẽ khiến bạn tự ti, mặc cảm bởi khiếm khuyết này dễ bị nhìn thấy.

Tác hại của răng bị sứt mẻ

Tác hại của răng bị sứt mẻ

4. Chi phí điều trị răng sứt mẻ

Chi phí điều trị răng sứt mẻ thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tổn thương của răng, phương pháp thực hiện và địa chỉ nha khoa.

Cùng xem bảng giá điều trị răng bị sứt mẻ tại Nha khoa Paris sau đây:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
TRÁM RĂNG
Trám răng sữaRăng200.000
Trám GICRăng250.000
Trám cổ răngRăng300.000
Trám răng thẩm mỹ LASER TECHRăng700.000
Trám Inlay – Onlay sứRăng5.000.000
Chụp bảo vệ răng sữa trẻ emRăng1.000.000
BỌC RĂNG SỨ
Mão sứ kim loại TitanRăng2.500.000
Răng toàn diện VàngRăng10.000.000
Răng sứ VenusRăng3.500.000
Răng Sứ RolandRăng5.000.000
Mão toàn sứ Emax ZicRăng6.000.000
Mão sứ CerconRăng6.000.000
Răng Sứ Bio ParisRăng7.000.000
Răng Toàn Sứ Lava PlusRăng8.000.000
Răng Toàn Sứ thẩm mỹ 3S ParisRăng10.000.000
Răng Toàn Sứ thẩm mỹ 4S ParisRăng12.000.000
Răng Toàn Sứ Thẩm mỹ 5S ParisRăng15.000.000
Răng Toàn Sứ Kim cương ParisRăng18.000.000
Veneer sứ Emax, Cercon HTRăng8.000.000
Veneer sứ 3S ParisRăng10.000.000
Veneer sứ 4S ParisRăng12.000.000
Veneer ultra thinRăng12.000.000

5. Cách chăm sóc răng mẻ sau khi điều trị

Để chăm sóc cũng như phòng ngừa răng bị sứt mẻ, bạn chú ý vài điều hữu ích sau:

– Chọn bàn chải đầu nhỏ, có lông mềm để làm sạch và không làm tổn thương tới răng, nướu

– Đánh răng 2 lần/ngày với thao tác theo hướng dẫn của chuyên gia

– Dùng thêm chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để làm sạch mảng bám còn dính lại trên răng hiệu quả

– Nên ăn nhiều rau củ quả tươi vì chứa nhiều chất xơ tốt cho răng miệng, cung cấp canxi và vitamin cần thiết

– Uống đủ nước giúp rửa trôi các mảng bám, vụn thức ăn sót lại và hỗ trợ cho hoạt động tuyến nước bọt

– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có lượng đường cao như kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước có gas,… trong các bữa ăn

– Hạn chế ăn thực phẩm có tính axit như chanh, quất,… Sau khi dùng nên uống hoặc súc miệng với nước lọc để giảm lượng axit bám lại trên răng

– Bỏ thói quen dùng răng để cắn vật cứng như bút bi, nắp chai, không dùng răng để xé bao bì tránh làm răng hư hỏng nặng thêm

– Đeo dụng cụ bảo vệ răng khi hoạt động thể thao và máng chống nghiến khi ngủ nếu bị nghiến răng

6. Chia sẻ của khách hàng sau khi điều trị răng sứt mẻ

Dưới đây là một số chia sẻ của khách hàng sau khi trải qua quá trình điều trị răng bị sứt mẻ tại Nha khoa Paris:

– Khách hàng Nguyễn Hằng 30 tuổi – trám răng sứ:

“Tôi đã chọn phương pháp trám răng sứ tại Nha khoa Paris và rất hài lòng với kết quả. Bác sĩ đã thực hiện nhanh chóng và không gây đau đớn. Răng trở nên tự nhiên, nhìn y như răng thật. Bác sĩ phục vụ tận tình, giá cả phải chăng.”

– Khách hàng Mạnh Hùng 25 tuổi – bọc răng sứ:

“Quyết định bọc răng sứ cho răng mẻ tại Nha khoa Paris là quyết định đúng đắn của tôi. Bác sĩ đã tư vấn kỹ lưỡng và mình cảm thấy tin tưởng về chất lượng. Răng sứ giữ màu sắc và bền bỉ, thậm chí tôi không cảm nhận sự khác biệt giữa răng sứ và răng thật.”

– Khách hàng Mai Anh 35 tuổi – dán sứ Veneer:

“Veneer là giải pháp tuyệt vời cho răng mẻ của mình. Mặc dù chi phí có chút cao nhưng tôi cảm thấy đây là đầu tư đáng giá cho vẻ ngoại tự tin. Bác sĩ tận tâm và tư vấn kỹ càng. Răng trở nên đều đẹp hơn và tôi rất hài lòng với kết quả.”

Khách hàng dán sứ Veneer tại Nha khoa Paris

Khách hàng dán sứ Veneer tại Nha khoa Paris

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ được nguyên nhân làm răng sứt mẻ và có cách khắc phục tốt nhất. Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể liên hệ tới Nha khoa Paris để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiển thị nguồn

Tooth And Tips: “AESTHETICS IN DENTISTRY PART 2 – Crack or Chipped tooth”
The Dental Express: “Why Are My Teeth Chipping All of a Sudden?
Trang Crest: “Chipped or Cracked Tooth Causes and Repair”
WebMD: “Repairing a Chipped or Broken Tooth”
Trang Colgate: “Four Options For Fixing A Chipped Tooth Fast”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề răng sứt mẻ
Răng bị va đập mạnh gây hậu quả thế nào? Cách xử lý nhanh

Răng bị va đập mạnh gây hậu quả thế nào? Cách xử lý nhanh

Răng bị va đập mạnh sẽ làm cho bạn cảm thấy ê buốt, đau nhức, lung lay hoặc nghiêm trọng hơn là bị gãy. Trong mỗi trường hợp sẽ có cách

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng bị mẻ phải làm sao? Có hàn trám lại được không?

Răng bị mẻ phải làm sao? Có hàn trám lại được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Nằm mơ thấy mẻ răng: Giải mã giấc mơ, luận đoán vận mệnh

Nằm mơ thấy mẻ răng: Giải mã giấc mơ, luận đoán vận mệnh

Theo chiêm tinh học, nằm mơ thấy mẻ răng là dấu hiệu cảnh báo điềm xấu. Đó có thể là vấn đề liên quan đến sức khỏe, tổn thất tiền bạc,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng sứ bị Sứt, Mẻ, Vỡ phải làm sao để Khắc Phục?

Răng sứ bị Sứt, Mẻ, Vỡ phải làm sao để Khắc Phục?

Răng sứ bị sứt, mẻ, vỡ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên điểm chung đều sẽ gây tâm lý lo lắng, khó chịu cho người

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map