Răng sứt mẻ là hiện tượng không hiếm gặp, thường đi kèm với tình trạng ê buốt, đau nhức, đặc biệt là trong quá trình ăn uống hàng ngày. Nếu không xử lý kịp thời, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều hệ lụy như giảm chức năng ăn nhai, bị áp xe răng… Do đó, ngay khi phát hiện răng bị sứt, mẻ, bạn nên nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để khắc phục.
Hiện tượng mẻ răng thường xảy ra do những nguyên nhân sau: cắn vật cứng, tai nạn, bệnh lý, thiếu chất, răng bị mài mòn do chế độ ăn uống thiếu khoa học và thói quen xấu.
Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng khay trong, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng, cắn vật cứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng mẻ răng.
Trên thực tế, răng được đánh giá là có khả năng chịu lực khá tốt, vào khoảng 200Mpa. Tuy nhiên, nếu như bạn dùng lực quá mạnh để cắn đồ cứng như nắp chai, đá, kẹo cứng… thì răng vẫn có nguy cơ rất cao bị mẻ hoặc vỡ.
Răng dễ bị sứt mẻ do cắn vật cứng
Những va chạm xảy ra do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp hay trong quá trình chơi thể thao đều có thể vô tình tác động một lực mạnh lên hàm răng. Điều đó có thể khiến cho răng của bạn bị sứt mẻ, thậm chí rụng khỏi xương hàm.
Sứt, mẻ răng chính là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý sâu răng. Ở giai đoạn đầu, vi khuẩn chỉ tạo ra những mảng có màu xám, đen trên bề mặt răng. Tuy nhiên, nếu như bệnh lý không được chữa trị sớm, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào sâu bên trong khiến cho mô răng bị phá hủy.
Bên cạnh đó, trong trường hợp mắc các bệnh lý như viêm nha chu, viêm chân răng… răng của bạn cũng trở nên nhạy cảm, yếu hơn rất nhiều so với bình thường và dễ bị mẻ trong quá trình ăn nhai hàng ngày.
Cơ thể bị thiếu các khoáng chất như canxi, fluor, photphat hay vitamin D cũng là nguyên nhân khiến cho răng sứt, mẻ. Bởi đây đều là những chất cần thiết cho quá trình phát triển của răng. Chỉ cần một trong những chất trên bị thiếu, răng sẽ không chắc khỏe và dễ vỡ khi ăn nhai thức ăn.
Theo bác sĩ Hằng, những người thường xuyên ăn, uống thực phẩm có tính axit như nước ngọt có ga, thịt đỏ, trái cây họ cam quýt hay cà thua có nguy cơ cao bị mẻ răng. Bởi axit sẽ dần mài mòn men răng khiến cho răng trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn rất nhiều so với trước.
Thực phẩm có tính axit cao khiến men răng nhanh chóng bị mài mòn
Nghiến răng khi ngủ là hành động cơ hàm siết chặt vào nhau và tạo ra những âm thanh khó chịu. Thông thường, lực khi nghiến răng mạnh gấp 10 lần so với ăn nhai. Nếu như tình trạng trên diễn ra trong khoảng thời gian dài, các răng trên cung hàm sẽ nhanh chóng bị mài mòn và nguy cơ nứt, mẻ răng là rất cao.
Mơ bị mẻ răng thường là điềm xấu, báo hiệu những mất mát xảy ra trong tương lai. Sự mất mát đó có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như tiền bạc, sức khỏe, tình duyên hay sự nghiệp.
Tuy nhiên, điềm báo của giấc mơ bị mẻ răng còn phụ thuộc vào vị trí cụ thể của răng sứt mẻ:
– Răng cửa: Trong tương lai, bạn có nguy cơ mất đi một khoản tiền lớn do bị người khác lợi dụng.
– Răng hàm: Bạn dễ gặp phải vấn đề liên quan đến chuyện tình cảm như cãi nhau với người thân, người yêu, tỏ tình nhưng bị đối phương từ chối…
– Răng hàm số 6: Đây là chiếc răng đảm nhận vai trò rất quan trọng trên hàm răng. Giấc mơ bị mẻ răng hàm số 6 có thể là điềm báo một người thân của bạn bị bệnh nặng và sắp ra đi.
Theo bác sĩ nha khoa Thu Hằng, các răng đã bị mẻ sẽ không thể tự chữa lành và khôi phục lại như đối với vết thương ở xương hay da. Bởi mẻ răng là tình trạng men răng và các mô khác trong cấu trúc răng bị tổn thương. Trong khi đó, men răng lại không chứa tế bào sống nên chúng không thể tự lành lại như lúc ban đầu.
Biện pháp duy nhất để khắc phục tình trạng mẻ răng là tới cơ sở nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Răng sứt mẻ không thể tự lành
Răng bị nứt, vỡ chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc răng cũng như khả năng bảo vệ của men răng. Chưa kể, tình trạng trên không được xử lý sớm sẽ để lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Cụ thể như sau:
– Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng: Khi mẻ răng, cấu trúc của răng cũng sẽ bị phá hủy. Các vi khuẩn ở trong khoang miệng có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong ngà răng, tủy thông qua các vết nứt, mẻ. Điều đó làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý như viêm chân răng, áp xe, viêm tủy…
– Giảm tính thẩm mỹ của hàm răng: Đối với nhóm răng cửa, hiện tượng mẻ răng chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ. Bởi đây là những chiếc răng bị lộ ra nhiều nhất khi bạn cười hay nói chuyện. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ không còn giữ được sự tự tin trong quá trình giao tiếp hàng ngày.
– Suy giảm chức năng ăn nhai: Khi răng sứt mẻ, phần ngà răng bên trong sẽ lộ ra ngoài. Điều đó khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều kèm theo tình trạng đau nhức và ê buốt trong quá trình ăn nhai hàng ngày.
Với trường hợp răng của bạn bị sứt, mẻ do tác động của ngoại lực, sâu răng… thì hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp hàn răng để khắc phục. Tuy nhiên, tiêu chí quan trọng nhất là vết nứt bé, chiếm tỉ lệ nhỏ so với thân răng.
Nếu đảm bảo tiêu chí trên, bác sĩ nha khoa sẽ dùng các vật liệu nhân tạo như Composite, GIC, Amalgam… để lấp đầy vào phần mô răng bị khuyết thiếu. Đây là một kỹ thuật rất đơn giản, được khá nhiều người lựa chọn bởi tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, trong trường hợp răng sứt mẻ quá lớn, phương pháp trên sẽ không hiệu quả. Bởi miếng trám sẽ nhanh chóng bị bong ra ngoài dưới lực ăn nhai hàng ngày.
Răng sứt mẻ nhỏ có thể khắc phục bằng phương pháp hàn trám
Trên thực tế, răng bị mẻ và niềng răng là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau nên gần như không bị ảnh hưởng. Nếu như răng của bạn đã được trám thì bác sĩ vẫn có thể niềng răng được bình thường.
Trong trường hợp răng cửa bị mẻ nhỏ và chưa được khắc phục, bạn vẫn có thể chỉnh nha trước rồi mới trám hoặc dán sứ để khôi phục lại hình dáng của răng. Còn nếu như răng mẻ lớn, bạn cần tới nha khoa thăm khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng của chân răng và tư vấn giải pháp xử lý tối ưu.
Dưới đây là một số cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà đang được lan truyền nhiều trên diễn đàn, hội nhóm ở Facebook:
– Sử dụng sáp nha khoa: Đây là một sản phẩm có màu trắng đục, gần giống với màu răng. Bạn chỉ cần gắn trực tiếp vào phần răng bị mẻ và nắn chỉnh sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ nhất. Tuy nhiên, sáp nha khoa có độ bền không lâu, thường tan ra sau khoảng vài tiếng ăn hoặc uống nên bạn cần phải gắn miếng sáp thường xuyên.
– Dùng dũa mài răng: Sử dụng dũa là phương pháp được áp dụng với trường hợp răng chỉ bị nứt, mẻ ở mức độ nhẹ. Bạn có thể dùng dũa để mài răng bị mẻ sao cho đều với các răng liền kề trên cung hàm. Phương pháp trên có ưu điểm là khá tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu như bạn mài răng không đúng cách, răng liền kề cùng với các mô nướu xung quanh có thể bị tổn thương.
– Tự trám răng: Hiện các miếng trám nha khoa được bày bán rất nhiều tại các cửa hiệu thuốc. Bạn có thể dễ dàng mua chúng rồi gắn lên răng. Sau đó, bạn điều chỉnh sao cho răng tự nhiên nhất. So với sáp nha khoa, miếng trám tồn tại được lâu hơn nhưng đòi hỏi độ tỉ mỉ cao. Ngoài ra, khi gắn lên răng, bạn cũng cần thực hiện nhanh tay bởi miếng trám sẽ nhanh bị khô lại.
Như những thông tin chúng tôi đã đề cập, nếu như răng chỉ bị sứt, mẻ ở mức độ nhẹ, bạn có thể tiến hành trám răng. Mặc dù đây là một phương pháp khá đơn giản nhưng đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện tỉ mỉ để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Trước tiên, các bác sĩ sẽ làm sạch răng nhằm ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ sử dụng những thiết bị nha khoa chuyên dụng để gắn cố định miếng trám lên trên. Thời gian trám răng thường dao động 15 – 40 phút.
Dán sứ là phương pháp thường được các bác sĩ tư vấn khi răng cửa bị mẻ nhỏ. Đối với trường hợp trên, kỹ thuật hàn trám răng vẫn có thể áp dụng nhưng không đảm bảo được về mặt thẩm mỹ.
Sau khi răng miệng được làm sạch, bác sĩ sẽ tiến hành mài một lớp mỏng ở men răng rồi gắn mặt dán sứ lên trên. Đặc biệt, trong những trường hợp răng mỏng, thưa… bác sĩ còn không cần mài răng mà có thể gắn trực tiếp veneer sứ nên bảo tồn răng thật tối đa.
Phương pháp dán sứ cho răng sứt mẻ nhỏ
Với trường hợp răng sứt mẻ tương đối lớn, không phù hợp để tiến hành trám răng hay dán sứ, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ thẩm mỹ.
Về bản chất, bọc sứ cũng tương tự như dán sứ. Tuy nhiên, bác sĩ cần phải mài răng với tỉ lệ nhiều hơn để điều chỉnh hình thể của hàm răng và tạo kết nối giữa mão sứ với răng thật. Sau đó, bác sĩ nha khoa gắn cố định mão sứ lên trên.
Trên thực tế, trong mọi trường hợp, bác sĩ luôn ưu tiên phương pháp bảo tồn răng gốc. Tuy nhiên, nếu như răng sứt mẻ quá nặng, chỉ còn lại một ít chân răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để đảm bảo an toàn cho các bộ phận khác trong khoang miệng.
Đối với răng vĩnh viễn, sau khi nhổ, bạn buộc phải trồng răng giả thay thế. Trong các phương pháp phục hình răng, trồng răng Implant được các bác sĩ đánh giá cao nhất về tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai, tuổi thọ…
Như ở trường hợp của anh N.B.D 34 tuổi (Lam Sơn, Lê Chân, Hải Phòng) đã nhổ răng cửa do bị mẻ lớn và trồng răng Implant thay thế. Sau khi trồng răng, anh có thể ăn nhai thoải mái như trước mà không gặp phải bất kỳ khó khăn nào. Chưa kể, răng giả còn có hình dáng tương tự như răng thật.
Trụ Implant có khả năng tương thích cao
Ngay khi phát hiện răng bị mẻ, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Khạc nhổ mảnh vỡ răng ra ngoài nếu răng bị mẻ trong quá trình ăn nhai bởi chúng có thể đi theo thức ăn xuống đường tiêu hóa.
– Tuyệt đối không lấy lưỡi hoặc tay để chạm vào phần gờ răng bị mẻ, tránh tình trạng tổn thương và chảy máu.
– Giữ mảnh răng bị mẻ vào hộp kín vì trong một vài trường hợp, bác sĩ nha khoa có thể sẽ sử dụng chúng để khôi phục răng.
– Súc miệng nhẹ nhàng với nước muối loãng để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, tránh tình trạng chúng xâm nhập vào sâu bên trong cấu trúc răng bị mẻ.
– Không tự ý gắn lại các mảnh vỡ của răng vì có thể gây đau nhức dữ dội nếu như vô tình chạm vào tủy răng.
Để giảm thiểu nguy cơ nứt, mẻ răng, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
– Không cắn hoặc ăn nhai những thực phẩm quá cứng.
– Đeo máng bảo vệ răng nếu chơi thể thao hoặc có thói quen nghiến răng khi ngủ để tránh lực tác động trực tiếp lên răng.
– Tới nha khoa điều trị ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý sâu răng, viêm nha chu, viêm chân răng…
– Giảm bớt những loại thực phẩm có tính axit cao trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
– Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc đường tròn để tránh làm tổn thương tới men răng.
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho răng, nướu như canxi, vitamin D…
Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa canxi
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về hiện tượng răng sứt mẻ. Mặc dù sứt, mẻ răng không quá nguy hiểm nhưng chúng không thể tự khôi phục như lúc ban đầu. Bạn cần tới nha khoa xử lý sớm để tránh ảnh hưởng xấu tới răng, nướu.
Tooth And Tips: “AESTHETICS IN DENTISTRY PART 2 – Crack or Chipped tooth”
The Dental Express: “Why Are My Teeth Chipping All of a Sudden?
Trang Crest: “Chipped or Cracked Tooth Causes and Repair”
WebMD: “Repairing a Chipped or Broken Tooth”
Trang Colgate: “Four Options For Fixing A Chipped Tooth Fast”
Theo chiêm tinh học, nằm mơ thấy mẻ răng là dấu hiệu cảnh báo điềm xấu. Đó có thể là vấn đề liên quan đến sức khỏe, tổn thất tiền bạc,
Răng sứ bị sứt, mẻ, vỡ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên điểm chung đều sẽ gây tâm lý lo lắng, khó chịu cho người
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc
Câu hỏi: Chào bác sĩ, xin bác sĩ tư vấn cho tôi răng sứt mẻ có hàn được không và đau không? Nguyên nhân gây sứt mẻ răng cửa là gì? Và
Răng bị va đập mạnh sẽ làm cho bạn cảm thấy ê buốt, đau nhức, lung lay hoặc nghiêm trọng hơn là bị gãy. Trong mỗi trường hợp sẽ có cách
I. NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN CHO RĂNG XẤU HỎNG? Do bệnh lý:‣ Thiếu hụt canxi trong men răng‣ Sâu răng phá hủy các mô răng‣ Nghiến răng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×