19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng trám bị xỉn màu thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm florua, nhiễm màu thực phẩm, vệ sinh răng miệng sai cách. Trong trường hợp như vậy, bạn hãy đến phòng khám nha khoa uy tín, có dịch vụ chất lượng để tìm ra giải pháp thay miếng trám mới, bọc sứ hoặc dán sứ sao cho phù hợp.
Thực chất, dù là miếng trám hay răng thật đều có thể bị thay đổi màu theo độ tuổi và thời gian do sự tác động của các yếu tố xung quanh. Tuy nhiên, các vật liệu trám răng thẩm mỹ ngày càng được cải tiến với các chất hấp thụ tia cực tím, chất kháng oxy hóa nên đã giúp hạn chế rất nhiều tình trạng đổi màu.
Vì vậy, nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách cũng như có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì miếng trám răng không hề dễ bị đổi màu như nhiều người vẫn thường nghĩ.
Tất nhiên, việc miếng trám răng theo thời gian sử dụng bị thay đổi màu sắc vẫn là điều khó tránh khỏi.
Sau khi thực hiện trám răng thẩm mỹ (hàn răng), có không ít người gặp phải hiện tượng răng đã hàn trám bị xỉn màu, ố vàng gây mất thẩm mỹ.
Tình trạng trên xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như sau:
Răng trám bị nhiễm florua: Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị xỉn màu sau khi hàn răng là do hàm lượng florua quá lớn trong nước uống hoặc kem đánh răng, dẫn đến hình thành lớp màu trắng đục trên răng sau thời gian dài. Điều này làm thay đổi màu sắc của miếng trám.
Răng trám bị nhiễm màu từ thực phẩm: Tuy rằng các vật liệu hàn trám răng ngày càng được cải tiến, không dễ bị nhiễm màu thực phẩm như lúc trước. Thế nhưng, nếu như bạn ăn uống quá nhiều thực phẩm dễ gây đổi màu cả răng thật và miếng trám như trà, cà phê, rượu vang đỏ, quả việt quất… thì chắc chắn rất khó tránh khỏi tình trạng trên.
Nếu bạn trước đó thực hiện hàn trám răng trên nền răng sâu hay thiếu sản men răng nhưng chưa được điều trị triệt để, thì liên quan đến các bệnh lý về răng, nguy cơ bị xỉn màu, ố vàng vết trám sau một khoảng thời gian phục hình là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Nếu như bạn vệ sinh răng miệng hàng ngày sai cách, không kỹ lưỡng, thì không chỉ răng thật mà ngay cả miếng hàn răng cũng dễ bị thay đổi màu sắc
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Linh (Trưởng khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Paris) cho biết, hiện tượng miếng hàn răng bị thay đổi màu sắc hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sự sống của tủy răng. Tuy nhiên, trừ trường hợp sâu răng tái phát bên dưới miếng trám và đã phát triển tới sát tủy hoặc tới tủy thì lại rất nguy hiểm.
Do đó, bạn cần phân biệt rõ miếng trám răng đổi màu do các tác động xung quanh hay liên quan đến bệnh lý để có phương án khắc phục tốt nhất.
Bên cạnh đó, dù không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng nướu nhưng nếu miếng trám không còn giữ được màu sắc như ban đầu thì sẽ tác động không nhỏ đến thẩm mỹ của hàm răng, nhất là ở những vị trí dễ lộ như răng cửa.
Tương tự như trường hợp phục hình răng sứ, thuốc tẩy trắng răng sẽ không có tác dụng đối với các miếng trám răng thẩm mỹ.
Bởi các hoạt chất có trong thuốc tẩy trắng răng chỉ có tác dụng trên mô răng thật, còn các vật liệu trám dù sử dụng với nồng độ cao, cũng không tạo ra phản ứng oxy hóa giúp loại bỏ các phân tử gây xỉn màu.
Tuy rằng, răng hàn bị xỉn màu, ố vàng không thể tẩy trắng được thì bạn cũng đừng quá lo lắng.
Vì hiện tại đang có 3 phương pháp được triển khai rất phổ biến để khắc phục tình trạng trên là thay miếng trám mới, dán sứ siêu mỏng và bọc răng sứ thẩm mỹ.
Nếu như miếng trám cũ đã bị đổi màu một cách trầm trọng thì bạn nên cân nhắc đến việc thay thế bằng miếng trám mới.
Việc trám răng lại về cơ bản thì quá trình thực hiện cũng không khác lần đầu là bao, chỉ thêm một bước loại bỏ miếng trám cũ mà thôi.
Thế nhưng, nhằm đảm bảo kết quả phục hình được tốt nhất thì bạn nên tìm kiếm một địa chỉ nha khoa thực sự uy tín để thực hiện.
Bên cạnh đó, trong trường hợp trước đấy bạn đang sử dụng vật liệu trám dễ bị xỉn màu, độ bền thấp thì cũng nên cân nhắc chuyển sang lựa chọn vật liệu cao cấp hơn. Điển hình như trám răng Inlay Onlay, đây là vật liệu trám bằng sứ có độ bền vượt trội và rất khó bị đổi màu do thực phẩm.
Trong trường hợp không chỉ có miếng dán sứ bị đổi màu mà cả răng bị đổi màu nặng, dù áp dụng phương pháp tẩy trắng cũng không hiệu quả thì bạn nên cân nhắc đến phương pháp dán sứ siêu mỏng.
Dán sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ sử dụng đến những miếng dán sứ siêu mỏng nhưng vẫn đảm bảo về độ bền, sự chắc chắn. Hơn thế, nhờ thiết kế mặt dán siêu mỏng nên khi phục hình bạn sẽ không phải tiến hành mài răng quá nhiều và nhờ vậy chúng sẽ giúp bảo tồn răng gốc một cách tối ưu nhất.
Ngoài dán sứ siêu mỏng ra thì bạn có thể tham khảo thêm phương pháp bọc sứ thẩm mỹ, đặc biệt là trong các trường hợp miếng trám bị xỉn màu do răng sâu.
Bởi các trường hợp răng trám thay đổi màu sắc liên quan đến bệnh lý răng nướu, cụ thể là sâu răng thì thường là tình trạng bệnh đã tiến triển nặng. Lúc bấy giờ bạn cần áp dụng một phương pháp có tính hiệu quả cao hơn.
Và bọc răng sứ chính là một trong những giải pháp như vậy. Những chiếc mão sứ sẽ được thiết kế một cách đầy tinh xảo, rất giống với răng thật.
Bên cạnh tác dụng về mặt thẩm mỹ thì chúng còn giúp cải thiện chức năng ăn nhai, bảo vệ răng gốc và ngăn chặn bệnh lý sâu răng phát triển nặng.
Đối với trường hợp răng cửa xỉn màu sau khi thực hiện trám răng, bạn nên cân nhắc tới 1 trong 3 phương pháp khắc phục mà chúng tôi vừa đề cập tới.
Tuy nhiên, vì răng cửa là chiếc răng đảm nhận cùng lúc chức năng cắn, xé thức ăn cũng như thẩm mỹ quan trọng, nên bác sĩ nha khoa vẫn thường khuyến khích mọi người nên phục hình bằng phương pháp dán sứ hoặc bọc sứ sẽ tốt hơn.
Thêm vào đó, độ bền của miếng trám chắc chắn không thể bằng miếng dán sứ hay mão sứ nên trong suốt một khoảng thời gian dài sử dụng, bạn sẽ không cần phải lo lắng về tình trạng răng cửa bị xỉn màu nữa.
Trám răng là phương pháp được chỉ định trong rất nhiều trường hợp khác nhau như sâu răng, gãy, mòn… ở mức độ nhẹ. Chúng vừa giúp tạo ra một lá chắn bảo vệ răng tự nhiên vừa đảm bảo cho tính thẩm mỹ của toàn hàm.
Vì vậy, chúng ta cần phải biết cách hạn chế tình trạng miếng hàn răng bị thay đổi màu sắc chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Thứ nhất – Lựa chọn vật liệu trám răng chất lượng: Câu nói “tiền nào của nấy” vẫn rất đúng trong trường hợp trên. Thay vì ham giá rẻ thì bạn nên đầu tư vào các vật liệu trám răng chất lượng, với khả năng chống bám dính màu thực phẩm tốt. Nhờ vậy, tuổi thọ sử dụng của vật liệu sẽ kéo dài hơn và cũng không cần phải lo lắng quá nhiều về tình trạng đổi màu gây mất thẩm mỹ.
Thứ hai – Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đây chắc chắn là điều bạn không nên bỏ qua, vừa giúp hạn chế tình trạng hàn răng bị xỉn màu vừa duy trì sức khỏe răng nướu.
Thứ ba – Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Hãy hạn chế việc sử dụng các thực phẩm khiến răng dễ bị ố vàng như thực phẩm đậm màu, các loại đồ uống chứa nhiều tannin, thực phẩm có tính axit cao… Thay vào đó hãy ưu tiên các loại thực phẩm giúp hàm răng trắng sáng hơn như nước lọc, bông cải xanh, sữa, sữa chua…
Thứ tư – Thăm khám nha khoa định kỳ: Việc thăm khám nha khoa định kỳ bao giờ cũng giúp bạn kiểm soát sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất. Đồng thời đây cũng là cách kéo dài tuổi thọ của miếng trám thẩm mỹ.
Có thể thấy rằng, dù phần lớn các trường hợp răng trám bị xỉn màu không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe răng nướu của chúng ta, nhưng cũng phần nào là một cảnh báo về tình trạng răng đang có vấn đề. Vì thế, bạn tuyệt đối không nên “ngó lơ” khi nhận thấy miếng trám của mình đang dần thay đổi màu sắc.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×