31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Nếu men răng có chất lượng kém bẩm sinh hoặc phát triển không tốt thì răng của bé rất dễ bị ố vàng, không trắng sáng. Ngoài ra, răng trẻ em bị xỉn màucòn có thể do các nguyên nhân sau: sâu răng, vệ sinh răng miệng sai cách, tác dụng phụ của thuốc, chế độ ăn uống, bệnh lý toàn thân… Cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để khắc phục kịp thời.
Bác sĩ Hoàng Xuân Phong tại Nha Khoa Paris Nguyễn Thái Học đã chia sẻ, răng bé bị xỉn màu thường do những nguyên nhân sau: thiếu sản men răng, sâu răng, vệ sinh răng miệng sai cách, tác dụng phụ của thuốc, chế độ ăn uống, bệnh lý toàn thân…
Phần lớn trẻ bị xỉn màu răng là do lớp men trên răng bẩm sinh đã rất mỏng. Khoáng chất không đủ khiến cho phần ngà răng màu vàng ở bên trong nổi trội hơn lớp men răng bên ngoài.
Khi bị thiếu sản men răng, răng của trẻ sẽ bị đổi màu. Bề mặt thân răng có thể xuất hiện những lốm đốm màu đen hoặc màu vàng. Theo thời gian, tình trạng xỉn màu do thiếu sản men răng càng trở nên nghiêm trọng. Thậm chí, răng sữa của bé còn rất dễ bị mủn và rụng trước giai đoạn thay răng vĩnh viễn.
Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng mà không ít trẻ gặp phải. Triệu chứng ban đầu của bệnh sâu răng là răng sẽ bị đổi màu ở một vài vùng trên bề mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng. Nếu như không có phương án xử lý kịp thời, những mảng răng bị đổi màu sẽ dần chuyển sang màu nâu hoặc đen.
Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh lý sâu răng của trẻ đang diễn biến nghiêm trọng. Khi đó, trẻ còn bị đau nhức dai dẳng, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Trẻ em thường chưa ý thức được hết tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Do đó, rất nhiều trẻ không đánh răng thường xuyên hoặc chỉ chải răng qua loa.
Đây chính là nguyên nhân khiến cho cặn thức ăn không được loại bỏ triệt để, dẫn tới tích tụ mảng bám trên răng. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, những mảng bám sẽ dần chuyển sang màu vàng.
Một trong những nguyên nhân khiến răng bé bị xỉn màu là mẹ sử dụng nhiều thuốc thuộc nhóm kháng sinh Tetracycline trong thời kỳ mang thai. Khi đó, màu răng của trẻ rất dễ bị thay đổi ngay từ khi mới bắt đầu mọc răng sữa.
Nghiên cứu khoa học được đăng tải trên tạp chí Pediatrics vào năm 2018 đã tiến hành khảo sát và phân tích dữ liệu từ hơn 300 trẻ em. Kết quả cho thấy có khoảng gần 20% trẻ bị xỉn màu răng do mẹ sử dụng tetracycline trong thai kỳ.
Ngoài ra, trẻ em chưa đến 10 tuổi uống quá nhiều thuốc tetracycline hoặc các thuốc kháng sinh cùng nhóm với tetracycline trong thời gian ngắn cũng có thể khiến cho toàn bộ hàm răng bị đổi màu. Tetracycline kết hợp với canxi có trong xương sẽ làm hỏng men răng và làm răng có màu vàng, nâu hoặc xám. Thậm chí, chúng còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển răng của trẻ về sau.
Trẻ em là nhóm đối tượng rất thích ăn đồ ngọt như bánh, kẹo ngọt, bắp rang bơ…. Tuy nhiên, đây là những thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao. Đường rất dễ bám lại trên bề mặt răng và khiến cho men răng bị phá hủy. Lâu dần, răng của trẻ sẽ bị chuyển màu. Không chỉ vậy, đồ ngọt còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu…
Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, răng bị xỉn màu cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: thiếu máu dạng hồng cầu lưỡi liềm, bệnh tim mạch, bệnh liên quan đến hô hấp… Ngoài ra, những trẻ bị vàng da quá nặng sau khi sinh cũng có thể bị xỉn màu răng ngay từ khi mới bắt đầu mọc răng sữa.
Fluor là một chất giúp tăng cường men răng và ngăn chặn bệnh lý sâu răng. Tuy nhiên, lượng fluor bị dư thừa có thể gây ảnh hưởng xấu tới quá trình hình thành men răng.
Nếu răng chỉ bị nhiễm fluor ở mức độ nhẹ, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện những mảng màu trắng đục, khiến màu sắc của răng không có sự đồng đều. Trong trường hợp nhiễm fluor nặng, những mảng màu còn có thể ăn sâu vào trong ngà răng.
Răng xỉn màu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của hàm răng, khiến trẻ mất đi sự tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Trong trường hợp răng đổi màu do vi khuẩn sâu răng gây ra, nếu bệnh lý không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Bởi vi khuẩn tiếp tục lây lan, tấn công vào sâu trong tủy răng và cả những răng liền kề.
Thậm chí, nếu như bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng, trẻ còn có nguy cơ rụng răng sữa sớm. Điều đó có thể khiến cho các răng vĩnh viễn mọc về sau dễ bị sai lệch và ảnh hưởng xấu tới khớp cắn hai hàm.
Không chỉ vậy, răng bị xỉn màu cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như: viêm gan, bệnh về hô hấp… Nếu cha mẹ chủ quan, không đưa trẻ đi khám kịp thời, bệnh lý có thể tiến triển nặng thêm và tác động xấu tới sức khỏe của trẻ.
Răng sữa của trẻ thường có màu trắng nhạt. Nếu men răng của trẻ có chất lượng kém (có thể do di truyền) hoặc men răng không phát triển tốt sẽ khiến răng của bé bị xỉn màu.
Để răng trẻ phát triển chắc khỏe và trắng sáng thì cơ thể cần có một số vitamin và khoáng chất cần thiết như flour, canxi, vitamin D. Trong đó, flour giúp men răng có một lớp bảo vệ. Vitamin C, canxi và vitamin D giúp răng thêm chắc khỏe. Việc thiếu một trong những chất trên sẽ khiến cho răng sữa của trẻ ngày một suy yếu và dễ bị đổi màu.
Ngoài ra, tương tự như răng vĩnh viễn, bệnh lý sâu răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách… cũng là nguyên nhân khiến cho răng sữa của trẻ không còn trắng sáng như lúc ban đầu.
Trên thực tế, có không ít cha mẹ chủ quan cho rằng răng sữa bị ố vàng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi nếu răng sữa có vấn đề thì chắc chắn răng vĩnh viễn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu như bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng, trẻ sẽ có nguy cơ rụng răng sữa sớm. Điều đó có thể khiến cho các răng vĩnh viễn mọc về sau dễ bị sai lệch và ảnh hưởng xấu tới khớp cắn hai hàm.
Khi phát hiện răng trẻ bị xỉn màu, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở nha khoa sớm để bác sĩ kiểm tra và tìm cách điều trị tốt nhất. Trong trường hợp răng ố vàng do chế độ ăn uống, cách vệ sinh… bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm để làm bong những mảng bám ra khỏi răng. Quá trình lấy cao răng diễn ra nhanh chóng, an toàn và không gây hại tới răng, nướu của trẻ.
Nếu răng trẻ xỉn màu do sâu răng, bác sĩ sẽ làm sạch phần sâu răng và trám lại bằng những vật liệu chuyên dụng để ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục xâm nhập. Đối với những chiếc răng bị sâu quá nặng, đã ảnh hưởng đến tủy, các bác sĩ sẽ lấy tủy trước rồi mới tiến hành trám răng.
Riêng với trường hợp vàng răng do bệnh lý toàn thân, các bác sĩ cần kiểm tra sức khỏe và xác định mức độ của bệnh lý. Sau đó, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị tối ưu.
Để răng của bé luôn trắng sáng và khỏe mạnh, cha mẹ nên chú ý một vài vấn đề dưới đây:
Nếu trẻ còn nhỏ, các mẹ nên sử dụng bông gạc và rơ lưỡi cùng với nước muối sinh lý để làm sạch răng miệng cho bé.
Khi răng của trẻ đã mọc tương đối đầy đủ, cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen chải răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Các mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách để tránh gây tổn thương tới men răng và mô nướu.
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho trẻ để răng, nướu phát triển khỏe mạnh.
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt chứa nhiều đường. Bởi chúng là nguyên nhân dẫn tới hình thành mảng bám và khiến trẻ dễ bị sâu răng.
Đưa trẻ tới cơ sở nha khoa để thăm khám răng miệng định kỳ. Các bác sĩ sẽ làm sạch cao răng và kiểm tra toàn bộ răng miệng.
Ở bài viết trên, chúng tôi đã làm rõ những nguyên nhân khiến răng trẻ em bị xỉn màu và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp cha mẹ chăm sóc răng miệng cho bé một cách tốt nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×