Sâu răng khôn là hiện tượng gây đau nhức, khó chịu và nguy hiểm gấp nhiều lần so với sâu các răng thông thường. vậy khi răng khôn bị sâu, có nên nhổ bỏ không, hay còn cách khắc phục nào khác! Cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây!
Răng khôn còn có tên gọi khác là răng số 8, chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Mặc dù chiếc răng này không có chức năng thẩm mỹ hay ăn nhai quá quan trọng nhưng sâu răng khôn hay sâu răng số 8 cũng có thể đem đến cho người bệnh nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng:
Hình ảnh răng khôn bị sâu – hiện tượng để lại nhiều ảnh hưởng xấu cho người bệnh
Bởi răng khôn là chiếc răng nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm nên thức ăn dễ dàng bị mắc kẹt tại đây, tạo thành các lỗ sâu răng khôn, tấn công ngà răng, tủy răng và gây ê buốt, đau nhức cho người bệnh.
Răng khôn có chứa nhiều dây thần kinh quan trọng, có liên hệ mật thiết với hệ thần kinh trung ương hơn các răng khác. Bởi vậy, khi sâu răng số 8, người bệnh thường sốt và gặp hiện tượng sưng má, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt.
Sâu răng khôn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến hiện tượng viêm tủy, sưng nướu, viêm nướu,… Đồng thời, vi khuẩn sâu răng có thể lây lan sang các răng xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Sâu răng khôn có thể đem lại những nguy hại khôn lường cho sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể. Bởi vậy, bạn nên nhanh chóng đến phòng khám nha khoa uy tín để tìm cách trị sâu răng khôn ngay từ sớm. Tùy theo tình trạng răng khôn cụ thể của mỗi người, các bác sĩ có thể đưa ra biện pháp phù hợp.
Trám răng là phương pháp khắc phục hiện tượng răng khôn bị sâu khá hiệu quả , được các bác sĩ thực hiện trong các trường hợp:
Sâu răng số 8 nhẹ, lỗ sâu răng còn nhỏ, chưa chạm đến tủy răng, có thể dùng vật liệu trám bịt kín lại, tránh để vi khuẩn tiếp xúc và phá hoại cấu trúc răng nhiều hơn, khiến bệnh phát triển ngày một nặng.
Răng khôn mọc thẳng, không mọc lệch, mọc ngầm, không đâm, xiên vào các răng khác làm xô lệch cung hàm.
Trám răng có thể khắc phục răng khôn mọc thẳng bị sâu nhẹ
Trám răng là giải pháp được khá nhiều bác sĩ nha khoa khuyên dùng nhờ những ưu điểm vượt trội như:
Khả năng ăn nhai tốt: Vật liệu trám giúp phục hình răng hoàn thiện, bịt kín lỗ sâu, đồng thời có khả năng chịu lực rất cao, giúp khôi phục chức năng ăn nhai của răng khôn
Độ bền từ 5-7 năm, răng khôn có thể được bảo tồn trong suốt khoảng thời gian này, không lo bị vi khuẩn tấn công gây bệnh lý răng miệng như sâu răng khôn tái phát, viêm nướu,…
Chi phí thấp: Mức giá thực hiện trám răng khôn bị sâu hiện chỉ khoảng 700.000 VND cho một lần trám bằng công nghệ tân tiến nhất hiện nay. Bởi vậy, đây là phương pháp phù hợp với nhiều đối tượng trong xã hội.
Khi sâu răng khôn đã phát triển nặng, chạm đến tủy, gây viêm tủy và các biến chứng khác nguy hiểm hơn như áp xe răng, viêm xương hàm,… việc nhổ răng là điều các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân thực hiện, bởi lúc này, trám răng không thể phát huy tác dụng được nữa vì vi khuẩn gây viêm nhiễm đã lan đến tủy, nhổ răng là giải pháp duy nhất.
Nhổ răng khôn giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm lan rộng
Răng khôn không có nhiều vai trò đối với thẩm mỹ, ăn nhai như các răng khác trên cung hàm. Vì vậy, việc nhổ răng khôn sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn đến chức năng của cả hàm. Đồng thời còn giúp giải quyết tình trạng viêm nhiễm triệt để, phòng tránh vi khuẩn sâu răng lây lan sang các răng cối liền kề, làm suy giảm chức năng ăn nhai của cả hàm.
Nhổ răng khôn là lựa chọn tối ưu giúp bạn ngăn chặn những ảnh hưởng xấu do sâu răng khôn gây nên. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý có chế độ chăm sóc phù hợp sau khi nhổ răng để lành thương nhanh chóng, tránh nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng:
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc
Những cách trị sâu răng bằng lá lốt từ xưa đến nay vẫn luôn được lưu truyền rộng rãi và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên không phải
Bác sĩ Phạm Thị Hạnh tại Nha Khoa Paris chi nhánh Hải Phòng cho biết, răng số 6 chỉ nên nhổ bỏ trong trường hợp sâu ở mức độ nghiêm
Khi bị sâu răng có lỗ, bạn có thể áp dụng một số Cách trị nhức răng có lỗ tại nhà như sau: bổ sung vitamin D, hạn chế ăn thực phẩm có
Các cách bắt sâu răng bằng lá tía tô đã được dân gian lưu truyền từ rất lâu. Trong lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn,
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×