Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức do đâu? 5 mẹo giảm đau hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An.

Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức hay ê buốt là tình trạng rất nhiều gặp phải. Ngay cả khi các triệu chứng này không gây ảnh hưởng quá nhiều nhưng cũng đủ khiến chúng ta lo lắng. Vậy tại sao lại bị đau nhức sau khi bọc sứ? Cách khắc phục như thế nào?

1. Sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức do đâu?

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền, sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức là do các tác động xâm lấn trong quá trình mài men răng để làm trụ lắp mão sứ. Những cảm giác khó chịu trên sẽ biến mất nhanh chóng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của bạn.

Tuy nhiên, nếu đau nhức kéo dài và cảm giác đau tăng lên mỗi khi ăn uống, bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra vì nó liên quan đến một số vấn đề sau:

1.1. Sau khi bọc sứ bị đau nhức vì nền răng yếu

Người có nền răng yếu thì chỉ cần một tác động nhỏ vào răng thì cũng đã xảy ra các triệu chứng khó chịu. Trong khi đó, tiến hành bọc sứ thì phải mài bớt đi một phần men răng nên khó tránh khỏi tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài nhiều ngày sau khi thực hiện xong.

Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức vì nền răng yếu

Do răng yếu

1.2. Sau khi bọc răng bị đau nhức do mài nhiều men

Nếu nha sĩ tiến hành mài răng quá nhiều, vượt quá tỷ lệ tiêu chuẩn sẽ dẫn đến làm lộ ngà bên trong khiến răng bị đau nhức và vô cùng khó chịu.

Nguy hiểm hơn nữa là răng bị tổn thương do mài nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, thậm chí lung lay, gãy rụng. Chưa kể, men răng một khi đã bị tổn thương thì không thể tự hồi phục lại trạng thái ban đầu.

1.3. Chưa điều trị bệnh viêm tủy dứt điểm

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền, đối với những răng đã bị viêm tủy thì bắt buộc phải điều trị tủy trước khi tiến hành bọc sứ bên ngoài. Nếu như chưa điều trị tủy triệt để mà đã bọc sứ thì khó tránh khỏi tình trạng đau nhức, ê buốt răng nghiêm trọng.

1.4. Bệnh lý răng nướu

Bên cạnh viêm tủy răng thì tình trạng trên có thể xảy ra do chiếc răng bọc sứ bị các bệnh lý răng nướu như sâu răng, viêm nướu, viêm quanh răng,… mà chưa được điều trị hoàn toàn trước đó.

Do bệnh lý răng nướu

Răng bọc sứ bị bệnh lý răng nướu

1.5. Mão sứ chế tác không chuẩn

Mão sứ chế tác không chuẩn, không khít với mô nướu xung quanh sẽ làm thức ăn giắt vào và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tấn công răng nướu dẫn đến viêm hiễm với các triệu chứng như đau nhức, hôi miệng, chảy máu chân răng,…

Hoặc mỗi khi uống hoặc ăn đồ nước lạnh, do mão sứ không vừa nên nước lạnh sẽ tiếp xúc với cùi răng bên trong gây ra ê buốt.

1.6. Khớp cắn bị lệch

Tình trạng đau nhức kéo dài sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ còn xuất phát từ nguyên nhân bị lệch khớp cắn trong quá trình phục hình.

Khớp cắn bị lệch thường là do:

– Mão sứ thiết kế bị sai lệch.

– Nha sĩ nắn chỉnh mão sứ không đúng kỹ thuật.

Tình trạng ê buốt, đau nhức kéo dài do khớp cắn bị lệch nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật trong tương lai.

1.7. Thói quen nghiến răng

Nếu bạn có thói quen nghiến răng chưa thể khắc phục sau khi phục hình răng sứ thì rất dễ gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài.

Bởi khi nghiến răng, các răng đối diện sẽ gia tăng lực tác động mạnh lên mão sứ, khiến răng phải chịu một áp lực rất lớn.

Một khi bề mặt răng, mão sứ bị trầy xước, mài mòn sẽ tạo điều kiện cho các mảng bám, vi khuẩn tích tụ nhanh chóng dẫn đến các bệnh lý răng miệng quen thuộc như sâu răng, viêm quanh răng, viêm nha chu,…

Thói quen nghiến răng

Thói quen nghiến răng

1.8. Chế độ ăn uống không phù hợp

Mới bọc răng sứ xong, nếu bạn ăn nhiều đồ cứng, dai thì cũng khiến cho răng bị đau nhức, ê buốt trong nhiều ngày. Nguyên nhân là vì trong khoảng thời gian đầu mão sứ cần phải có thời gian thích ứng với nướu nên khi ăn nhai các món ăn cứng, dai sẽ khiến cho răng phải chịu ngay áp lực lớn dẫn đến các cảm giác khó chịu.

Nếu bạn tiếp tục ăn uống các loại thức ăn có độ cứng, dai như thịt nướng, gân bò, mía, sườn sụn,… thì sẽ gây ra áp lực lên răng sứ, dẫn đến đau nhức kéo dài rất khó chịu.

Ngoài ra, các thức uống có ga hoặc đường, axit như nước ngọt, bia, rượu có thể gây kích ứng lên răng sứ, tạo ra cảm giác đau nhức, ê buốt quanh răng.

2. Đau nhức sau khi bọc răng sứ có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Huyền, việc cảm thấy đau nhức nhẹ sau khi bọc răng sứ là triệu chứng rất bình thường và không gây nguy hiểm, nên bạn không cần quá lo lắng.

Phần lớn mọi người có thể cảm thấy đau, ê buốt trong 3 – 5 ngày, nhưng sau đó sẽ giảm dần và biến mất. Các cơn đau nhức sau khi làm răng sứ cũng ở mức vừa phải, không gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật.

Tuy nhiên, nếu đau sau khi bọc sứ kéo dài quá lâu hoặc càng ngày càng nặng, bạn nên đi khám nha sĩ để điều trị kịp thời. Bởi đau nhức lúc bấy giờ lại chính là dấu hiệu cảnh báo cho các biến chứng nguy hiểm.

3. Đau nhức sau khi bọc răng sứ có tự khỏi không?

Bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức có thể xảy ra trong 3 – 5 ngày đầu tiên, điều này có thể tự khỏi và rất bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Đau nhức xảy ra do quá trình mài răng làm xâm lấn và cơ thể chưa thích nghi được với răng sứ. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và cảm giác đau ngày càng dữ dội, nhất là mỗi khi ăn uống, thì bạn cần tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra ngay.

Ở mỗi người tình trạng đau sẽ khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Sau khi bọc sứ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng để giảm thiểu tình trạng ê buốt và đau nhức. Bạn cần tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ để hạn chế xảy ra tình trạng khó chịu này.

4. Bọc răng sứ xong bị đau nhức cần phải làm gì?

4.1. Sử dụng đá lạnh chườm

Nhờ nhiệt độ thấp từ đá lạnh sẽ giúp giảm hoạt động của máu tới vùng đang bị ảnh hưởng cũng như gây tê tạm thời, nên các cơn đau sẽ từ từ được xoa dịu.

– Bước 1: Lấy một vài viêm đá bọc vào 1 khăn sạch.

– Bước 2: Chườm đá lạnh lên vùng má bên ngoài chỗ răng đang bị đau.

– Bước 3: Chườm 10 – 15 phút.

– Bước 4: Nghỉ ít nhất 15 phút để thực hiện lần tiếp theo.

Sử dụng nước lạnh hoặc đá lạnh chườm

Sử dụng nước lạnh hoặc đá lạnh chườm

4.2. Sử dụng thuốc giảm đau

Đối với tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau như:

– Ibuprofen.

– Acetaminophen.

– Paracetamol.

Bạn chỉ nên uống thuốc giảm đau sau khi đã có sự tư vấn từ bác sĩ điều trị, tránh việc thấy đau mà tự ý sử dụng thuốc gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

4.3. Tránh nhai trực tiếp bằng răng sứ

Nếu như chiếc răng sứ của bạn đang bị đau thì bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng chúng, chính xác hơn là không nên dùng răng sứ để nhai trực tiếp.

Việc dùng răng sứ để ăn nhai khi đang bị đau sẽ chỉ khiến tình trạng càng thêm tệ hơn.

Chưa kể, nếu như tình trạng trên xảy ra là do bạn thường xuyên ăn nhai các món cứng, dai mà vẫn tiếp tục giữ nguyên chế độ ăn uống như vậy thì về lâu dài sẽ tác động đến kết quả phục hình cuối cùng.

4.4. Súc miệng bằng nước muối loãng

Trong trường hợp bạn bị đau nhức, ê buốt răng sau khi bọc sứ do liên quan đến các vấn đề về bệnh lý răng nướu thì có thể giảm đau bằng cách súc miệng nước muối loãng từ 2 – 3 lần/ngày.

Nước muối loãng có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Nên khi sử dụng, chúng sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, góp phần giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh lý.

4.5. Dùng hàm bảo vệ

Nếu như bạn bị ê buốt, đau răng do thói quen nghiến răng thì nên dùng hàm bảo vệ khi ngủ nhằm hạn chế tối đa áp lực lên răng sứ.

Ngoài ra, thời gian đầu bạn cũng có thể sử dụng hàm duy trì khi chơi thể thao để tránh trường hợp răng sứ chưa kịp thích ứng với nướu bị tổn thương do các va chạm khi vận động.

4.6. Đến nha khoa thăm khám

Cách giải quyết tốt nhất đối với tình trạng răng sứ bị ê buốt, đau nhức kéo dài là đến nha khoa thăm khám trực tiếp.

Bởi nếu như nguyên nhân là do mão sứ chế tác không chuẩn, lắp không đúng gây sai lệch khớp cắn thì bắt buộc bác sĩ phải tiến hành điều chỉnh lại. Còn nếu chỉ áp dụng những cách như trên thì chỉ có giá trị tạm thời chứ không giúp chữa dứt điểm.

5. Một số lưu ý giúp hạn chế bị đau sau khi bọc sứ

Bị đau nhức sau khi bọc sứ là tình trạng rất dễ gặp phải, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hạn chế điều đó xảy ra bằng những lưu ý đắt giá dưới đây của chúng tôi.

– Tìm kiếm địa chỉ nha khoa chuyên bọc răng sứ uy tín.

– Áp dụng thực đơn ăn uống hàng ngày phù hợp.

– Chải răng nhẹ nhàng, kỹ lưỡng sau khi mới bọc sứ.

– Thay đổi các thói quen xấu như nghiến răng, dùng răng cắn đồ cứng…

Một số lưu ý giúp hạn chế bị đau sau khi bọc sứ

Một số lưu ý giúp hạn chế bị đau sau khi bọc sứ

Như vậy, sau khi bọc răng sứ bị đau nhức nếu như chỉ diễn ra trong vòng vài ngày và mức độ không quá nghiêm trọng thì bạn cũng không cần lo lắng. Tất nhiên, không bởi vì thế mà chúng ta lại chủ quan trong việc ăn uống hay chế độ sinh hoạt thường ngày.

Hiển thị nguồn

Healthline: “Dental Crown Tooth Pain: Causes and Treatment”
Hove Dental Clinic: “Why is My Tooth Crown Painful? Your Symptoms Explained”
Trang Sức Khỏe và Đời Sống: “Ðau sau bọc răng sứ, khắc phục thế nào?”
Dược Liệu Ngọc Châu: “Răng bọc sứ bị đau nhức thì phải làm thế nào?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi bọc răng sứ
9 Hậu quả bọc răng sứ sai cách và biện pháp phòng tránh

9 Hậu quả bọc răng sứ sai cách và biện pháp phòng tránh

Mặc dù bọc răng sứ là phương pháp đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật thì sẽ gây nhiều hệ lụy. Bài viết sau sẽ đề cập đến

Ngày 04/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Nguyên nhân làm răng cửa bị mẻ? Quy trình bọc sứ răng cửa bị mẻ hoàn chỉnh

Nguyên nhân làm răng cửa bị mẻ? Quy trình bọc sứ răng cửa bị mẻ hoàn chỉnh

Bọc răng sứ răng cửa bị mẻ là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay. Kỹ thuật này không chỉ khôi phục tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo

Ngày 03/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bọc răng sứ đón tết có phù hợp với bạn không?Thời điểm phù hợp để đi bọc răng

Bọc răng sứ đón tết có phù hợp với bạn không?Thời điểm phù hợp để đi bọc răng

Bọc răng sứ là biện pháp nhiều người chọn nhằm sở hữu hàm răng trắng sáng tự nhiên cùng nụ cười tươi tắn để tự tin đón Tết. Tuy nhiên,

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Giám đốc hệ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bọc răng sứ có thay được không, dấu hiệu cần thay răng sứ

Bọc răng sứ có thay được không, dấu hiệu cần thay răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục khuyết điểm của răng, sở hữu hàm răng trắng và đẹp tự nhiên. Tuy nhiên,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Khi nào nên bọc răng sứ? Những lưu ý bạn cần biết

Khi nào nên bọc răng sứ? Những lưu ý bạn cần biết

Bọc răng sứ ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi mang lại hàm răng đẹp, trắng sáng và tự tin. Tuy nhiên, có những trường hợp bác sĩ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map