Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Nhổ răng sâu khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Mang thai là thời điểm các bà mẹ dễ mắc các bệnh răng miệng nhất, đặc biệt là sâu răng. Tuy nhiên, bất kỳ tác động nào từ bên ngoài cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nhổ răng sâu khi mang thai có nguy hiểm không? Đâu là “thời điểm vàng” để nhổ răng tốt nhất?

1/ Nhổ răng sâu cho bà bầu có tốt không?

Các chuyên gia nha khoa đều cho rằng, 9 tháng mang thai không phải là thời điểm tốt để nhổ răng. Nhưng nếu bắt buộc phải nhổ răng sâu khi mang thai, bạn cần phải nắm rõ những điều “lợi” và “mất” đối với sức khỏe của bà bầu để có thể chuẩn bị tinh thần thật kỹ.

Lợi ích của việc nhổ răng sâu khi mang thai

Hạn chế được cảm giác đau đớn, ê nhức do sâu răng gây ra.

Ngăn ngừa triệt để tình trạng hôi miệng, sâu răng lây lan sang các răng khác.

“Chặn đứng” nguy cơ nhiễm trùng, áp xe răng, viêm ổ răng,… khi sâu răng đã xâm lấn nặng nề.

Giảm thiểu tối đa nguy cơ sinh non của mẹ bầu (bởi trong thời gian sâu răng, cơ thể phụ nữ mang thai sản sinh ra chất protaglandin cùng một số hóa chất có thể kích thích chuyển dạ và sinh con sớm).

Có nên nhổ răng sâu khi mang thai không?

Có nên nhổ răng sâu khi mang thai không?

Rủi ro của việc nhổ răng sâu khi mang thai

Mặc dù thực hiện phẫu thuật có thể loại bỏ các tác hại của vi khuẩn gây sâu răng nhưng có thể gây ra các nguy cơ không mong muốn như:

Khả năng đau đớn khi nhổ răng nhiều hơn bình thường bởi cơ thể phụ nữ mang  thai rất yếu và nhạy cảm.

Mất máu nhiều khi chạm vào mạch máu, xâm lấn quá nhiều đến nướu và xương hàm

Ổ sâu, viêm không được làm sạch khiến nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao.

Có thể gây tê liệt, căng cứ cơ hàm nếu chạm vào ống thần kinh.

Huyết áp có thể tăng giảm đột ngột.

Một số chất trong thuốc gây tê, giảm đau không được phép dùng cho bà bầu có thể ảnh hưởng trực tiếp  đến sức khỏe mẹ và bé.

Tựu chung lại, nhổ răng sâu khi mang thai không được các nha sĩ khuyên nên làm bởi không chỉ gây đau đớn, các rủi ro nguy hiểm mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của cả mẹ và bé. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để có phương án điều trị hợp lý.

2/ Nhổ răng sâu có ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhổ răng sâu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và các hệ thần kinh trung ương. Các tác động dù là nhỏ nhất trong thời điểm này có thể khiến bé phát triển không toàn diện, nguy cơ dị tật bẩm sinh, thiểu năng rất cao.

nhổ răng sâu khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhổ răng sâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, nhổ răng sâu khi mang thai có thể gây đau nhức, ăn uống khó khăn, mệt mỏi cho người mẹ nên khả năng hấp thụ thức ăn của bé cũng bị ảnh hưởng dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, phát triển kém về hình thể và trí não sau này.

Một số loại thuốc giảm đau khi nhổ răng có thể làm thay đổi kích thước mạch máu cuống rốn, ảnh hưởng đến việc cấp máu cho thai nhi, nặng nhất là gây thai chết lưu.

3/ Lời khuyên nhổ răng sâu cho bà bầu vào thời điểm nào tốt nhất?

Răng sâu chỉ nên nhổ khi chúng là răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoặc răng đã mất tủy, không thể cứu chữa được nữa. Nhưng đặc biệt nhổ răng sâu khi mang thai bạn cần đặc biệt chú ý đến thời điểm nhổ răng.

Tốt hơn hết là bạn nên có các biện pháp cầm chừng, ngăn cho răng sâu tiếp tục hoành hành và đau nhức cho đến khi sinh con xong.

Trong trường hợp không thể cứu vãn được nữa, các bác sĩ sẽ xem xét nhổ răng vào 3 tháng giữa của thai kỳ với điều kiện sức khỏe người mẹ đảm bảo, khi đó, không có nhiều biến động nhiều về nhiễm sắc thể, do đó ít ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

nhổ răng sâu khi mang thai trong thời điểm nào tốt nhất

3 tháng sau thai kỳ là thời điểm thích hợp hơn cả để nhổ răng sâu.

Nhổ răng sâu khi mang thai cần phải thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề và bác sĩ chuyên khoa sản để có thể ứng cứu kịp thời khi có bất thường xảy ra. Bên cạnh đó, thao tác phải đảm bảo nhổ răng không đau, ít chảy máu và không xâm lấn quá nhiều đến các mô mềm xung quanh răng.

Các loại thuốc tê, giảm đau, giảm viêm được kê cần tuyệt đối an toàn với bà bầu.

Vì vậy, nếu những chiếc răng sâu đang gây đau nhức, khó chịu cho bạn, hãy bình tĩnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa, họ sẽ là người quyết định có nên nhổ răng sâu hay không và có biện pháp giảm đau hiệu quả nhất.

4/ Thời điểm “cấm” nhổ răng sâu khi mang thai nên làm gì?

3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai là thời điểm “cấm kỵ” nhổ răng đối với các bà bầu. Tuy nhiên, để hạn chế khó chịu và hạn chế vi khuẩn gây bệnh tăng cao, bạn có thể thực hiện một số phương pháp như:

Súc miệng nước muối loãng thường xuyên trước và sau khi ăn có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm rất tốt

Các biện pháp giảm đau dân gian như: đặt gừng và tỏi giã nhỏ lên vị trí đau, súc miệng bằng nước lá lốt và một chút muối,… tất cả các bài thuốc này đều có thành phần lành tính, giảm đau và ngừa viêm hiệu quả.

Chú ý vệ sinh răng miệng hơn bình thường: đánh răng 2-3 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn, vi khuẩn sót lại trong ổ sâu,…

phương pháp thay thế nhổ sâu răng khi mang thai

Một số phương pháp dân gian có tác dụng giảm đau răng khá hiệu nghiệm.

Ngoài ra, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ hàn trám lại lỗ sâu răng để loại sạch vi khuẩn và bảo vệ răng cho đến thời điểm an toàn để nhổ răng cho bà bầu.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có cái nhìn tổng quan về vấn để nhổ răng sâu cho bà bầu. Mang thai và sinh con là một hành trình thiêng liêng nhất của người mẹ. Hãy có một hành trang chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt để đứa trẻ sinh ra được phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Nếu răng miệng của bạn đang gặp vấn đề gì trong quá trình mang thai, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 1900.6900 hoặc để lại bình luận xuống phía dưới, các chuyên gia giỏi sẽ sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ