02/10/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng mọc trong vòm miệng là hiện tượng hiếm gặp nhưng không phải không thể xảy ra. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng nếu không được xử lý kịp thời. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.
Răng mọc trong vòm miệng còn có tên gọi khác là răng thừa, răng mọc trong hàm, chỉ tình trạng răng quá nhiều so với quy chuẩn là 32 răng. Răng mọc thừa phổ biến là 2 chiếc răng cửa hàm trên và 4 chiếc răng hàm dưới. Tình trạng răng thừa nếu không được khắc phục sớm sẽ gây ra những biến chứng khôn lường (1).
Dấu hiệu rõ rệt nhất của tình trạng này như cảm thấy khó chịu trên vòm miệng, răng mọc ở vị trí bất thường, gây cản trở ăn uống, phát âm, gây đau nhức (2).
Răng mọc vòm miệng là gì?
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân răng mọc thừa vẫn chưa thực sự rõ ràng. Có nhiều giả thuyết cho rằng, răng thừa chính là kết quả của sự phân đôi mầm răng.
Một giả thuyết khác lại cho rằng, răng thừa xuất hiện là do kết quả của sự “hiếu động thái quá” và mạnh mẽ của tính di truyền ngà răng. Tuy nhiên, mọi giả thuyết trên chưa được khẳng định rõ ràng và rành mạch.
Ngoài ra, các thói quen khác như mút tay, thở bằng miệng hoặc nghiến răng trong giai đoạn răng phát triển cũng có thể là nguyên nhân gây ra răng mọc trên vòng miệng.
Răng thừa nếu không được khắc phục sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Các hậu quả của tình trạng răng mọc trên vòm miệng
Nếu trẻ em mọc răng thừa thì có thể gây nên hiện tượng không mọc được răng cửa ở giữa hàm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ chậm thay răng sữa. Ngoài ra, vị trí mọc răng thừa cũng gây ảnh hưởng đến những răng lân cận. Vì vậy, bạn cần chú ý biến chứng này nếu gia đình có con em đang mọc răng thừa (3).
Răng thừa xuất hiện thường gây nên tình trạng răng mọc chen chúc. Thông thường, hiện tượng này thường diễn ra ở răng cửa dẫn đến răng mọc chen chúc ở cung hàm trên. Vấn đề này chỉ được giải quyết bằng cách nhổ hết những răng “chiếm chỗ” hoặc biến dạng.
Răng mọc vòm miệng có thể gây tổn thương khi người bệnh thực hiện ghép xương ổ răng ở những người bệnh bị hở môi và hở hàm ếch. Răng thừa mọc ra cần được nhổ bỏ và vị trí lỗ đó cần được chữa lành trước khi tiến hành ghép xương răng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, nhổ răng thừa cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự ý nhổ răng thừa vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường trước.
Răng thừa nếu mọc ngầm ở vị trí chuẩn bị trồng răng Implant sẽ khiến bác sĩ khó khăn hơn trong quá trình định vị. Vì thế, răng thừa cần được loại bỏ trước khi thực hiện cấy ghép. Ngoài ra, nếu loại bỏ răng thừa ở thời điểm cắm trụ Implant thì việc ghép xương răng là điều rất cần thiết.
Không phải mọi trường hợp răng mọc thừa đều được khắc phục bằng cách nhổ bỏ răng. Vì trong rất nhiều trường hợp, nha sĩ nhận thấy việc nhổ răng thừa có thể gây hại cho những chiếc răng bên cạnh. Vì thế, việc loại bỏ răng thừa chỉ được chỉ định ở những trường hợp như sau:
Các trường hợp cần nhổ răng thừa
Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết, trong một số trường hợp dưới đây khách hàng không cần nhổ răng:
Ngoài giải pháp nhổ răng, bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp điều trị khác như niềng răng, dịch chuyển vị trí các răng xung quanh. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này cần theo dõi định kỳ để đánh giá tình trạng, can thiệp điều chỉnh nếu cần.
Trên đây là những thông tin chi tiết về răng mọc trong vòm miệng và cách khắc phục an toàn nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời quý khách để lại bình luận phía dưới, Nha khoa Paris sẽ giải đáp sớm nhất có thể.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×