Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Có nên Trám răng CẤM không? Giá bao nhiêu tiền? Dùng vật liệu gì

Trám răng cấm là phương pháp khắc phục tình trạng sâu răng, phục hồi chức năng cho chiếc răng cối số 6 đơn giản và tiết kiệm nhất. Vậy những trường hợp nào nên hàn răng cấm? Khi trám thì nên dùng vật liệu nào tốt nhất? Chi phí hết bao nhiêu tiền? Xem chi tiết tại bài viết dưới đây.

I – Những trường hợp cần trám răng cấm

Hàn trám răng cấm được biết tới là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả cao mỗi khi chiếc răng số 6 bị tổn thương.

Chính vì những ưu điểm đó mà đại đa số mọi người thường chỉ muốn hàn răng số 6 thay vì thực hiện các kỹ thuật khác.

trám răng cấm

Dưới đây là một vài tình huống bạn có thể thực hiện trám răng số 6.

Khi răng cấm bị sâu

Nếu chăm sóc răng miệng không cẩn thận thì sâu răng sẽ ngày càng nghiệm trọng, lan rộng và tạo vết sâu to hơn.

Vì thế, ngay từ khi mới có dấu hiệu sâu răng, hoặc sâu răng nhẹ, trám răng cấm là phương pháp nha khoa được rất rất nhiều khách hàng lựa chọn điều trị

hàn răng cấm khi bị sâu

Đây là kỹ thuật sử dụng các vật liệu trám nha khoa như xi măng silicat, composite, hoặc sứ  để trám lên bề mặt răng bị sâu.

Khi răng số 6 đã được điều trị sâu và trám bít kín lại thì các loại vi khuẩn sẽ không thể tiếp tục tấn công nữa.

Ngoài ra chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của răng cấm cũng được khôi phục hoàn hảo

Khi răng cấm bị vỡ, mẻ

Cũng giống như trường hợp răng cấm bị sâu, mẻ do các chấn thương khác gây nên cũng cần phải có biện pháp khắc phục sớm.

Trám răng số 6 bị vỡ, mẻ sẽ rất đơn giản nhưng sẽ cần phụ thuộc vào diện tích răng bị tổn thương.

trám răng cấm khi bị vỡ mẻ

Trường hợp răng cấm bị vỡ hoặc mẻ nhỏ thì hàn răng cấm được thực hiện rất nhanh. Bác sĩ chỉ cần làm sạch răng, sau đó trét vật liệu và tạo hình cho giống răng tự nhiên là xong.

Trường hợp răng cối số 6 vỡ, mẻ lớn thì vẫn có thể hàn trám, tuy nhiên độ bền của mối hàn sẽ rất kém. Do vậy, bác sĩ sẽ gợi ý cho khách hàng thực hiện trám bằng sứ Inlay – Onlay hoặc bọc răng sứ.

II – Hàn răng cấm nên dùng vật liệu nào?

Ngày nay vật liệu dùng để trám răng cấm chỉ có khoảng 3 – 4 loại. Tuy nhiên, nên lựa chọn vật liệu nào để đạt hiệu quả tốt và bền lâu nhất thì không phải ai cũng nắm rõ.

Tốt nhất nên dùng Composite thay cho Amalgam?

Amalgam và Composite là hai vật liệu hàn trám răng cấm được sử dụng phổ biến . Tuy nhiên, vì sao chúng tôi lại khuyên bạn nên dùng vật liệu Composite thay cho Amalgam?

Hãy cùng tìm hiểu những ưu – nhược điểm của từng vật liệu trám sau đây:

Với vật liệu Amalgam

Khi hàn răng cấm với Amalgam thì mối trám sẽ có màu xám, không giống với màu răng thật nên sẽ gây mất thẩm mỹ cho người sử dụng.

hàn răng số 6 không nên dùng amalgam

Ngoài ra, bản chất Amalgam là hợp kim nên rất dễ co giãn khi có tác động về nhiệt. Ngoài ra, với tính dẫn nhiệt tốt nên khi sử dụng các thực phẩm nóng, lạnh sẽ gây buốt răng

Có rất nhiều nghiên cứu  chứng minh sự độc hại của Thủy ngân trong Amalgam với sức khỏe con người.

Mặc dù giá thành rất rẻ nhưng liệu bạn có muốn đánh cược sức khỏe để hàn răng số 6 với vật liệu Amalgam không?

Với vật liệu Composite

Là đứa con được sinh sau đẻ muộn nên Composite cũng khắc phục được một số nhược điểm của Amalgam như: màu sắc thẩm mỹ, độ an toàn, tính dẫn nhiệt, hay độ chịu lực…

trám răng số 6 nên dùng composite

Với màu sắc tương tự như răng tự nhiên, kèm thêm với khả năng chịu lực gấp  5 lần răng thật nên trám răng cấm với Composite có lẽ là sự lựa chọn an toàn hơn cả.

Có điều kiện thì trám inlay onlay cho răng cấm

Độ bền là điều quan trọng nhất khi bạn trám răng số 6. Bởi đây là vị trí thường xuyên chịu lực tải từ hoạt động ăn uống, nghiến răng.

Do vậy, nếu sử dụng sứ Inlay/Onlay để phục hồi răng cấm sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn.

Inlay/ Onlay là vật liệu được cấu tạo từ các lớp sứ nguyên chất, với sự hỗ trợ của phần mềm thiết kế CAD/CAM nên các miếng trám có màu sắc tự nhiên như răng thật.

răng cấm bị sâu có trám được không

Đặc biệt là sản phẩm có tính bám dính cực kỳ tốt, do vậy các miếng trám có thể kéo dài tuổi thọ lên tới 15- 20 năm.

Tuy nhiên, giá trám răng cấm bằng Inlay/ Onlay cũng rơi vào khoảng 5 triệu đồng/răng, tương đương với giá phục hình một răng sứ, nên cũng khiến rất nhiều khách hàng băn khoăn khi lựa chọn.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

III – Trám răng cấm giá bao nhiêu tiền?

Chi phí hàn răng cấm số 6 chủ yếu sẽ phụ thuộc vào loại chất liệu. Chi tiết bảng giá trám răng tại Nha Khoa Paris, bạn có thể tham khảo qua:

Thông thường, giá hàn trám cho răng cấm sẽ có rất nhiều loại khác nhau, từ 100.000 – 700.000 VNĐ, đặc biệt là với chất liệu trám Inlay/ Onlay có mức giá lên tới 5 triệu đồng/răng.

Tuy nhiên, sử dụng vật liệu nào để phù hợp với tình trạng răng sẽ cần dựa trên sự tư vấn của các bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn.

trám răng cấm bao nhiêu tiền

Hiện dịch vụ hàn trám răng cấm tại Nha khoa Paris thì công nghệ Laser Tech được khách hàng lựa chọn nhiều nhất, với chi phí chỉ khoảng 700.000VNĐ/răng.

Để có mức chi phí hàn trám răng cấm tốt nhất, bạn có thể theo dõi thông tin trên website hoặc các fanpage của nha khoa để biết các thông tin về chương trình khuyến mại bạn nhé!

IV – Nên hàn răng cấm ở đâu tốt nhất?

Trám răng cấm tuy đơn giản, nhanh chóng nhưng mỗi nha khoa sẽ đem lại một kết quả khác nhau.

Rất nhiều khách hàng vì ham rẻ đã tới các địa chỉ nha khoa kém chất lượng để hàn răng số 6 nên miếng trám nhanh bị bong bật, sứt mẻ hoặc thậm chí gây hại cho người sử dụng.

, Nha khoa Paris tự hào là đơn vị đầu tiên trám răng bằng Laser Tech theo tiêu chuẩn Pháp tân tiến.

Với hệ thống máy móc nhập khẩu chuẩn Châu Âu cùng đội ngũ bác sĩ 20 năm kinh nghiệm được khách hàng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước tin cậy và lựa chọn.

trám răng cấm giá bao nhiêu

Đội ngũ chuyên gia 20 năm kinh nghiệm RHM tại nha khoa Paris

Bạn có thể xem video hàn trám răng cấm được thực hiện tại Nha khoa Paris ngay dưới đây để hiểu rõ quy trình và kết quả sau khi trám răng nhé.

Trám răng cấm sẽ rất hiệu quả và đơn giản nếu bạn nắm vững thông tin và tìm được địa chỉ nha khoa uy tín.

Mọi câu hỏi hay thắc mắc về các vấn đề răng miệng vui lòng đăng ký gọi lại ở form dưới đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Trám răng
Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Trám răng là một phương pháp nha khoa thường được áp dụng với trường hợp răng bị mẻ, vỡ, có lỗ sâu răng… Tuy nhiên, rất nhiều người

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Tự trám răng tại nhà có được không? Liệu có tác hại gì không?

Tự trám răng tại nhà có được không? Liệu có tác hại gì không?

Khi bạn phải đối mặt với tình huống bị mất chất trám hay sâu răng, sứt mẻ mà không thể đến nha khoa để điều trị. Vậy liệu rằng có tự

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Trám răng có bị hôi miệng không? Nha khoa paris

Sau khi trám răng bị hôi miệng không phải là trường hợp hiếm gặp . Vậy trám răng có bị hôi miệng không hay do nguyên nhân nào khác? Có

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trám răng là gì? khi nào nên trám răng và quy trình trám

Trám răng là gì? khi nào nên trám răng và quy trình trám

Trám răng là một dịch vụ mà hầu hết các nha khoa trên thị trường đều cung cấp. Phương pháp trên không chỉ khắc phục nhiều khuyết điểm

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Trám răng có được hưởng bảo hiểm y tế không?bác sĩ nha khoa tư vấn

Trám răng có được hưởng bảo hiểm y tế không?bác sĩ nha khoa tư vấn

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, các hoạt động liên quan đến khám chữa bệnh răng miệng đều được bảo hiểm chi trả nếu bạn tham gia

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Trám răng sứ là gì? Trường hợp nào cần thực hiện trám răng sứ

Trám răng sứ là gì? Trường hợp nào cần thực hiện trám răng sứ

Trám răng sứ là phương pháp thẩm mỹ rất phổ biến trong nha khoa giúp khắc phục các tình trạng răng có khuyết điểm nhẹ. Tuy đã được nghe

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map