Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trám răng cửa trong trường hợp nào? Lưu ý khi phục hình răng

Ai cũng mong muốn có được nụ cười hoàn hảo. Chính vì thế mà trám răng cửa là biện pháp được rất nhiều người quan tâm khi chẳng may có khiếm khuyết ở những chiếc răng “mặt tiền”. Tuy nhiên có phải trường hợp nào cũng có thể trám răng để khắc phục hay không? Chi phí thực hiện ra sao? Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Nên trám răng cửa trong những trường hợp nào?

Nên trám răng cửa trong những trường hợp răng cửa bị sứt mẻ ít, gãy vỡ; răng cửa bị thưa ít; răng cửa bị sâu và răng cửa bị mòn men.

1.1. Răng cửa bị sứt mẻ ít, gãy vỡ

Răng cửa bị sứt mẻ hoặc gãy vỡ do nhiều nguyên nhân như ăn đồ cứng, va đập mạnh, hoặc tai nạn.  trám răng sẽ giúp khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng cửa bị tổn thương. Cần thực hiện trám răng mẻ càng sớm càng tốt, hạn chế làm răng bị viêm nhiễm hoặc tổn thương nặng hơn (1).

Răng cửa bị sứt mẻ ít, gãy vỡ

Răng cửa bị sứt mẻ ít, gãy vỡ

1.2. Răng cửa bị thưa ít

Răng cửa thưa, có khe hở giữa các răng, tạo điều kiện cho thức ăn bám vào và gây viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu nha khoa để lấp đầy khoảng trống giữa các răng. Cải thiện tính thẩm mỹ và ngăn chặn sự tích tụ của mảng bám và nguy cơ sâu răng (2).

Răng cửa bị thưa ít

Răng cửa bị thưa ít

1.3. Răng cửa bị sâu

Răng cửa bị sâu do chế độ ăn uống không khoa học và vệ sinh răng miệng sai cách. Các mảng bám thức ăn mắc kẹt và gây ra các lỗ sâu trên bề mặt răng.  bác sĩ sẽ loại bỏ mô răng bị sâu và bít lại bằng vật liệu trám (3).

Trám răng cửa bị sâu

Trám răng cửa bị sâu

1.4. Răng cửa bị mòn men

Men răng giúp bảo vệ răng khỏi tác động bên ngoài và môi trường axit trong khoang miệng. Men răng dễ bị mòn do nhiều nguyên nhân như sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng và axit từ thức ăn. Thói quen nghiến răng và chải răng mạnh cũng làm mòn men răng. Trám răng sẽ bổ sung phần men răng bị mòn, bảo vệ răng khỏi các bệnh lý răng miệng hiệu quả.

Răng cửa bị mòn men cần trám

Răng cửa bị mòn men cần trám

2. Trám răng cửa nên chọn vật liệu gì?

Để trám răng cửa, nên chọn vật liệu trám Composite, GIC và sứ Inlay – Onlay. Bởi các vật liệu trên có màu sắc tương đồng với màu răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Vị trí vết trám sẽ cùng màu với răng thật, người đối diện sẽ khó nhận đã thực hiện trám răng cửa.

– Trám răng bằng Composite: Miếng trám Composite gần với màu răng thật, có độ cứng cao, bền bỉ, dễ dàng vệ sinh, quy trình thực hiện có thể được hoàn thành trong một lần, có thể sử dụng để sửa các lỗ sâu (4).

– Vật liệu GIC: GIC có độ bền tốt, khả năng chịu lực cao và màu sắc giống như răng thật. Đặc biệt trong thành phần có chứa fluoride giúp ngăn ngừa sâu răng. Đây là loại vật liệu phù hợp cho trẻ nhỏ, người lớn tuổi hoặc người dễ mắc sâu răng.

– Trám sứ Inlay – Onlay:  Vật liệu sứ có khả năng tương thích màu sắc răng tự nhiên và ngăn chặn tình trạng ố vàng. Trám sứ Inlay – Onlay phù hợp với trường hợp răng sứt mẻ lớn, yêu cầu thẩm mỹ phức tạp nhiều hơn.

3. Quy trình trám răng cửa tại nha khoa Paris

Trám răng cửa tại Nha khoa Paris có quy trình đơn giản, nhanh chóng bao gồm 5 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Kiểm tra tổng quát

Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng tổng quát cho khách hàng. chụp phim X quang để phát hiện và đánh giá tình trạng răng, tủy răng, kích thước và mức độ phức tạp của lỗ sâu. Căn cứ vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ quyết định có nên trám răng hay không và cần sử dụng vật liệu nào.

Bước 2: Làm sạch và gây tê

Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng để ngăn chặn nhiễm trùng và nguy cơ lây lan bệnh lý. Trong một số trường hợp sẽ gây tê khu vực xung quanh răng, giúp người bệnh không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Tạo hình xoang trám

Sau khi làm sạch răng, bác sĩ sẽ tạo một bề mặt nhám trên răng để miếng trám dính chặt hơn vào răng. Thông thường sẽ sử dụng chất axit photphoric để axit hóa răng và tạo bề mặt nhám.

Bước 4: Trám răng

Vật liệu trám sẽ được đặt lên bề mặt răng, bác sĩ sử dụng các công cụ chuyên dụng để tạo hình và hoàn thiện miếng trám. Quy trình thực hiện đảm bảo rằng màu sắc của trám phù hợp với màu của răng thât, kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chiếu đèn laser để vật liệu trám đông cứng lại nhờ phản ứng quang trùng hợp.

Bước 5: Đánh bóng

Cuối cùng, bác sĩ sẽ sẽ làm nhẵn bề mặt trám, đánh bóng để răng không bị cộm vướng. Khách hàng sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng để đảm bảo miếng trám có tuổi thọ lâu dài.

Quy trình trám răng cửa tại nha khoa Paris

Quy trình trám răng cửa tại nha khoa Paris

4. Trám răng cửa có đau không

Trám răng cửa hoàn toàn không gây đau nhức khi thực hiện. Bác sĩ sẽ đặt vật liệu trám lên răng, chúng sẽ đông cứng lại và không gây bất kỳ cảm giác khó chịu nào.  khách hàng có tâm lý thoải mái hơn trong quá trình thực hiện. cảm giác ê buốt nhẹ nhưng không đáng kể. Sau 1 – 2 giờ sau đó đã có thể ăn nhai bình thường.

5. Trám răng cửa có bền không

Trám răng cửa có độ bền cực cao, khi thực hiện với vật liệu tốt và chăm sóc răng miệng đúng cách. Trám răng bằng vật liệu Composite có thể duy trì từ 5 – 7 năm. miếng trám Inlay Onlay có tuổi thọ lâu dài từ 15 – 20 năm.

Để duy trì thời gian sử dụng, bạn nên chọn vật liệu trám chất lượng và hạn chế ăn đồ cứng, dai, quá nóng hoặc lạnh, tuân thủ vệ sinh răng miệng tốt và đến nha khoa thường xuyên để kiểm tra răng miệng.

Trám răng cửa có độ bền cao

Trám răng cửa có độ bền cao

6. Trám răng cửa mất bao lâu

Thời gian trám răng cửa mất trung bình khoảng 15 – 30 phút cho mỗi răng. Thời gian thực hiện trám răng còn tùy thuộc vào mức độ sâu và mẻ của răng.

Với trường hợp răng sâu nặng, phức tạp sẽ cần thêm thao tác nạo sạch vết sau rồi mới trám, thời gian thực hiện từ 30 – 45 phút/ răng. Trong trường hợp răng đã sâu đến tủy thì cần điều trị viêm tủy trước, thời gian điều trị có thể kéo dài 2 – 4 buổi hẹn, mỗi buổi hẹn khoảng 30 – 45 phút.

7. Bảng giá trám răng cửa tại Nha khoa Paris

Chi phí trám răng cửa tại Nha khoa Paris dao động từ 200.000 – 5.000.000 VNĐ/ răng tùy thuộc vào vật liệu trám. Bảng giá cụ thể như sau:

DỊCH VỤSỐ LƯỢNGCHI PHÍ (VNĐ)
Trám răng sữa1 răng200.000
Trám GIC (Glass Inomer Cement) (Trám Fuji)1 răng250.000
Trám cổ răng1 răng300.000
Trám răng thẩm mỹ LASER TECH1 răng700.000
Trám Inlay – Onlay sứ1 răng5.000.000

8. Một vài lưu ý quan trọng khi trám răng cửa

Để đảm bảo tuổi thọ của miếng trám lâu dài, ăn nhai tốt, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Chỉ nên ăn uống sau 2 giờ để tránh ảnh hưởng vị trí trám răng

– Chải răng 2 lần/ngày, sau bữa ăn 30 phút, có thể kết hợp dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng

– Dùng bàn chải có lông mềm để hạn chế làm tổn thương mô mềm, gây chảy máu

– Sau khi trám răng, không nên ăn các loại đồ ăn quá cứng, dai hoặc đồ ăn nóng, lạnh bởi có thể làm nứt chỗ trám

– Tránh tiếp xúc với thức ăn và đồ uống có màu đậm như rượu vang, cà phê, nước ngọt,…

– Nên thăm khám tại nha khoa 2 lần/năm để bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả hơn. Kịp thời phát hiện các vấn đề về miếng trám để xử lý nhanh chóng

Trám răng cửa là giải pháp vừa tiết kiệm lại nhanh chóng để bạn lấy lại nụ cười tự tin. Để biết mình có phù hợp với phương pháp này hay không, liên hệ đến hotline 1900.6900 để được Nha khoa Paris tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề các loại trám răng
Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Trám răng là một phương pháp nha khoa thường được áp dụng với trường hợp răng bị mẻ, vỡ, có lỗ sâu răng… Tuy nhiên, rất nhiều người

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Mới trám răng có ăn được không? Nên ăn gì & kiêng gì tốt nhất?

Mới trám răng có ăn được không? Nên ăn gì & kiêng gì tốt nhất?

Mới trám răng có ăn được không là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc. Với mỗi vật liệu, công nghệ hàn răng khác nhau thì thời gian chờ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Trám răng sứ là gì? Trường hợp nào cần thực hiện trám răng sứ

Trám răng sứ là gì? Trường hợp nào cần thực hiện trám răng sứ

Trám răng sứ là phương pháp thẩm mỹ rất phổ biến trong nha khoa giúp khắc phục các tình trạng răng có khuyết điểm nhẹ. Tuy đã được nghe

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Trám răng xong có đánh răng được không – Bác sĩ nha khoa giải đáp

Trám răng xong có đánh răng được không – Bác sĩ nha khoa giải đáp

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Mẹ bầu trám răng được không | Lưu ý quan trọng!

Mẹ bầu trám răng được không | Lưu ý quan trọng!

Liệu có bầu trám răng được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Có cần lưu ý điều gì? Khi mang thai các bà bầu rất thường hay mắc

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Có nên Trám răng cửa bị Sâu không? Giá bao nhiêu Tiền?

Có nên Trám răng cửa bị Sâu không? Giá bao nhiêu Tiền?

Theo bác sĩ Lê Quốc Huy tại nha khoa Paris, răng cửa bị sâu hoàn toàn có thể hàn trám với trường hợp răng sâu nhẹ. Vết sâu răng nhỏ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map